Khám phá 420 vụ, bắt 631 đối tượng mua bán người trong năm 2011
Trong năm 2011, toàn quốc phát hiện 454 vụ, liên quan 670 đối tượng, lừa bán 821 nạn nhân. So với năm 2010, tăng 5,8% tổng số vụ, giảm 1,9% đối tượng và tăng 22% nạn nhân. Các địa phương nóng bỏng tệ nạn này là Lào Cai, Nam Định, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang…
Đỗ Mạnh Tùng chỉ địa điểm lừa bán nạn nhân đưa sang Trung Quốc
Nhìn chung, hoạt động tội phạm mua bán người (MBN) vẫn diễn ra rất phức tạp, tính chất, qui mô và thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ, xuyên quốc gia. Một số thủ đoạn mới xuất hiện như tổ chức đưa người sang Trung Quốc bán thận; tình trạng chiếm đoạt, bắt cóc phụ nữ, trẻ em ở Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu; bắt cóc trẻ sơ sinh đem bán sang Trung Quốc; dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em bán vào các nhà hàng, động mại dâm thuộc vùng giáp ranh, ven đường quốc lộ, các nhà nghỉ, khu du lịch biển (tập trung tại các tỉnh tuyến miền Trung và Tây Nam bộ) hoặc cưỡng bức lao động trẻ em. Môi giới hôn nhân bất hợp pháp với người nước ngoài tại các tỉnh, thành phố phía Nam vẫn tái diễn (tại TP Hồ Chí Minh, lực lượng công an đã xử lý 22 tụ điểm, với 46 đối tượng tổ chức môi giới cho người Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…xem mặt chọn vợ).
Một số vụ việc điển hình: vào tháng 9- 2011, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) phối hợp Công an TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai giải cứu 23 em từ 11 đến 17 tuổi bị cưỡng bức lao động tại các cơ sở may gia công thuộc quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) và TP Biên Hòa (Đồng Nai). Tháng 1-2011, Công an TP Cần Thơ phá đường dây quy mô lớn đưa người ra nước ngoài để bán thận do Võ Đình Văn ở TP Hồ Chí Minh cầm đầu, đã lừa 75 người ở các tỉnh, thành phía Nam sang Trung Quốc, Sing-ga-po để bán thận. Cảnh sát Thái Lan phối hợp cơ quan chức năng Việt Nam triệt phá đường dây đưa 15 phụ nữ sang Thái Lan đẻ thuê (thực chất là MBN), bắt bốn đối tượng người Đài Loan thuộc Công ty Baby 101 đăng ký kinh doanh trên đất Thái Lan, kịp thời giải cứu và hồi hương 15 phụ nữ Việt Nam cùng các trẻ sơ sinh. Ngày 27-7-2011, Công an Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc) triệt phá đường dây buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc, bắt 39 đối tượng (trong đó chín đối tượng là người Việt Nam) giải cứu tám trẻ em (trong đó trẻ lớn nhất bảy tháng tuổi, nhỏ nhất mới 10 ngày sinh), phần lớn nạn nhân đều bị cho uống thuốc ngủ để tránh bị phát hiện.
Trong năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18-8-2011 phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm MBN giai đoạn 2011-2015; ngày 29- 3, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Phòng, chống MBN tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, toàn diện cho phòng, chống MBN trong thời gian tới. Công tác truyền thông ngày càng đa dạng với nhiều hình thức như truyền thông nói chuyện chuyên đề, mít tinh, diễu hành, hội thi, giao lưu câu lạc bộ, biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt nhóm nhỏ, tư vấn gia đình…Ở các địa phương đã tổ chức tuyên truyền được 52.140 đợt cho 3.208.703 lượt người về phòng, chống MBN. Đã biên soạn, in ấn và phát hành đến cấp hội cơ sở 90.000 tờ rơi, 4.000 cuốn sổ tay về phòng, chống mua bán người. Cư dân các tỉnh biên giới đã được tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả tác hại của tội phạm MBN, qua đó cung cấp hơn 600 tin báo giá trị phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm MBN.
Bộ Công an chỉ đạo quyết liệt lực lượng Công an phối hợp Bộ đội Biên phòng đẩy mạnh điều tra, khảo sát nắm chắc tình hình, thu thập tài liệu, củng cố hồ sơ để xác lập chuyên án, đấu tranh bóc gỡ các đường dây MBN, tập trung các tuyến, địa bàn trọng điểm; nhất là trong các đợt cao điểm tấn công tội phạm MBN trên tuyến biên giới Việt- Trung và Việt- Lào. Qua rà soát, Bộ đội Biên phòng lập hồ sơ 259/319 địa bàn ngoại biên; hoàn chỉnh điều tra cơ bản 990/1.002 địa bàn xã phường, thị trấn biên giới; mở hồ sơ điều tra cơ bản 76 địa bàn, 29 tuyến trọng điểm về MBN. Qua đó, phát hiện mới 77 đường dây; đưa vào diện quản lý trên 157 tụ điểm nhà hàng, khách sạn, quán mát xa…ở khu vực biên giới có biểu hiện hoạt động mại dâm, liên quan đến MBN; lập hồ sơ theo dõi 1.234 trường hợp phụ nữ Việt Nam tại khu vực biên giới lấy chồng người Trung Quốc, thường xuyên về thăm thân, buôn bán nghi có dấu hiệu móc nối đưa người ra nước ngoài bán. Năm 2011, lực lượng chức năng đã điều tra, khám phá 420 vụ, bắt 631 đối tượng; Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 184 vụ, với 362 bị cáo phạm tội về mua bán người và đã xét xử theo thủ tục sơ thẩm 182 vụ, với 357 bị cáo, đạt tỷ lệ giải quyết 98,9 %.
Các lực lượng chức năng đã tổ chức giải cứu 437 nạn nhân từ các vụ án và tiếp nhận thông qua trao trả 259 nạn nhân, 125 nạn nhân tự trở về. Nạn nhân bị buôn bán sau khi được tiếp nhận đã được tạo điều kiện hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chỉ đạo hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về thông qua các cơ sở của Hội như: Trung tâm Phụ nữ và phát triển (Ngôi nhà Bình yên) tiếp nhận và hỗ trợ 15 cô gái là nạn nhân trong vụ đẻ thuê tại Thái Lan; Trung tâm trợ giúp phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ: tiếp nhận, hỗ trợ cho 18 nạn nhân; Trung tâm trợ giúp phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại TP Hồ Chí Minh: tiếp nhận, hỗ trợ 38 nạn nhân;
Trong thời gian tới, tình hình tội phạm mua bán người vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia có xu hướng tăng, có thể núp dưỡi bỏ bọc lợi dụng hoạt động xuất khẩu lao động, kết hôn với người nước ngoài, thăm thân, du lịch. Nguyên nhân tình trạng trên do tình hình mua bán người trên thế giới, khu vực tác động, do lợi nhuận, do tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; một số cấp chính quyền, ban ngành và đoàn thể chưa thấy hết được nguy cơ và hậu quả do tội phạm MBN gây ra nên chưa coi trọng công tác phòng chống, còn cho đó là nhiệm vụ riêng của ngành Công an.
Theo CATP
Video đang HOT
Những vụ kỳ án buôn người ở vùng cao
Bằng những lời đường mật và sự cống hiến cơ thể ngọt ngào của mình, các "tú bà" xứ sở "sơn cùng thủy cốc" đang hiện hữu đầy mê hoặc, bắt đi không ít đàn ông, trai tráng trong vùng.
Bài 1: Độc chiêu của tú bà tuổi teen "câu" đàn ông để... bán!
Chuyện ngược đời trong nạn buôn người trên vùng núi xa xôi khiến các cơ quan chức năng giật mình vì một khái niệm tội phạm mới...
Hàng "độc" về vùng cao
Cách TP.Hà Giang gần 100 km trên cung đường uốn lượn bao phủ một màn sương mù đậm đặc, Đồn biên phòng Bạch Đích hiện diện trên lưng chừng dốc thuộc xã Bạch Đích (huyện Yên Minh, Hà Giang) như một điểm tựa kiên định cho người dân từ bao năm nay. Sau 2 ngày ẩn mình tránh cơn mưa rừng đang trút xối xả lên dải đất vùng cao này, cánh PV chúng tôi thở phào nhẹ nhõm vì đã đặt chân lên tới Bạch Đích - nơi được coi là tâm điểm trong cuộc đấu tranh chống nạn buôn bán người hiện nay.
Các chiến sĩ BĐBP đang lấy lời khai của đối tượng buôn người.
Qua cuộc vật lộn với chặng đường đầy thử thách, tôi mới nghiệm ra sự ví von của một đồng nghiệp người bản xứ: "Con đường của vùng sơn cước như những sợi chỉ vắt ngang lưng chừng trời, nơi những áng mây sà trên vai người lữ khách và cũng là nơi những khúc cua tròn xoe với một bên là bờ vực thẳm".
Chẳng thế mà, suốt chặng đường từ TP.Hà Giang lên Đồn biên phòng Bạch Đích, Cường - một cán bộ thuộc Đội điều tra tội phạm ma túy của đồn, được lệnh sư trưởng về dưới đón tôi một mực khẳng định: "Lên Bạch Đích cũng có nghĩa là đến với cái khó nhất của vùng cao. Giờ còn đỡ, nhưng độ một tháng nữa, đố ai dám mò lên chốn này".
Lạnh là vậy, nhưng tình trạng buôn người nơi đây thì "nóng" lên từng ngày, chỉ cần nhẩm tính sơ sơ, trong đầu, Cường cũng có thể kể tên vanh vách hàng chục vụ từ đầu năm đến nay. Con số đưa ra mà theo Cường, nó còn "quá khiêm nhường" vì thời gian gần đây do lực lượng chức năng đẩy mạnh truy quét nên tình hình cũng giảm. "Nói vậy, không có nghĩa là chủ quan, bởi thực chất, bọn tội phạm trong lĩnh vực này đang hoạt động ngày càng tinh vi với nhiều thủ đoạn mới rất khó phát hiện", Cường cho biết.
Vừa đến nơi, ngay lập tức chúng tôi được trung tá Phan Hồng Sơn, Đồn trưởng Đồn biên phòng Bạch Đích kéo vào phòng tâm sự, với lý do "lâu lắm rồi mới thấy nhà báo lên chơi với anh em". Trong khi hàn huyên bên chén trà chưa kịp nhấp môi đã nguội, trung tá Sơn bất ngờ thổ lộ: "Nếu nhà báo lên tìm hiểu về nạn buôn bán người vùng này thì không thể bỏ qua một vụ đặc biệt của chúng tôi, mới về mọi mặt mà với thâm niên làm điều tra không biết bao năm, tôi còn phải gặp hết bất ngờ này đến bất ngờ khác".
Bất ngờ đầu tiên là nhân vật Vàng Thị Sen (SN 1994, xã Na Khê, Yên Minh, Hà Giang) nếu gọi đúng ra thì đây phải là "sát thủ" mang khuôn mặt "trẻ thơ". Trái ngược với câu chuyện về những mảnh đời phụ nữ trẻ người non dạ đang lũ lượt bị bán sang biên giới thì Sen lại đủ bản lĩnh tính chuyện cao tay hơn: Lừa bán đàn ông sang Trung Quốc. Chưa thể xác minh rõ, Sen đã lừa bao gã trai bản hừng hực sức xuân, nhưng chỉ kinh qua một vụ với nạn nhân là anh Lù Sen Ch. (SN 1989, dân tộc Nùng, cùng xã với Sen) cũng cho thấy mưu đồ và sự lão luyện đến mức nào của một má mì tuổi 17.
Dùng tình lừa giai đi... bán
Biết rất rõ Lù Seo Ch. đã có vợ và một đứa con cộng với bản tính chân thật, chất phác, tiếng Kinh chỉ bập bõm vài ba từ, Vàng Thị Sen đã lui đến làm quen rồi dùng tình cảm đưa đẩy, lôi kéo Ch. về phía mình. Khi biết "cá đã cắn câu", Sen lần lừa rủ Ch. đi chơi, nhưng lấy cớ sợ vợ tình địch phát hiện, Sen đòi Ch. đưa qua biên giới và phải đi đường cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) chứ không theo những con đường mòn giáp biên ở Hà Giang như người dân thường đi lại.
Ấn định thời điểm lên đường, khoảng 22h đêm ngày 15/6/2011, Lù Seo Ch. đi xe máy đến điểm hẹn gặp Sen. Qua một đêm tâm sự, sáng hôm sau, cả hai gửi xe máy lại và bắt xe khách xuống TP.Hà Giang. Tại đây, để thể hiện sự quan tâm tới gã trai bản ngô nghê, Sen đã mua cho Ch. quần áo chỉnh tề cho hành trình chứa đậm tình yêu xuyên biên giới. Tuy nhiên, đổi lại, toàn bộ tiền bạc, điện thoại của mình, Ch. phải đưa cho Sen cất giữ như lời khẳng định về niềm tin với người yêu. Từ Hà Giang, đôi trai gái bắt xe đi Thái Nguyên, nghỉ lại một đêm rồi lên thẳng Cao Bằng.
Sau hai đêm nằm trên cửa khẩu Tà Lùng, Ch. cũng không thể hiểu nổi tại sao mình với Sen lại lên đây, chỉ biết rằng, liên tục, Ch. thấy người tình của mình bốc máy điện thoại nói chuyện bằng tiếng Trung Quốc. Hỏi thì Sen trả lời, đang nhờ người quen tìm chỗ cho cả hai qua kiếm việc, với thu nhập cao. Đến sáng chủ nhật (ngày 19/6/2011) sau nhiều cuộc điện thoại với đối tác, Sen bất ngờ kêu Ch. dậy để cùng sang Trung Quốc. Nhưng chưa kịp qua, cả hai đã bị Bộ đội biên phòng Cửa khẩu Tà Lùng bắt và xử phạt hành chính vì không có giấy tờ hợp pháp.
Ngay sau khi được thả, Lù Seo Ch. nhận thấy sự khác lạ trong chuyến đi này nên đã đòi về. Không còn cách nào khác, Sen phải chấp nhận, nhưng trên đường trở về nhà, sợ Ch. tố giác với người nhà, giữa đường Sen đã tự ý xuống xe bỏ trốn.
Hiến cả thân xác để đạt được mục đích
Trung tá Phan Hùng Sơn, Đồn trưởng Đồn biên phòng Bạch Đích.
Trở về nhà trong trạng thái còn chưa hoàn hồn, nhận ra dã tâm đen tối của người phụ nữ ghê sợ mà có lúc được gọi là "người yêu", Lù Seo Ch. quyết định trình báo toàn bộ sự việc với các cán bộ bộ đội biên phòng đồn Bạch Đích. Theo lời bộc bạch của Ch., trên hành trình kéo dài 3 ngày 5 đêm với người tình, Sen đã cho Ch. quan hệ tình dục 4 lần (Thái Nguyên 2 lần và cửa khẩu Tà Lùng 2 lần) với những lời hứa hẹn về một tương lai tràn ngập hạnh phúc, tiền bạc và quan trọng là được sống trong sung sướng không phải lo nghĩ đến cơm ăn, áo mặc mà Ch. vốn đang phải chịu.
Trong lúc câu chuyện đang rôm rả, bất ngờ Trung tá Sơn ngừng lại, nhấp một ly trà, đầy sự trầm ngâm rồi lại tiếp mạch chảy với sự bất ngờ thứ hai của nhân vật Vàng Thị Sen. Số là, khi được các cơ quan chức năng triệu tập lên để làm rõ hành vi của mình, thay vì thái độ sợ sệt, Sen ung dung lật ngược thế cờ, rồi quay ra tố lại Ch. có mưu đồ đưa mình lên cửa khẩu để bán.
Thậm chí, để chứng minh mình mới là bị hại, Sen còn bịa ra hàng loạt dẫn chứng như: Bị Ch. ép xóa số điện thoại người nhà, thu giữ máy điện thoại rồi liên lạc với người bên Trung Quốc để đưa mình sang,... Vậy nhưng, lần thứ ba được gọi lên để lấy lời khai, người ta đã không tìm thấy Sen đâu nữa. Hỏi ra mới biết, ả đã cao chạy xa bay khỏi nơi cu trú từ sau ngày lấy lời khai thứ hai.
"Từ lâu, nhắc đến chuyện buôn người, người ta chỉ nghĩ đến nạn nhân là những người phụ nữ ngây thơ, vì cả tin mà mắc bẫy, còn hung thủ ắt phải là những gã đàn ông xảo quyệt hay những mụ tú bà độc ác. Nhưng giờ đây, mọi thứ đã khác, đàn ông, nhất là trai tráng khỏe mạnh cũng có thể trở thành miếng mồi béo bở cho các tú bà tuổi mới trăng rằm. Việc phụ nữ bị đàn ông lừa tình đã nghe, thấy nhiều, nhưng nói đến phụ nữ lừa lại đàn ông để đi bán thì hơi hiếm. Hầu như những người đàn ông bị lừa bán Trung Quốc đều phải làm những công việc khổ ải mà chính người Trung Quốc không làm được", trung tá Sơn bộc bạch.
Cũng theo trung tá Sơn, mặc dù chưa có thống kê cụ thể, xong những trường hợp như Vàng Thị Sen bây giờ không còn là hiếm, nó đang dần hình thành một cách thức mới nhằm qua mặt các quan chức năng. Thông thường, các đối tượng này tập trung vào đa số con trai đã có vợ, cho quan hệ tình dục cộng với những lời yêu đương rồi lừa đưa sang biên giới để bán.
Có những người, khi bị bán vào sâu lục địa Trung Quốc vẫn không hề hay biết, mà cứ nghĩ là được đưa sang làm thuê với mức lương hậu hĩnh. Thậm chí, có trường hợp, trốn về nhà được, vì sĩ diện không lên chính quyền tố giác kẻ lừa mình, càng khiến cho loại tội phạm mới này hoạt động mạnh hơn.
Bài 2: Bi kịch bố "dàn trận" bán... con ruột!
Theo Nguoiduatin
Nạn buôn bán người và những thủ đoạn Thời gian gần đây, cùng với sự hội nhập giao lưu quốc tế cởi mở hơn đã tạo ra thêm nhiều kẽ hở cho tội phạm buôn bán người hoạt động. Đặc biêt đã có nhiều đối tượng lợi dụng mạng Internet để dụ dỗ và thực hiện hành vi mua bán người một cách tinh vi và khó kiểm soát hơn. Thậm...