Khám phá 12 tuyến trekking trong rừng hoang sơ và hấp dẫn ở Thanh Hóa
12 tuyến trekking trải dài qua các huyện Bá Thước, Quan Hóa và Thường Xuân là cơ hội tuyệt vời để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu văn hóa, lịch sử của các cộng đồng dân tộc nơi đây.
Du khách quốc tế thích thú với cảnh sắc nguyên sơ kỳ thú, khí hậu trong lành, văn hóa bản địa giàu bản sắc, con người thân thiện của Thanh Hóa. (Ảnh: Hoa Mai/TTXVN)
Thanh Hóa không chỉ nổi tiếng với những bãi biển xinh đẹp hay các di tích lịch sử quan trọng, mà còn là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích khám phá thiên nhiên, đặc biệt là du lịch đi bộ trong rừng (trekking trong rừng).
Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.
12 tuyến trekking trải dài qua các huyện Bá Thước, Quan Hóa và Thường Xuân, không chỉ mang lại cho du khách những thử thách mạo hiểm mà còn là cơ hội tuyệt vời để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của các cộng đồng dân tộc nơi đây.
1. Tuyến trekking đỉnh Pù Luông (1.700m), huyện Bá Thước
Đỉnh Pù Luông, cao 1.700m so với mực nước biển, là một trong những điểm trekking nổi tiếng nhất tại Thanh Hóa. Đường trekking này sẽ đưa du khách xuyên qua những khu rừng nguyên sinh, thung lũng xanh mát và các bản làng dân tộc Thái, Mường.
Đỉnh Pù Luông không chỉ là nơi lý tưởng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn mang lại cho du khách cơ hội tìm hiểu về nền văn hóa đặc sắc của các cộng đồng dân tộc tại đây.
2. Tuyến trekking mạo hiểm Hòn Con Sói, huyện Bá Thước
Nếu bạn là người yêu thích sự thử thách và mạo hiểm, tuyến trekking Hòn Con Sói chính là lựa chọn hoàn hảo.
Tuyến đường này khá gian nan, đi qua những khu rừng rậm, các dốc núi hiểm trở, nhưng đổi lại, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp.
Đặc biệt, Hòn Con Sói là một ngọn núi nổi bật với hình dáng đặc biệt, thu hút những trekkers ưa thích khám phá những điểm đến độc đáo.
3. Tuyến trekking Đỉnh Pù Luông-Hòn Con Sói
Kết hợp giữa tuyến trekking đỉnh Pù Luông và Hòn Con Sói, hành trình này mang đến cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời về sự đa dạng của thiên nhiên và cảnh quan.
Tuyến trekking này không chỉ giúp du khách chinh phục hai ngọn núi cao, mà còn được khám phá những khu rừng nguyên sinh và các bản làng dân tộc Thái. Đây là một hành trình dài và đầy thử thách, phù hợp với những ai yêu thích sự mạo hiểm và muốn khám phá những góc khuất tuyệt đẹp của thiên nhiên.
Núi rừng Pù Luông, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam )
4. Tuyến trekking cung đường Di Sản Pù Luông (liên huyện Bá Thước-Quan Hóa)
Cung đường di sản Pù Luông là một tuyến trekking liên huyện, kết nối giữa Bá Thước và Quan Hóa.
Tuyến đường này không chỉ đưa du khách khám phá hệ sinh thái phong phú của Pù Luông mà còn tìm hiểu về các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của các cộng đồng dân tộc.
Đặc biệt, du khách sẽ được trải nghiệm những khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, với những ruộng bậc thang xanh mướt, thác nước tuyệt đẹp và những ngôi làng truyền thống.
Video đang HOT
5. Tuyến trekking đỉnh Pù Hu (1.440m), huyện Quan Hóa
Đỉnh Pù Hu, cao 1.440m so với mực nước biển, là một trong những ngọn núi cao nhất tại huyện Quan Hóa.
Tuyến trekking lên đỉnh Pù Hu sẽ đưa du khách đi qua các khu rừng nguyên sinh, với hệ động thực vật phong phú, và có thể nhìn thấy những cảnh quan tuyệt vời từ trên cao.
Từ đỉnh Pù Hu, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng hùng vĩ của Thanh Hóa.
6. Tuyến trekking Cây Di Sản Chò Xanh, huyện Quan Hóa
Quần thể 3 cây Chò Xanh hơn 500 năm tuổi tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là 3 trong số những cây cổ thụ khổng lồ bậc nhất của nước ta được bảo vệ tới ngày nay.
Tuyến trekking đến cây Chò Xanh sẽ đưa du khách qua những khu rừng bạt ngàn, nơi có những cây cổ thụ cao vút, hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú. Đây là cơ hội để du khách tìm hiểu về các loài cây quý hiếm và tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên.
7. Tuyến trekking Đỉnh Pù Hu-Cây Di Sản Chò Xanh
Tuyến trekking kết hợp giữa đỉnh Pù Hu và cây di sản Chò Xanh mang đến một hành trình dài, đầy thử thách nhưng vô cùng hấp dẫn.
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đa dạng, từ những đỉnh núi cao cho đến các khu rừng nguyên sinh dày đặc, nơi sinh sống của các loài động vật quý hiếm.
8. Tuyến trekking Đỉnh Pù Gió (1.600m), huyện Thường Xuân
Tuyến trekking đỉnh Pù Gió tại huyện Thường Xuân là một cung đường lý tưởng cho những ai yêu thích sự thử thách.
Với độ cao 1.600m, Pù Gió là một trong những đỉnh núi cao tại khu vực này. Cung đường trekking này sẽ dẫn du khách qua những khu rừng nguyên sinh, thác nước đẹp và nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. (Ảnh: TTXVN phát)
9. Tuyến trekking thăm Cây Di sản Pơmu, Samu, huyện Thường Xuân
Quần thể samu, pơmu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) được coi là lớn nhất Bắc Trung Bộ với nhiều cây trăm tuổi, đặc biệt có cây gần 1.500 tuổi. Ttrong đó, 2 cây (1 cây pơmu, 1 cây samu) được xác định có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi và đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Tuyến trekking thăm cây Pơmu và Samu sẽ đưa du khách vào sâu trong rừng, nơi có những cây cổ thụ khổng lồ, cùng với hệ động thực vật phong phú. Đây là một cơ hội tuyệt vời để du khách tìm hiểu về các loài cây quý, đồng thời thưởng thức vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên.
10. Tuyến trekking ngắm Voọc Xám và Vượn Đen Má Trắng, huyện Thường Xuân
Huyện Thường Xuân còn nổi tiếng với việc là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có voọc xám và vượn đen má trắng.
Tuyến trekking ngắm voọc xám và vượn đen má trắng sẽ đưa du khách vào những khu rừng nguyên sinh, nơi sinh sống của các loài động vật này.
Du khách sẽ có cơ hội quan sát và tìm hiểu về các loài động vật quý hiếm trong môi trường tự nhiên.
11. Tuyến trekking ngắm Voọc Xám, Vượn Đen Má Trắng và thăm Cây Di sản Pơmu, Samu
Tuyến trekking kết hợp giữa ngắm voọc xám, vượn đen má trắng và thăm Cây Di sản Pơmu, Samu mang lại một hành trình đầy trải nghiệm và khám phá.
Du khách sẽ được ngắm nhìn các loài động vật quý hiếm, cùng lúc thưởng thức vẻ đẹp của các cây cổ thụ quý giá và chiêm ngưỡng các cảnh quan tuyệt vời của khu rừng nguyên sinh.
12. Tuyến trekking Đỉnh Pù Xèo-Thác 7 Tầng-Di tích lịch sử Hội Thề Lũng Nhai
Tuyến trekking này kết hợp giữa việc chinh phục đỉnh Pù Xèo và tham quan thác 7 tầng, di tích lịch sử Hội Thề Lũng Nhai.
Đây là một tuyến đường đầy thử thách và thú vị, khi du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt đẹp của núi rừng, mà còn tìm hiểu về các giá trị lịch sử, văn hóa của khu vực.
Khám phá những 'bí ẩn' tại cố đô Lam Kinh
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hóa) hay còn gọi là cố đô của triều đại nhà Hậu Lê hiện vẫn còn giữ nhiều bí ẩn, những câu chuyện truyền thuyết mang màu sắc huyền bí của triều đại phong kiến.
Đây cũng là điều thú vị và hấp dấn du khách trong và ngoài nước.
Toàn cảnh Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn với công trình kiến trúc thời Lê được bảo tồn và nhiều câu chuyện truyền thuyết thú vị. (Ảnh: Khiếu Minh)
Những câu chuyện còn mãi với thời gian
Kinh thành Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi (1385-1433), là nơi nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh (1418-1428). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long (Đông Kinh). Nhà vua đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh (Tây Kinh). Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... được xây dựng tại đây chủ yếu là nơi để các vua Lê về cúng bái tổ tiên, đồng thời nơi đây tập trung lăng mộ của các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.
Du khách tham quan chính điện Lam Kinh. Ảnh: Hoàng Lân
Ngày nay, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh có diện tích hơn 200ha. Khu hoàng thành, cung điện và thái miếu của kinh thành Lam Kinh vẫn được giữ nguyên vẹn. Điều hấp dẫn của thành cổ Lam Kinh là ngoài hệ sinh thái xanh mát, các công trình kiến trúc được bảo tồn nguyên vẹn, nơi đây còn lưu giữ nhiều câu chuyện huyền bí cách đây hàng trăm năm.
Đầu tiên phải kể đến là Vĩnh Lăng (lăng vua Lê Thái Tổ), cách điện Lam Kinh 50m. So với các lăng tẩm được xây dựng bề thế của thời Nguyễn ở Huế thì Vĩnh Lăng rất đơn giản nhưng vẫn giữ được sự tôn nghiêm. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn bằng đá đục.
Trước Lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch (nghê, ngựa, tê giác, hổ). Ảnh: Hoàng Lân
Hướng dẫn viên giới thiệu về cây ổi cười. Chỉ cần cù nhẹ vào thân cây, toàn cành lá sẽ rung chuyển. Ảnh: Hoàng Lân
Theo hướng dẫn viên tại điểm, tại khu Vĩnh Lăng tồn tại truyền thuyết về cây ổi cười, tạo lên sự huyền bí cho vùng đất Lam Kinh. Du khách chỉ cần dùng ngón tay cù nhẹ lên thân cây, thì toàn bộ cây ổi đều rung lên. Nếu vừa chạm tay vào cây ổi, vừa nhắm mắt, du khách sẽ có cảm giác bay bổng lạ thường.
Trong chính điện là khu vực nhà vua thiết triều, làm việc. Ảnh: Hoàng Lân
Nằm trong khu quần thể lăng mộ, cây lim cổ thụ có tuổi thọ khoảng 600 năm tuổi, được gọi là "cây lim hiến thân". Theo lời kể của người dân địa phương, vào năm 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện dự án phục hồi và phỏng dựng chính điện Lam Kinh, cây lim 600 tuổi đang xanh tươi, khỏe mạnh bất ngờ trút hết lá chết khô.
Thân cây lim 600 tuổi tại Lam Kinh có đường kính bằng đúng cột cái của chính điện Lam Kinh và là cây duy nhất trong rừng được hạ để phục dựng chính điện Lam Kinh. Du khách vào tham quan đều chạm tay vào cây cột này. Ảnh: Hoàng Lân
Thân và cành lim được ước lượng đủ kích thước để làm một bộ gồm: cột cái, cột quân, cột góc. Đường kính phần gốc cây lim trùng khớp với chân đá tảng cột cái (xấp xỉ 0,8m), phần ngọn khoảng 0,65cm, vừa với chân đá tảng cột quân. Những sự trùng hợp này được đồn đoán rằng, dường như cây Lim sinh ra để thực hiện sứ mệnh là trùng tu lại cung điện cho hậu thế.
Bảo vật Quốc gia - Bia Vĩnh Lăng. Bia không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn có ý nghĩa văn bản lịch sử, chứng cứ lịch sử, mô thuật đầy đủ về gia tộc, thân thế, sự nghiệp và công đức của vua Lê Thái Tổ và những đường lối đấu tranh của nghĩa quân Lam Sơn trong suốt 10 năm trường kỳ kháng chiến đánh đuổi giặc Minh. Ảnh: Hoàng Lân
Ngoài những câu chuyện truyền thuyết này, tại cố đô Lam Kinh vẫn còn tồn tại nhiều "báu vật" quý như cây đa thị có tuổi đời mấy trăm năm, nhiều người ôm không xuể. Phía ngoài chính điện Lam Kinh là giếng cổ lớn, quanh năm nước đầy. Khám phá Khu di tích Lam Kinh, du khách còn được tìm hiểu Bảo vật quốc gia - bia Vĩnh Lăng, có trọng lượng nặng khoảng 18 tấn được dựng vào đầu thế kỷ XV. Dưới tấm bia là rùa đá 6 móng nhưng có 1 móng bị khuyết, đến nay các nhà khoa học chưa lý giải được việc móng rùa bị khuyết này.
Đổi mới để hút khách du lịch
Theo Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh, chính quyền địa phương đã bảo tồn, trùng tu, tôn tạo nhiều hạng mục công trình kiến trúc, cảnh quan: La thành, cầu Bạch, giếng cổ, Ngọ môn, sân Rồng, 6 Khu lăng mộ, nhà che bia, các tòa Thái Miếu, Chính điện, hồ Tây, hệ thống đường tham quan di tích. Đặc biệt, dự án bảo tồn và phỏng dựng chính điện Lam Kinh đã hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ du khách. Ngoài giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, Khu di tích Lam Kinh còn được bao bọc bởi cảnh quan, sinh thái của hơn 169ha rừng với nhiều loạt động, thực vật quý.
Cây đa thị có tuổi đời mấy trăm năm, nhiều người ôm mới hết ở trước chính điện Lam Kinh. Sự hòa nhập 2 thể thực vật là cây đa và cây thị từ nhiều trăm năm về trước đã tạo nên hiện tượng kỳ thú. Hằng năm, cây đa vẫn tỏa bóng mát, giữa thân cây lại mọc ra các cành thị cho ra những trái thị thơm. Ảnh: Hoàng Lân
Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chụp ảnh trước cây đa thị cổ "có một không hai". Ảnh: Hoàng Lân
Trưởng Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh Nguyễn Xuân Toán cho biết, để nâng cấp chất lượng dịch vụ phục vụ khách tham quan, thu hút du lịch, đơn vị đã đưa vào sử dụng hệ thống xe điện, thuyết minh tự động, trải nghiệm thực tế ảo. "Các hướng dẫn viên hằng năm được cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn, nội dung bài thuyết minh được đổi mới. Ngoài ra, hướng dẫn viên cũng được đào tạo các kỹ năng chụp ảnh cho khách", ông Toán chia sẻ.
Giếng ngọc cổ lớn ở trước chính điện Lam Kinh. Ảnh: Hoàng Lân
Du khách tham quan Khu di tích Lam Kinh đều dừng ở giếng ngọc. Ảnh: Hoàng Lân
Theo Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh, lượng khách đến với Lam Kinh có xu hướng tăng từ 10 - 15% theo từng năm. Năm 2023, Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đón 290 nghìn lượt khách, trong đó có 2.200 lượt khách quốc tế. Khoảng 9 tháng của năm 2024, khu di tích đã đón hơn 200 lượt khách, dự tính đến hết năm 2024 sẽ đón khoảng 320 nghìn lượt, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đang bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phục dựng nhiều hạng mục công trình kiến trúc từ thời Lê. Ảnh: Hoàng Lân
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc và hệ sinh thái đa dạng cùng những câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn, Khu di tích lịch sử Quốc gia Lam Kinh là điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Để thu hút du khách nhiều hơn trong thời gian tới, ông Nguyễn Xuân Toán cho biết, Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh sẽ nâng cao chất lượng hướng dẫn, thuyết minh. Hướng dẫn viên phải nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ, giao tiếp với du khách; xây dựng phòng đọc, tra cứu tư liệu về triều đại vua Lê và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng các câu chuyện truyền thuyết.
Ngoài ra, đơn vị sẽ xây dựng các tour liên kết đưa khách tham quan di tích Lam Kinh với các di tích và các tuyến du lịch phụ cận như: Chùa Đầm, chùa Linh Cảnh, đền thờ Trịnh Thị Ngọc Lữ, suối cá thần Cẩm Lương, Sầm Sơn, Thành Nhà Hồ...
Bản du lịch cộng đồng người Thái hấp dẫn khách quốc tế Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, nét sinh hoạt của cộng đồng người dân tộc Thái gần như chưa bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và nhịp sống đô thị hóa. Đó là những điều du khách tìm thấy khi đến với bản Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu). Bản nằm tựa lưng vào núi, phía trước là dòng...