Khám phá 10 kỳ quan thiên nhiên ở Nhật Bản
Bên cạnh những công trình kiến trúc cổ kính hay văn hóa độc đáo, Nhật Bản cũng nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên đẹp và đa dạng.
1. Núi Phú Sĩ: Ngọn núi cao nhất Nhật Bản mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Nơi đây là địa điểm hành hương linh thiêng của người dân địa phương.
Với phong cảnh tuyệt đẹp, núi Phú Sĩ cũng đã là điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
2. Núi Yari: Nằm ở phía bắc dãy núi Kita, núi Yari là một trong những địa điểm nổi tiếng và có phong cảnh đẹp nhất Nhật Bản. Nơi đây thu hút rất đông du khách ba lô, những người muốn chinh phục đoạn đường dài 40km dẫn tới đỉnh núi.
Nhiều nhà nghỉ và trạm dừng chân được xây dựng dọc tuyến đường dẫn lên đỉnh núi Yari, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khám phá và ngắm cảnh.
3. Núi Aso: Đây là một trong những núi lửa lớn nhất thế giới nằm trong vườn quốc gia Aso Kuj trên đảo Kyushu.
Du khách có thể dễ dàng tiếp cận núi lửa Aso vì bãi đỗ xe chỉ cách miệng núi lửa vài phút đi bộ. Cảnh sắc thiên nhiên ở nơi đây cùng là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ và họa sĩ.
4. Thác Nachi: Với độ cao 133m, đây là thác nước cao nhất ở Nhật Bản, với dòng nước chảy dọc vách đá dựng đứng.
Video đang HOT
Ngôi đền Seiganto-ji được xây dựng cạnh thác Nachi khiến khung cảnh nơi đây trở nên thần bí và cuốn hút.
5. Phú Sĩ Ngũ Hồ: Nhóm 5 hồ nước tuyệt đẹp hình thành dưới chân núi Phú Sĩ sau những đợt núi lửa phun trào.
Vào mùa xuân, xung quanh Phú Sĩ Ngũ Hồ được bao phủ bởi những thảm hoa shibazakura mang sắc hồng rực rỡ.
6. Núi Yoshino: Được tổ chức UNSECO công nhận là di sản thế giới, núi Yoshino trở thành địa điểm hành hương trong nhiều thế kỷ.
Núi Yoshino được bao phủ rừng xanh tốt, với cảnh sắc rực rỡ vào mùa xuân và mùa thu. Các lối mòn được xây dựng quanh ngọn núi giúp du khách có thể dễ dàng thưởng ngoạn phong cảnh nơi đây.
7. Quần đảo Kerama: Nhóm 22 đảo nhỏ nằm tương đối gần quần đảo Okinawa và là một thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt vời dành cho du khách. Nơi đây nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, hệ sinh thái biển đa dạng.
Chỉ 4 hòn đảo thuộc quần đảo Kerama có cư dân sinh sống, giúp du khách có nhiều không gian khám phá và trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ. Các hoạt động phổ biển là lặn và ngắm cá voi lưng gù vào mùa đông.
8. Thác Shiraito: Được coi là một trong những thác nước đẹp nhất ở Nhật Bản, Shiraito nằm gần núi Phú Sĩ và Phú Sĩ Ngũ Hồ.
Dòng suối bắt nguồn từ núi Phú sĩ chảy xuống vách núi hình móng ngựa để tạo thành thác Shiraito. Du khách có thể chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp như tranh vẽ ở đây từ một cây cầu dưới chân thác.
9. Núi Asahi: Với độ cao 2.290 m, Asahi là ngọn núi cao nhất trên đảo Hokkaido ở Nhật Bản. Nơi đây trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn quanh năm với nhiều hoạt động vào mùa hè và mùa đông.
Du khách có thể dễ dàng chinh phục đỉnh núi Asahi mà không cần tới những kỹ năng hay thiết bị đặc biệt.
10. Suối nước nóng: Một trong những kho báu quốc gia của Nhật Bản là những dòng suối nước nóng trên khắp cả nước. Chúng đã trở thành một phần không thể tách rời của văn hóa địa phương.
Các dòng suối nước nóng có thể trở thành nơi chăm sóc spa hay là nơi tránh rét cho những loài động vật như khỉ tuyết.
Theo Danviet.vn
Bóng rêu - báu vật tự nhiên của người dân Nhật Bản
Chỉ xuất hiện trong một hồ nước ở Hokkaido, loài rêu phát triển thành hình cầu tựa một quả bóng tennis được người dân Nhật Bản bảo vệ và coi là báu vật tự nhiên.
Hồ Ikan nằm trong vườn quốc gia Ikan, Hokkaido (Nhật Bản), là điểm nghỉ dưỡng suối nước nóng nổi tiếng. Hồ cũng là nhà của Marimo, một loại rêu hình cầu hiếm trên thế giới. Ảnh: Jnto.
Bóng rêu còn được gọi là bóng rong biển, cầu tảo, và phổ biến nhất là marimo (theo cách gọi của người Nhật Bản), là một loài tảo thân mềm, dạng sợi có tên khoa học là Aegagropila linnaei. Marimo thường phát triển thành những quả cầu màu xanh lá cây, mềm mại và có kích thước từ 12-30 cm, tùy thuộc vào từng nơi sinh trưởng. Ảnh: Amusing Planet.
Marimo là một loại tảo hiếm và chỉ xuất hiện ở một số nước như Iceland (hồ Mývatn), Scotland, Estonia và Nhật Bản (hồ Akan). Gần đây, vào năm 2014, người ta đã phát hiện ra một lượng lớn marimo trên bãi biển Dee Why Beach ở Sydney (Australia) và đây là lần đầu tiên loài tảo này xuất hiện ở khu vực Nam bán cầu. Ảnh: Amusing Planet.
Marimo không phát triển xung quanh lõi của một vật thể, chẳng hạn như một viên sỏi, các sợi tảo mịn như tơ liên tục phân nhánh, phát triển từ vị trí trung tâm, dần dần tạo thành dạng hình cầu. Điều đáng ngạc nhiên là phần lõi của quả cầu dù không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vẫn có chất diệp lục dưới dạng "ngủ say". Chỉ cần có ánh sáng chiếu vào khi quả cầu bị vỡ, chúng sẽ hoạt động trở lại. Ảnh: The Aquatic Gazette.
Marimo sinh trưởng dưới đáy hồ, nơi có nhiệt độ dao động từ 13-35 độ C, ít chịu tác động của dòng nước khiến chúng giữ được dạng hình cầu. Loài tảo này có khả năng di chuyển theo dòng nước, đảm bảo bất kỳ chỗ nào trên quả cầu cũng có thể quang hợp. Marimo phát triển rất chậm, kích thước chỉ tăng khoảng vài mm mỗi năm và có tuổi thọ rất cao. Ảnh: Amusing Planet.
Ở Nhật Bản, marimo được người dân bảo vệ, coi là một vật mang lại may mắn. Cái tên marimo được nhà thực vật học Kawakami Tatsuhiko đặt năm 1898 (mari là bóng, mo là từ chỉ các loài thủy sinh), và chính thức được coi là một "báu vật" tự nhiên kể từ năm 1920. Từ đó đến nay, ngày 29/3 hàng năm, tại khu vực hồ Akan sẽ diễn ra một lễ hội kéo dài ba ngày nhằm tôn vinh marimo và nâng cao ý thức về việc bảo tồn loài tảo độc đáo này. Ảnh: Mossball.
Hiện nay, những quả cầu marimo được bán trong các cửa hàng lưu niệm hoặc dùng để trang trí bể cá ở Nhật Bản. Ảnh: Shopify.
Trong khi đó, bóng rêu tại hồ Mývatn (Iceland) đang dần dần biến mất. Khoảng một thập kỷ trước, trong hồ có nhiều quả cầu tảo đến nỗi có thể xếp dày từ 2-3 lớp dưới đáy hồ. Ảnh: Amusing Planet.
Hiện nay trong hồ này gần như không còn cầu tảo sinh sống. Hoạt động khai thác mỏ trong khu vực làm ô nhiễm nguồn nước, khiến số lượng cầu tảo dần suy giảm. Tác động của yếu tố tự nhiên như gió và thời tiết cũng làm ảnh hưởng môi trường sống của loài tảo này. Ảnh: Aasakal/Youtube.
Năm 2006, chính quyền Iceland đã đưa loài tảo đặc hữu này vào danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp. Ảnh: Amusing Planet.
Minh Hải
Theo Amuzing Planet
10 ngọn núi hùng vỹ nhất Nhật Bản Dalsen ở đảo Honshu và Yontei ở đảo Hokkaido đều được mệnh danh là ngọn núi Phú Sĩ thứ hai của Nhật Bản, tuy nhiên Phú Sĩ vẫn là đỉnh cao nhất nước này với độ cao 3.776,24 m. Núi Dalsen được mệnh danh là "núi Phú Sĩ thứ hai" của Nhật Bản vì phong cảnh khá giống nhau. Đây là đỉnh núi...