Khám miễn phí cho trẻ bị di chứng bỏng tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
Hôm nay, ngày 1/7, các chuyên gia của tổ chức nhân đạo Children Action đã phối hợp cùng các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tiến hành khám và phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị di chứng bỏng, nhằm cải thiện cuộc sống cho các em.
Các bác sĩ của Children Action khám cho các em nhỏ có sẹo lớn ảnh hưởng tới sinh hoạt tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn hôm nay (1/7).
Các em nhỏ đến từ các tỉnh thành: Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, đều có sẹo do từng bị bỏng nặng, bị co rút cơ quan vận động.
9 trong số 24 em bị dị tật nặng nhất sẽ được GS. Trần Thiết Sơn và các chuyên gia của tổ chức Children Action trực tiếp phẫu thuật.
Tổ chức nhân đạo Children Action là đối tác quen thuộc trong các chương trình nhân đạo của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn nhiều năm nay. Trước đó, từ ngày 23 – 28/5/2019, tổ chức này đã cùng với Bệnh viện khám bệnh cho 86 trẻ, phẫu thuật cho 26 em mắc dị tật cơ quan vận động.
Lần này, Children Action sẽ làm việc tại Bệnh viện từ mồng 1 đến 5/7 để khám và điều trị cho các em nhỏ dưới 16 tuổi bị bỏng để lại sẹo gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Theo viettimes
Bác sĩ Việt khám bệnh tại Lào và nỗi xót xa:'10 trẻ thì hết 9 suy dinh dưỡng'
Chuyến đi vượt ngàn cây số khám bệnh miễn phí cho người dân nghèo tỉnh Champasak, Lào đọng lại trong lòng đội ngũ bác sĩ Việt nhiều nỗi niềm, mà hơn cả là nỗi xót xa về sức khỏe của những đứa trẻ tại đây.
Video đang HOT
Từ ngày 28/6-2/7, 25 y bác sĩ thuộc Hội thầy thuốc trẻ TPHCM đã lên đường mang theo thuốc men, dụng cụ y tế vượt hàng ngàn cây số để khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 2000 người dân tại các huyện Khong, Soukhoma,Bachiang và Champasak thuộc tỉnh Champasak, Lào.
Nhìn chung, những hộ dân tại đây chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy, thu nhập thấp lại cách xa trung tâm nên không có điều kiện khám, chữa bệnh.Những đứa trẻ được sinh ra trong điều kiện sống vô cùng vất vả, thiếu dinh dưỡng, không đảm bảo về sinh hoạt do đó khi bị bệnh thường được phát hiện rất trễ thậm chí khi trẻ qua đời gia đình vẫn không hề biết nguyên nhân bệnh.
Bệnh nhi Pheng bị tan máu bẩm sinh nhưng gia đình không hay biết để điều trị.
Sáng ngày 29/6, sau khi vượt qua đoạn đường dài lỏm chỏm đá, ổ voi, phải "trung chuyển" bằng xe lôi vì đường không thể di chuyển bằng xe lớn, đoàn bác sĩ đã đến được ngôi chùa nhỏ nằm tại một xã nghèo thuộc huyện Khong- nơi có hơn 500 bệnh nhân nghèo đang ngồi chờ đến lượt khám.
Những đứa trẻ vô tư bò ra đất.
Khuôn mặt lấm lem, gầy nhom của trẻ em tại địa phương vì điều kiện sống, sinh hoạt khó khăn.
Mang chiếc bụng to tướng ngồi vào bàn khám bệnh, bệnh nhi Pheng khiến bác sĩ Đỗ Quang Thành- Chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ tỉnh Tiền Giang chốc giật mình khi biết bé đã 14 tuổi nhưng cân nặng chỉ bằng một đứa trẻ 7 tuổi. Sau khi tiến hành thăm khám cho bé và khai thác bệnh sử gia đình, bác sĩ Thành nhận định bé gái đã mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) đã vào giai đoạn nặng. Tuy nhiên, khi được hỏi, gia đình bé hoàn toàn không biết tình trạng này.
Cứ 10 trẻ thì hết 9 trẻ tại đây bị suy dinh dưỡng mức độ nặng.
"Tôi có tổng cộng 6 người con, 4 người con đã mất trước đó cũng có dấu hiệu tương tự như bé này. Bé đầu tiên sinh ra 2 tháng tuổi đã mất, các bé sau thì 2 tuổi, 3 tuổi, 5 tuổi đều có những dấu hiệu tương tự. Khi khám ở bệnh viện thì các bác sĩ nói bé bị lách to, vì không có tiền mua thuốc nên cũng không điều trị thêm nữa", bà Năng Bôn, 45 tuổi, mẹ của bé Pheng nói.
Bác sĩ Đỗ Quang Thành đang thăm khám cho bệnh nhi.
Bác sĩ Đinh Hương Quỳnh đang thăm khám cho một bệnh nhi bị viêm đường hô hấp.
Các bác sĩ tiếp nhận và thăm khám cho nhiều bệnh nhi.
Theo Bác sĩ Trịnh Đức Lam, Phó Giám đốc BV Cư Kuin, Đăk Lak, ngoài suy dinh dưỡng, trẻ tại địa phương còn mắc các bệnh lí về da và đường hô hấp.
Ngoài trẻ em, các BS còn khám và kê đơn thuốc cho các bệnh nhân lớn. Trong hình: BS Huỳnh Trần Đức Lợi, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quận 2 đang thăm khám cho một bệnh nhân bị cao huyết áp.
Bên cạnh dòng người đang xếp hàng chờ khám bệnh là 2 đứa trẻ nhỏ độ chừng vài tháng tuổi đang bò trên đất, thỉnh thoảng chúng còn thản nhiên bốc vài ngụm cát cho vào miệng. Lâu sau, chị Dom (mẹ bé) mới phát hiện ra con và bế con vào để Bác sĩ khám vì đã tới lượt. "Tôi chia tay chồng khi 2 bé mới vừa tròn 2 tháng, nay đã được hơn nửa năm rồi. Vì không có nghề nghiệp ổn định nên ai kêu gì làm nấy, bệnh cũng không có tiền đi khám bệnh. Nay nghe có đoàn bác sĩ Việt đến khám nên từ sáng sớm đã ẳm 2 con đến chờ. Con tôi dạo này ít bú sữa, hay tiêu chảy và sốt", chị Dom cho biết.
Trong những ngày tiếp theo, đoàn bác sĩ đã tiếp nhận thăm khám, phát thuốc miễn phí cho hơn 1.500 bệnh nhân ở một số huyện còn lại của tỉnh Champasak. Lần đầu tham gia vào hoạt động khám bệnh từ thiện tại nước bạn, bác sĩ Diệp Thế Bảo Trâm cho biết chị xót xa khi nhìn vào những đứa trẻ tại Lào. "Cứ 10 trẻ là hết 9 trẻ bị suy dinh dưỡng, nhiều bé 14-15 tuổi mà cân nặng chỉ bằng một đứa trẻ mới lên 7. Điều kiện sống khó khăn, việc chăm sóc, vệ sinh cho trẻ không tốt khiến cho trẻ dễ bị nhiễm giun, sán và suy dinh dưỡng rất nặng, nhiều trường hợp còn bị tiêu chảy cấp. Đối với những trường hợp này, chúng tôi thường kê thuốc xổ giun kèm thêm vitamin, men tiêu hóa cho trẻ", bác sĩ Trâm nói.
Người dân tại Lào chờ đến lượt khám.
Nhìn những ánh mắt ngây thơ của trẻ em Lào được mẹ địu trên vai hay ẵm trên tay ngồi vào bàn khám bệnh, Bác sĩ Đỗ Quang Thành không khỏi trầm ngâm: "Việc sử dụng thuốc chỉ là phương án tạm thời, quan trọng phải thay đổi được lối sống cũng như sinh hoạt của người dân. Nhưng không trách được vì điều kiện sống tại đây quá khó khăn, người dân còn không đủ ăn, huống gì chữa bệnh".
YẾN NHI
Theo Tiền phong
"Giữ" sỏi trong người - chuyện lạ mà quen ở Việt Nam và cơ hội thoát bệnh miễn phí Bệnh sỏi tiết niệu đe dọa lớn đến sức khỏe và rất phổ biến ở Việt Nam, song vẫn còn nhiều người quyết "giữ" sỏi chỉ vì sợ mổ. Trong khi thuốc thang không mấy hiệu quả, giải pháp tối ưu hiện nay chính là tán sỏi công nghệ cao. Hội thảo "Đột phá công nghệ trong điều trị sỏi tiết niệu" của...