Khấm khá khi liên kết trồng sả, bán từ củ tới lá
Bây giờ ở xã Hùng Tiến ( Kim Bôi, Hòa Bình), cứ nơi nào còn đất trống là ở đó cây sả mọc lên tươi tốt. Từ một loại cây trồng manh mún, không được chú ý đầu tư, đến nay sả đã trở thành một trong những cây trồng chính và đem lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Trồng sả bán từ củ tới lá
Vốn là xã thuộc vùng khó khăn 135, trước đây thu nhập của người dân xã Hùng Tiến chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Những năm qua, trên cơ sở đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, diện tích trồng sả trên địa bàn xã đã dần được mở rộng gắn với các mô hình liên kết trồng, chế biến tinh dầu sả.
Nông dân một số địa phương ở tỉnh Hoà Bình đang nhân rộng diện tích trồng sả . Ảnh: T.Đ
Bí thư Đảng ủy xã Hùng Tiến – ông Bùi Thế Vượng cho biết: Cây sả được đưa về xã từ năm 2003, ban đầu có vài hộ ở xóm Ba Bị trồng và bán củ mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Đến năm 2015, khi có tư thương về đặt máy ép tinh dầu từ lá sả, người dân trong xã nhận thấy rõ hơn hiệu quả từ loài cậy này nên dần mở rộng diện tích trồng.
Đến nay, các hộ dân ở 4/5 xóm trong xã đã trồng được 80ha sả. Thực tế cho thấy, sả thương phẩm thu hoạch đến đâu bán hết đến đó, hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích canh tác.
Video đang HOT
Đặc biệt, đầu năm 2015, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ được thành lập trên địa bàn xã, với hoạt động chính là liên kết người dân trồng và chế biến cây sả nên việc trồng sả tại đây được quan tâm đúng mức. Hơn 3 năm qua, HTX Huy Chỉ giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng mô hình thâm canh cây sả tại xã Hùng Tiến.
Từ năm 2018, HTX đẩy mạnh các hoạt động liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm là củ sả, tinh dầu sả cho xã viên và các hộ dân. Nhờ hoạt động hiệu quả nên đến nay, HTX Dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ đã thu hút 40 thành viên tham gia.
Anh Bùi Văn Thường ở xóm Ba Bị, xã Hùng Tiến, cho biết: Cây sả không khó tính, ai cũng có thể trồng được. Lứa đầu tiên, sau 6 tháng là được thu hoạch, gốc sả có thể giữ lại chăm sóc, tiếp tục thu hoạch 2 vụ/năm; 3 năm sau mới phải trồng lại. Bình quân 1ha sả cho thu hoạch 20 tấn củ, 10 tấn lá/vụ, trừ chi phí người trồng có thể bỏ túi từ 75 – 80 triệu đồng/ha. Sả dễ trồng, dễ chăm lại có đầu ra nên tôi đã cùng một số hộ trong xóm thực hiện dồn điền đổi thửa để trồng sả tập trung, đồng thời tận dụng trồng xen canh vào những vườn cây ăn quả.
Theo những hộ trồng sả ở xã Hùng Tiến, cây sả dễ thích nghi với đất đồi thấp, có khả năng chịu hạn cao và ít khi bị sâu bệnh. Trồng sả chỉ phải làm cỏ năm đầu, từ năm thứ hai trở đi sả đã phủ kín đất, không phải làm cỏ, đặc biệt không phải dùng phân bón và thuốc hóa học vì giống cây này đẻ khoẻ.
Với giá thu mua sả hiện nay là 4.500 đồng/kg và giá bán tinh dầu đang khoảng 400.000 – 500.000 đồng/kg, người trồng sả có thu nhập cao gấp 3 – 4 lần so với trồng các loại cây như ngô, lúa.
Trở thành cây trồng mũi nhọn
Cán bộ HTX Dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ trao đổi với bà con nông dân về việc trồng sả.
Ông Bùi Văn Tình – Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Tiến, huyện Kim Bôi cho biết, tính đến hết tháng 7/2019, toàn xã đã có trên 80ha sả. Qua nắm bắt, lượng sả thương phẩm của người dân trong xã hiện đều được thu mua tại chỗ.
“Từ kết quả của mô hình liên kết thâm canh cây sả, cấp ủy, chính quyền xã Hồng Tiến đã có định hướng xây dựng sả thương phẩm và tinh dầu sả thành sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020. Đồng thời, Đảng ủy, UBND xã cũng xác định cây sả là nông sản mũi nhọn của địa phương” – ông Tình cho biết.
Tuy nhiên, để cây sả thương phẩm và tinh dầu sả đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu về dược liệu, gia vị của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Hùng Tiến cần được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành trong xây dựng thương hiệu, tiếp cận vốn vay, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và chế biến sả. Đặc biệt, cần có định hướng, quy hoạch đối với diện tích trồng sả, chú trọng gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra để tránh cây sả lâm vào cảnh “được mùa, mất giá”, phát triển bền vững.
Nhờ các giải pháp tăng cường phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngoài vùng trồng sả ở Hùng Tiến, đến nay, huyện Kim Bôi đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh hiệu quả như vùng cây ăn quả có múi 1.000ha ở các xã: Kim Sơn, Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Mỵ Hòa; vùng trồng nhãn 230ha ở các xã Sơn Thủy, Thượng Bì, Bắc Sơn.
Ngoài ra, vùng sản xuất hạt giống bí đỏ, mướp đắng gần 200ha ở các xã: Đú Sáng, Tú Sơn, Sơn Thủy, Thượng Bì, Hợp Đồng, Thượng Tiến…; vùng sản xuất bí xanh, bí đỏ thương phẩm khoảng 500ha tại các xã Nam Thượng, Sào Báy, Đú Sáng, Vĩnh Tiến…
Theo Danviet
Hòa Bình : 5 con trâu chết bất thường trong vũng nước
Ngày 22/5, thông tin từ UBND xã Kim Sơn (Kim Bôi, Hòa Bình) cho biết, chính quyền địa phương đang phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của 5 con trâu xảy ra trên địa bàn.
Trước đó, khi đi làm đồng, người dân bất ngờ phát hiện 5 con trâu nằm chết bất thường ở một vũng nước thuộc đỉnh Chồng Mâm (xã Kim Sơn). Ngay sau đó, sự việc được báo tới cơ quan chức năng.
Hiện trường phát hiện xác 5 con trâu
Tại hiện trường, 5 con trâu đã chết vài ngày đang bắt đầu phân hủy, bốc mùi hôi thối. Những con trâu này đã trưởng thành có trọng lượng trên 100kg/con. Chính quyền địa phương đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin xem ai là chủ nhân của đàn trâu kể trên đến để phối hợp giải quyết.
Theo giá thị trường mỗi con trâu trưởng thành có giá vài chục triệu đồng, nên cả đàn 5 con chết bất thường thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng. Do phong tục của người địa phương cứ thả trâu đi ăn không chăn thả, vài ngày, thậm chí là vài tuần mới kiểm tra xe trâu, bò có về nhà hay không mới tổ chức đi tìm.
Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu để xác định nguyên nhân cái chết bất thường của số trâu kể trên. Vì xác trâu đang phân hủy nên chính quyền địa phương phải tổ chức lực lượng tiến hành chôn cất xác 5 con trâu này.
Thanh Phương
Theo congly
Cực thú vị: Trồng bầu canh đẹp như tranh, biến lỗ thành lời Trồng 4.000m2 bầu trong nhà kính, mỗi năm gia đình ông Bùi Văn Định, dân tộc Mường, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) thu lời 60 triệu đồng/năm. Điểm thú vị, nhà kính trồng bầu vốn trước kia ông Định trồng rau, nhưng bị lỗ do giá cả bấp bênh. Kỹ thuật chăm sóc đơn giản Trao...