Khám da liễu, phát hiện bị nhiễm độc kim loại
Có các trường hợp khám da liễu đã phát hiện nhiễm kim loại nặng (sắt, chì, thạch tín, đồng, thủy ngân…). Những bệnh nhân này hoàn toàn không biết mình nhiễm độc mà chỉ đơn giản là đi khám do thấy biểu hiện bất thường trên da.
Bệnh nhân bị nhiễm độc sắt lâu ngày biểu hiện qua da – Ảnh: BSCC
Nhiễm độc sắt biểu hiện qua da
Ông P.V.D (52 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng) đi khám bệnh da liễu vì trên mặt, cổ, sau gáy và lỗ tai có những mảng da dày sừng, màu xám đen.
Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bệnh nhân được bác sĩ kiểm tra và ghi nhận da bị tăng sắc tố, các nang lông mọc sẩn sừng nhỏ li ti, mống mắt có quầng xanh.
Tiến sĩ – bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, đánh giá đây không đơn giản là các biểu hiện do bệnh ngoài da nên đã hỏi thêm hoàn cảnh của bệnh nhân và chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết.
Qua các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân suy thận giai đoạn hai, phổi thâm nhiễm, men gan cao. Đồng thời, xét nghiệm sắt trong huyết thanh cho kết quả chỉ số cao bất thường. Bác sĩ kết luận, ông D. bị suy đa cơ quan do nhiễm độc sắt.
Bệnh nhân P.V.C (47 tuổi, ngụ TP.HCM) cũng đang được theo dõi vì nghi ngờ nhiễm độc kim loại nặng. Bệnh nhân phải đi khám da liễu vì nổi sẩn ngứa đến nổi không ngủ được, sần đỏ từ hai bàn tay lan lên cánh tay, môi khô tróc vảy.
“Biểu hiện này của bệnh nhân khác hẳn với dị ứng thông thường nên cần làm thêm một số xét nghiệm để truy tìm nguyên nhân gây bệnh. Đã có nhiều trường hợp uống thuốc đông y trôi nổi, không rõ nguồn gốc bị nhiễm độc kim loại nặng như thủy ngân, chì. Trước mắt, bệnh nhân được điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng toàn thân để cải thiện các sang thương gây ngứa ngáy”, bác sĩ Vân Thanh cho biết.
Về phần mình, bệnh nhân cho biết trước khi có các biểu hiện ngoài da như trên, ông có mua thuốc dạng viên tễ uống để bồi dưỡng cơ thể do hằng ngày làm công việc bốc vác rất nặng nhọc. Qua hai tuần uống thuốc tễ, da ông P. bắt đầu phát bệnh.
Video đang HOT
Nhiều nguyên nhân nhiễm độc kim loại
Bác sĩ Thanh Vân cho biết, có các trường hợp khám da liễu đã phát hiện ra nhiễm kim loại nặng chủ yếu là sắt, chì, thạch tín, đồng, thủy ngân… Những bệnh nhân này đều không hay biết mình nhiễm độc mà chỉ đơn giản là đi khám do thấy biểu hiện bất thường trên da.
“Biểu hiện trên da của các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng có vẻ giống như viêm da tiếp xúc dị ứng toàn thân, bất thường ở lông, tóc, móng, mắt và chỉ số huyết học. Đặc biệt, bệnh nhân có kèm theo rối loạn của nội tạng như suy thận, gan to, men gan tăng cao…”, bác sĩ Vân Thanh lưu ý.
Theo bác sĩ Vân Thanh: Nhiễm độc kim loại nặng được chia ra cấp tính và mạn tính. Nhiễm độc cấp tính, người bệnh có thể tử vong nhanh. Nhiễm độc mạn tính tuy không gây chết người ngay nhưng các dấu hiệu khó thấy, tiến triển âm thầm, đến khi phát hiện thì hầu như đã ở giai đoạn nặng. “Khi nhiễm độc đã nặng qua thời gian dài, chỉ có thể điều trị bảo tồn cho bệnh nhân chứ cơ quan nội tạng gần như suy yếu không phục hồi được như cũ”, bác sĩ Vân Thanh nhận định.
Nhiễm độc kim loại nặng có thể từ nhiều nguồn như ô nhiễm môi trường, đồ dùng nội thất (chì trong sơn), thực phẩm có dư lượng chất bảo vệ thực vật cao, thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc…
Trong đó, bác sĩ đặc biệt cảnh báo tình trạng quá tải sắt trong cơ thể gây ra ngộ độc khá dễ gặp. Cơ thể quá tải sắt do các nguyên nhân: sử dụng vitamin tổng hợp bổ sung vi chất bừa bãi, không có ý kiến bác sĩ; chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm chứa sắt trong khi cơ thể đã dư thừa.
Lưu ý, ăn thực phẩm chứa sắt kết hợp với thực phẩm giàu canxi cũng có thể làm gián đoạn quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Khi đang uống viên sắt mà ăn nhiều chất xơ, rau củ cũng làm nguy cơ quá tải sắt do các chất xơ sẽ gắn kết với sắt tạo thành phức hợp phân tử không thể hấp thu được.
Theo Thanh niên
Nhiễm độc thạch tín suýt chết do thường xuyên đốt thuốc xông nhà
Bệnh nhân bị nhiễm độc thạch tín thời gian dài mà không hề hay biết. Đến khi phát bệnh, hơn một năm đi khám các bệnh viện trong và ngoài nước vẫn không được chẩn đoán ra. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy kiệt, đối mặt tử vong.
Ngày 14.8, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD) cho biết bệnh viện này vừa phối hợp với Bệnh viện Taipei Veterans General (ở Đài Loan) điều trị thành công cho một người bệnh bị nhiễm độc thạch tín nặng trong thời gian dài.
Hơn một năm nay, anh N.V.T (39 tuổi, làm nghề xây dựng và kinh doanh nhà) thường xuyên bị sốt, không ăn uống được, nôn ói, chân tay ngày càng yếu, không thể di chuyển. Được biết, trước đó bệnh nhân không hề có bệnh mạn tính nào.
Bệnh nhân đã đi điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau, thậm chí qua Singapore. Qua các bệnh viện, anh lại được chẩn đoán bệnh khác nhau và điều trị không khỏi.
Đến ngày 14.5, anh T. nhập viện BV ĐHYD trong tình trạng nguy kịch với các biểu hiện sốt, đau bụng, nôn ói liên tục, yếu liệt tứ chi, suy kiệt, bụng báng nhiều.
Các bác sĩ đánh giá tình trạng người bệnh nặng, nguy cơ tử vong vì có dấu hiệu của nhiễm trùng, xơ gan, nguy cơ xuất huyết do giảm tiểu cầu, suy dinh dưỡngnặng. Bệnh nhân được điều trị với kháng sinh mạnh - phổ rộng, truyền máu, truyền tiểu cầu, chọc tháo dịch báng, bổ sung dinh dưỡng, nâng đỡ tổng trạng.
Đồng thời, các bác sĩ đã hội chẩn các chuyên khoa: tiêu hóa, thần kinh, huyết học, da liễu để xác định chẩn đoán.
Sau khi nghi ngờ người bệnh bị ngộ độc thạch tín (Asen), các bác sĩ đã tiến hành thu thập mẫu máu - nước tiểu - tóc - móng của người bệnh để xét nghiệm độc chất. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc thạch tín, có nồng độ Asen trong tóc, móng cao hơn đến 300 - 500 lần so với giá trị thông thường.
Gói thuốc để đốt lên xông nhà mới theo quan niệm dân gian để xua tà khí, mong vượng khí, may mắn, chứa hùng hoàng, có nồng độ thạch tín cao - Ảnh: BVCC
Theo tiến sĩ - bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp, BV ĐHYD, ngay khi chẩn đoán người bệnh bị ngộ độc thạch tín, các bác sĩ của bệnh viện đã liên lạc với các trung tâm y khoa lớn trong nước và quốc tế để hội chẩn về việc điều trị đặc hiệu cho người bệnh.
"Theo y văn, để điều trị, cần loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng phương pháp chelation, tức là dùng các loại thuốc có thể kết nối với kim loại nặng để nó có thể được loại bỏ ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu", bác sĩ Ngọc giải thích.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, nguồn thuốc khan hiếm do hiếm có trường hợp nhiễm độc thạch tín nên BV ĐHYD đã liên lạc với Bệnh viện Taipei Veterans General (ở Đài Loan), có chuyên ngành độc chất - chống độc rất phát triển, đưa bệnh nhân qua điều trị.
Trong thời gian chờ thủ tục sang Đài Loan, người bệnh được điều trị nội trú tại Khoa Nội cơ xương khớp, BV ĐHYD, bổ sung dinh dưỡng, nâng đỡ tổng trạng nhằm giúp người bệnh bớt suy kiệt. Đồng thời, bệnh nhân cũng được điều trị giảm các triệu chứng như đau, tê, châm chích, dị cảm, kiểm soát bệnh nền xơ gan - viêm gan siêu vi B, theo dõi sát sinh hiệu, ý thức và quan trọng hơn là hỗ trợ tinh thần.
Sau 1 tháng điều trị tại Đài Loan, bệnh nhân đã dần được giải độc, cắt đứt nguồn phơi nhiễm, điều trị tốt bệnh nền, tập phục hồi chức năng mỗi ngày. Người bệnh có thể tự đi lại được mà không cần dụng cụ hỗ trợ, tăng được 6 kg so với trước khi qua Đài Loan (khi nhập viện bệnh nhân chỉ còn 39 kg), sang thương giảm rõ rệt. Sau đó, bệnh nhân được về BV ĐHYD để điều trị các bước tiếp theo.
Hiện tại, anh T. đã có thể sinh hoạt và làm việc gần như bình thường và sẽ tiếp tục được tái khám theo dõi sức khỏe tại BV ĐHYD.
Thuốc xông nhà có thành phần thạch tín
Bác sĩ Ngọc nhận định đây là trường hợp hiếm có nhiễm độc thạch tín nặng và bệnh nhân không hề hay biết. Qua tìm hiểu nguyên nhân nhiễm độc của bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện, theo quan niệm dân gian, mỗi khi nhà mới xây xong, anh T. lại mua gói thuốc để xông nhà, nhằm xua tà khí, mong muốn mang lại may mắn, vượng khí cho ngôi nhà. Do đặc thù công việc xây dựng và kinh doanh nhà nên suốt 10 năm nay, hầu như mỗi tháng anh đều... xông nhà mới như vậy.
Gia đình đã đưa các gói thuốc xông nhà cho bác sĩ kiểm tra. Đồng thời, các bác sĩ cũng đã đến tận điểm bán các gói thuốc xông nhà theo lời anh T. chỉ và phát hiện, trong các gói thuốc này có thành phần hùng hoàng. Kết quả xét nghiệm phân tích các gói thuốc này phát hiện nồng độ thạch tín khá cao.
Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, người dân không nên sử dụng những chế phẩm hay thuốc men không rõ nguồn gốc, không nên lạm dụng bất cứ đồ vật hay món ăn gì thường xuyên khi chưa biết rõ chính xác thành phần bên trong.
Nếu có các triệu chứng của bệnh thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị bằng những thuốc đã được nghiên cứu, kiểm chứng rõ ràng về hiệu quả, độ an toàn cũng như liều lượng chuẩn xác vì đôi khi một chất với liều nhỏ có thể là thuốc chữa bệnh nhưng liều cao lại là thuốc độc gây chết người.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp, BV ĐHYD: Thạch tín (hay còn gọi là asen) là một kim loại nặng, có hai dạng: Thứ nhất là thạch tín hữu cơ (nằm trong thực vật và mô thịt động vật), loại thạch tín này thường vô hại đối với con người. Thứ hai là thạch tín vô cơ tích tụ trong đất đá hoặc hòa tan vào nước.
Thạch tín vô cơ là loại hóa chất cực độc không mùi, không màu, không vị. Độc tính của thạch tín vô cơ cao gấp 4 lần thủy ngân, được công nhận là các chất gây ung thư nhóm 1. Thạch tín và các hợp chất của thạch tín được sử dụng làm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và trong sản xuất các hợp kim.
"Nếu một lượng lớn thạch tín xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và có thể gây tử vong ngay lập tức. Nếu bị nhiễm độc thạch tín dần dần, mỗi ngày tích tụ một ít, tùy theo mức độ bị nhiễm và thể trạng của mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm từ nhẹ đến nặng như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, giảm trí nhớ, làm rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, gan bàn chân, gây hoại tử các vết loét ở tay, chân, ung thư thậm chí tử vong", bác sĩ Ngọc thông tin.
Thạch tín đi vào vào cơ thể con người qua 3 đường chính là hô hấp, tiêu hóa và qua da. Khi vượt quá ngưỡng an toàn thì thạch tín trong thực phẩm, nước uống hoặc không khí sẽ trở thành chất độc gây nguy hiểm.
Theo Thanh niên
Tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe từ nước uống đóng chai Uống nước đóng chai hầu như được làm từ loại chai nhựa rẻ tiền trong quá trình vận chuyển bị va đập, rung lắc và đi dưới ánh nắng mặt trời, dễ sinh ra các chất có hại cho cơ thể, thậm chí gây ung thư. Không chỉ vỏ nhựa độc hại, mà nếu uống nước đóng chai không đúng cách cũng dễ...