“Khám bệnh” qua lưỡi
So với các bộ phận khác thì lưỡi kể cả mặt sau là thước đo hay “hàn thử biểu” khá chính xác nhất về sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Vì tất cả các loại bệnh đang tồn tại trong cơ thể đều thể hiện qua hệ thống lông của lưỡi, tạo ra những loại màu sắc khác nhau.
Hiện tượng lưỡi “lông”
Lưỡi khỏe thường có màu hồng mịn và một khi xuất hiện lông cho thấy sức khỏe có vấn đề. Đây là tình trạng bệnh lý do tăng sinh các nhú, các nhú dài ra, dày lên tạo nên hình ảnh giống như đám cỏ bị đổ rạp xuống. Lưỡi lông cũng thường bị nhiễm sắc tố nâu đen do các vi khuẩn tạo sắc tố gây nên.
Một trong những dấu hiệu lưỡi xuất hiện lông là bệnh về đường tiêu hóa hoặc dấu hiệu viêm nhiễm của chính lưỡi. Màng nhầy cao phủ trên mặt lưỡi có chứa rất nhiều đài vị giác và chính các đài vị giác này đã bị viêm.
Những người mắc bệnh viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính, viêm đại tràng và táo bón thường có lưỡi màu trắng và đôi khi lưỡi còn bị sưng to hơn bình thường. Những người mắc bệnh dạ dày mạn tính có lượng axít dạ dày thấp, bệnh uxơ dạ dày mạn tính hoặc loét tá tràng thì lưỡi cũng xuất hiện lông trên bề mặt.
Đôi khi hiện tượng lông trên lưỡi còn xuất hiện sau bữa ăn no đủ ở những người khỏe mạnh. Nó thường xuất hiện vào buổi sáng nhưng sau đó lại biến mất. Nếu xuất hiện liên tục thì nên đi thăm khám bác sĩ.
Cách nhận biết bệnh qua lưỡi
Ngay từ thời xa xưa của con người đã nhận được rất nhiều thông tin qua lưỡi, đặc biệt là bề mặt lưỡi. Ngày nay khoa học phát triển, kinh nghiệm chẩn đoán trên vẫn tồn tại và không ngừng được hoàn thiện, tự mỗi người có thể khám bệnh cho mình qua sức khỏe lưỡi.
Ví dụ, sức khỏe tim và gan đánh giá qua bề mặt đầu lưỡi, phần giữa lưỡi nói về sức khỏe dạ dày và phần gốc lưỡi là sức khỏe bụng và hai bên lưỡi lại có liên quan đến sức khỏe gan và thận, một số cách nhận biết nhanh qua lưỡi:
- Cơ thể khỏe mạnh: Lưỡi bình thường cả về màu sắc lẫn kích thước, không có lông, không biến màu, màu sắc hơi hồng, độ ẩm ôn hòa và vị giác không bị rối loạn.
Video đang HOT
- Viêm loét dạ dày và loét tá tràng: Lưỡi có lông màu trắng ở giữa, chia tách dọc theo hai bên lưỡi.
- Sốt, tiêu chảy, tiểu đường, thiếu máu: Mặt lưỡi khô với nhiều vết nứt nhỏ.
– Chứng khó tiêu và lưỡi sưng: Có dấu hiệu giống như vết răng cắn trên lưỡi.
- Bệnh lá lách: Lưỡi sưng đỏ ở phía bên trái.
- Bệnh rối loạn đường tiêu hóa: Xuất liện lông nâu trên lưỡi.
- Bệnh thận: Lông trắng dọc theo hai bên và phần sau của lưỡi.
– Bệnh viêm miệng: Xuất hiện lông màu trắng trên lưỡi.
- Viêm túi mật: Bề mặt lưỡi có lông nâu vàng.
– Bệnh phổi: Lông trắng dọc theo hai bên và ở phần phía trước đầu lưỡi.
- Mắc bệnh sốt Scarlet: Lưỡi có màu trắng và đỏ (màu dâu tây).
- Bệnh xơ gan: Lưỡi bóng, mịn và có màu đỏ.
– Thiếu máu và suy tim: Lưỡi có màu nhợt nhạt.
- Bệnh gan và túi mật: Lưỡi có lông vàng
- Rối loạn đường ruột: Lưỡi phẳng và hình thành các đốm đỏ, bóng ở tâm lưỡi.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh về lưỡi
Vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối thường xuyên.
Không được tự tiện dùng thuốc nếu không hiểu biết về thuốc hoặc không có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ.
Cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể dùng viên vitamin mỗi ngày.
Nếu thấy có vết loét lâu ngày không lành hay khối u bất thường thì phải đến khám bác sĩ ngay.
Tóm lại, đa số các bệnh ở lưỡi đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do đó, cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi.
Theo VNE
Bé lười ăn bột, chỉ thích trái cây, váng sữa
Bé gái nhà em tròn 9 tháng, nặng 8 kg. Em thường xuyên đổi món ăn, nhưng cháu vẫn không chịu ăn, trong khi hoa quả và váng sữa thì cháu ăn thun thút.
Cháu sinh non lúc 36 tuần, nặng 2,9 kg. Đến nay cháu vẫn chưa ngồi được chắc, chưa mọc răng, rất hay ra mồ hôi đầu nhưng tóc không bị rụng. Cháu rất lười ăn, ngày chỉ ăn hai bữa bột nhưng ép mãi cháu mới ăn được nửa bát con. Cháu vẫn bú mẹ nên ngày cháu chỉ ăn sữa ngoài khoảng 90-120 ml, kèm theo ăn thêm bữa hoa quả và sữa chua hoặc váng sữa.
Có phải do con em sinh non nên sự phát triển của cháu cũng chậm hơn so với những bé đủ tháng không, vì mãi đến 3,5 tháng cháu mới biết hóng chuyện. Bác sĩ tư vấn thêm là cháu nhà em như vậy có bị thiếu canxi không và em phải bổ sung vitamin gì? (Bích Đào)
Ảnh minh họa: Theguardian.com.
Trả lời:
Chào em,
Tuy bé sinh non nhưng với tháng tuổi này cân nặng của bé đã bắt kịp tốc độ tăng trưởng của trẻ bình thường rồi. Còn hiện nay bé có biểu hiện biếng ăn có lẽ do thiếu một số vi chất cần thiết, đặc biệt là cách ăn bổ sung cho bé chưa phù hợp.
Hiện nay ngoài bú mẹ và uống thêm sữa ngoài, bé cần ăn 3 bữa bột với đủ 4 nhóm thực phẩm: thịt, cá, trứng sữa..., rau xanh và dầu mỡ. Nguyên tắc cho bé ăn phải từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Em nên thay đổi món ăn cho bé trong ngày.
Sau khi ăn khoảng một tiếng em có thể cho ăn sữa chua, váng sữa hay hoa quả tươi. Nếu em cho bé ăn trước bữa chính, bé sẽ ngang dạ và không muốn ăn. Em nên tận dụng cho bé bú mẹ, chỉ cho bé uống sữa công thức theo lứa tuổi khi mẹ đi làm hoặc khi mẹ không đủ sữa.
Nếu bé ăn ít, em nên xem đã nấu cho bé đúng liều lượng chưa vì nấu bột hoặc cháo đặc hay loãng quá đều khiến trẻ không thích ăn. Căn cứ vào biểu hiện bé ra nhiều mồ hôi, chậm mọc răng... chưa thể xác định con có bị còi xương hay không. Để biết chính xác, em nên cho bé đi khám, từ đó mới có thể bổ sung hợp lý cho bé canxi, vitamin d3 và một số vi chất cần thiết.
Theo VNE
12 bệnh nguy hiểm không ngờ mắc phải chỉ vì lười đánh răng Lười đánh răng - tưởng chỉ là vấn đề sức khỏe răng miệng, không ngờ đây còn là nguyên nhân của hàng loạt căn bệnh nguy hiểm. Mối liên quan giữa vệ sinh răng miệng và các vấn đề về rụng răng hoặc bệnh răng miệng đã rất rõ ràng. Cụ thể, vi khuẩn có trong miệng có thể dẫn đến vấn đề...