Khám bệnh cho bé qua hơi thở
Dựa vào hơi thở của trẻ, người lớn có thể đoán biết được tình trạng sức khỏe cũng như có những phán đoán ban đầu xem trẻ có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe.
1. Trẻ khó thở, thở nhanh
Nếu bé thở nhanh, thở thành tiếng hoặc dường như khó thở, bạn nên đưa con tới bác sĩ ngay lập tức. Bé bệnh nặng nếu bạn nhìn thấy môi của bé tím tái hoặc dường như có lúc ngừng thở.
2. Hơi thở có mùi hôi nồng
Khi thấy hơi thở của trẻ có mùi hôi nồng, tương tự như mùi trứng thối tức là khi đó gan của trẻ đã có vấn đề. Rất có thể chức năng gan của trẻ không khỏe hoặc trẻ mắc bệnh về gan. Người lớn cần đưa trẻ tới bệnh viện khám để có cách điều trị kịp thời và khoa học
3. Hơi thở có mùi hôi
Nếu hơi thở của trẻ có mùi hôi sau khi trẻ ăn hoặc lúc sáng khi chưa vệ sinh răng miệng thì trẻ có thể mắc phải các bệnh về răng miệng như viêm nướu hoặc chảy máu chân răng.
Nhiễm trùng xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi hôi.
Nếu hơi thở của bé có mùi hôi kèm theo những triệu chứng khác như nôn, trớ sau khi ăn thì có thể bé bị trào ngược dạ dày.
4. Mùi táo ủng
Khi hơi thở của trẻ có mùi như mùi táo ủng thì trẻ có thể bị tiểu đường hay nhiễm ceton acid do dịch chảy ra từ khoang mũi.
5. Hơi thở có mùi chua
Khi hơi thở của trẻ có mùi chua thì trẻ có thể bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa.
6. Hơi thở có mùi tanh
Video đang HOT
Đây là bệnh do hệ trao đổi chất của trẻ có vấn đề khiến hơi thở có mùi tanh nồng rất khó chịu.
7. Hơi thở giống mùi nước tiểu của mèo
Người lớn cần phải chú ý khi trẻ có dấu hiệu như vậy vì rất có thể trẻ đang mắc chứng chậm phát triển tâm thần, lượng tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu giản, dễ bị nhiễm trùng và chảy máu.
Cha mẹ nên xứ lý như nào?
- Việc đầu tiên cần làm để giúp trẻ không còn bị hôi miệng, đó là rèn cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ tơ nha khoa hằng ngày.
- Người lớn nên dạy trẻ khi đánh răng thì nên vệ sinh cả lưỡi nữa bởi vì vi khuẩn cũng phát triển rất mạnh ở đây. Ngoài ra, dùng chỉ tơ nha khoa hằng ngày sẽ giúp loại bỏ các mảng bám nằm giữa 2 khe răng.
- Việc tiếp theo chính là đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng cho trẻ. Điều này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh cho trẻ một cách chính xác nhất và có chế độ điều trị cũng như chăm sóc hợp lý.
Theo VNE
Những điều cần lưu ý khi cho bé tiêm văcxin
Những chú ý này giúp bố mẹ biết cách chăm sóc bé trước, sau khi tiêm, cũng như hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
Chuẩn bị cho trẻ trước khi tiêm
Đưa trẻ đi chủng ngừa là việc hầu như phụ huynh nào cũng từng trải qua. Và hẳn không ít lần bạn lúng túng khi bác sĩ hỏi về những mũi tiêm trước đây của bé, về loại thuốc bé đang sử dụng... Để tránh xảy ra tình huống trên và tạo điều kiện tốt nhất cho bé khi đi chủng ngừa, phụ huynh cần chuẩn bị một số việc sau:
1. Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của bé
Để đảm bảo bé có thể thực hiện được mũi tiêm, bạn nên kiểm tra lại thông tin sau:
- Trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không?
- Nếu là bé sơ sinh thì cân nặng của bé có đủ 2,5 kg chưa?
- Bé có đang bệnh hay không?
Nếu bé có sốt hoặc dưới 2,5 kg thì chưa thể tiêm ngừa được. Nếu bé đang bệnh thì bạn cần nói rõ các triệu chứng để bác sĩ thăm khám và quyết định xem bé có thể tiêm được không.
Tiêm phòng vắc xin cho trẻ. Ảnh minh họa: MT.
2. Mang theo tất cả sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng của bé
Sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng vô cùng quan trọng khi đưa trẻ đi chủng ngừa vì trong sổ và phiếu sẽ ghi đầy đủ mũi tiêm mà trẻ đã được thực hiện trước đây. Điều này giúp rất nhiều cho bác sĩ khi tham vấn để hỗ trợ phụ huynh lựa chọn phương án chủng ngừa tối ưu cho trẻ tiêm nhắc, tiêm bù các mũi bỏ sót, tiêm thêm những mũi còn thiếu.
Có những loại thuốc sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả của văcxin, do đó nếu gần thời điểm đưa con đi tiêm mà trẻ uống thuốc gì đó, bố mẹ cần cung cấp thông tin này cho bác sĩ.
Các trường hợp không nên cho trẻ đi tiêm văcxin
- Trẻ co giật hoặc sốc trong vòng 72 giờ sau khi tiêm. Những trường hợp này sẽ không bao giờ được tiêm loại văcxin này lần thứ 2.
- Trẻ đang uống thuốc corticoid với liều 2 mg/kg/ngày, hoặc 20 mg/ngày, kéo dài từ 14 ngày trở lên.
- Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính nặng hoặc trung bình.
- Trẻ đang sốt 38,5 độ C.
Nếu trẻ có một trong những điều kiện trên thì sẽ không được tiêm chủng hoặc sẽ trì hoãn đến khi hết bệnh.
Chăm sóc, theo dõi trẻ sau chủng ngừa
1. Chăm sóc trẻ
- Tiếp tục cho bú mẹ hoặc uống thêm nước.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt - giảm đau paracetamol nếu trẻ sốt hay quấy khóc với liều thuốc là 10-15 mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ.
- Chườm khăn thấm nước lạnh sạch vào vị trí tiêm nếu có sưng đau.
Không nên:
- Hạ sốt bằng thuốc aspirin.
- Nặn chanh, đắp khoai, kiêng tắm rửa vì dễ gây nhiễm trùng.
2. Theo dõi trẻ
Các phản ứng có thể gặp sau tiêm: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau ngay vị trí tiêm. Những trường hợp này có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:
- Sốt cao 38,5 độ C.
- Nổi ban.
- Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, quấy khóc, bú kém... nặng hơn hoặc kéo dài trên 24 giờ.
- Co giật.
- Tím tái.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường
Theo VNE
Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ em hiệu quả Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình. Thay đổi thời tiết ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt bé...