“Khai tử” rừng thông để lấy đất cho mắc ca
Hơn 100 ha rừng thông 20 năm tuổi tại xã Đắk Long (huyện Kon Plông, Kon Tum) bị phá để nhường chỗ cho dự án trồng mắc ca. Nhìn khu rừng thông tuyệt đẹp đã làm nên “Đà Lạt thứ 2″ bị chặt bỏ, nhiều người dân vô cùng tiếc nuối.
Từ trước đến nay, huyện Kon Plông (Kon Tum) được mệnh danh là xử sở “Đà Lạt thứ 2″ của Tây Nguyên. Ngoài thời tiết quanh năm se lạnh, điểm nhấn nơi đây là những cánh rừng thông cổ thụ nằm trải dài qua nhiều xã.
Tuy nhiên những ngày qua, nhiều du khách đi qua đây bỗng giật mình khi thấy những cánh rừng thông trên địa bàn xã Đắk Long bị thiêu rụi và chặt phá tan tác.
Hơn 100 ha rừng thông chuyển đổi để trồng mắc ca
Trên quốc lộ 24, đoạn qua xã Đắk Long thấy cảnh hoang tàn khi những đồi thông bị chặt, giờ chỉ còn thưa thớt vài cây nhỏ. Đi sâu vào con đường đất đỏ là cảnh các đơn vị tận thu các thân cây gỗ thông.
Những thân gỗ thông lớn được cắt khúc chở đi, chỉ còn lá, cành nhánh nằm phơi trên đất. Một số quả đồi khi đã phá xong sẽ bị đốt trụi, làm cháy cả gốc và cây cỏ trên đất.
Theo tìm hiểu, rừng thông bị phá nói trên nằm ở các khoảnh 8, 9, 12 và 13 (tiểu khu 481, xã Đắk Long).
Vào tháng 1/2017, UBND tỉnh Kon Tum có quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty TNHH Đăng Vinh (địa chỉ 341 Bạch Đằng, phường Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thuê đất để triển khai dự án trồng cây mắc ca. Thời hạn cho thuê là 50 năm. Tổng diện tích là 198ha rừng và đất lâm nghiệp.
Trong đó UBND xã Đắk Long quản lý hơn 11 ha; Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông quản lý 187ha.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp đang tận thu gỗ để trồng mắc ca
Khi chứng kiến rừng thông tuyệt đẹp phải xóa sổ để trồng mắc ca, nhiều người bày tỏ tiếc nuối.
Ông A Bít, Trưởng thôn Kon Chốt, xã Đắk Long, cho biết, khu rừng thông bị phá để trồng mắc ca nằm trên địa bàn thôn Kon Chốt được trồng hơn 20 năm nay. Trước đây khu rừng thông này là đồi trọc, sau đó chủ rừng đã giao khoán cho bà con trồng rừng.
Thường ngày, những việc như tỉa cành, phòng cháy chữa cháy chủ rừng đều thuê người trong làng làm và trả công theo ngày. Thời gian sau, cây thông lớn lên che mát cho làng. “Bây giờ chuyển rừng thông sang trồng mắc ca thì cũng thấy tiếc”, ông A Bít nói.
Ông Văn Đăng Thái, Phó phòng Kỹ Thuật, Công ty TNHH lâm nghiệp Kon Plông cho biết, diện tích rừng chuyển đổi sang trồng mắc ca là rừng thông trồng sản xuất, được trồng từ năm 1992 và năm 1996. Trong số 117 ha rừng thông trồng nằm trong vùng dự án do đơn vị quản lý, chủ rừng đã thuê đơn vị có chức năng để khai thác, tận thu xong gỗ trên diện tích 91 ha. Số diện tích có rừng còn lại thì chủ dự án giữ lại làm cảnh quan.
Rừng thông 20 năm tuổi bị chặt, dân tiếc nuối
Theo ông Bùi Thanh Phong, Chánh Văn phòng UBND huyện Kon Plông, trên địa bàn chủ yếu là rừng nguyên sinh, còn rừng thông trồng có mấy nghìn ha. Chủ trương của tỉnh cũng như huyện là phát triển kinh tế chủ yếu tập trung vào diện tích nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Chính phủ, trong đó chủ yếu là rừng thông và một số diện tích đồi trọc…
Ông Phong cho biết thêm, ngoài dự án trồng mắc ca của Công ty TNHH Đăng Vinh, trên địa bàn chưa có dự án trồng mắc ca nào. Chỉ có các hộ cá nhân trồng thí điểm, mỗi nhà trồng vài cây, chưa biết hiệu quả.
Trả lời về việc cây mắc ca còn nhiều lo ngại, có lo sợ dự án thất bại không, ông Phong nói: “Cái đó thời gian sẽ trả lời. Mình không thể chủ quan nói đâu. Chủ đầu tư có đội ngũ chuyên gia của họ nghiên cứu rõ chứ không đơn giản mà người ta đổ tiền vào đây”.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Khuyến cáo nông dân thận trọng khi mở rộng trồng mắc ca
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có 2.266ha cây mắc ca, chiếm hơn 64% diện tích cây mắc ca của cả nước. Sản lượng quả tươi thu hái được trong năm 2016 là 246 tấn, chiếm gần 91,5% sản lượng của cả nước.
Măc ca la cây trông mơi, thich hơp vơi nhưng vung co khi hâu lanh. Anh minh hoa
Diện tích cây mắc ca tập trung chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng chiếm 44,04%, Đăk Nông chiếm 35,30%, kế đến là tỉnh Đăk Lăk...
Mắc ca là loại cây mới được đưa vào trồng thử nghiệm ở Tây Nguyên, bước đầu cho thấy cây có thể sinh trưởng phát triển được ở một số vùng sinh thái, nhất là những vùng có khí hậu lạnh. Sau 5 đến 7 năm trồng, cây mắc ca đã cho năng suất, nên có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên.
Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đây là loài cây mới nên cần phải đánh giá kỹ trước khi phổ biến rộng rãi. Công tác chọn giống, quy hoạch vùng trồng cho cây mắc ca cần gắn với các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản xuất có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho người trồng.Tiến sỹ Trần Vinh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên khuyến cáo mắc ca là một loại cây trồng mới, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về đất đai, khí hậu, kỹ thuật, giống... nên người dân không nên trồng ồ ạt dễ gây ra nhiều hệ lụy.
Do măc ca co gia tri kinh tê cao nên loai cây nay đươc mênh danh la "nư hoang cây ty đô". Anh minh hoa
Hiện nay, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã có 4 dòng mắc ca gồm 246, 816, OC, 849 được Bộ NNPTNT công nhận. Đây là những giống mắc ca cho năng suất cao, kháng nhiều sâu bệnh hại... Thế nhưng, do chạy theo phong trào, nhiều đồng bào bất chấp khuyến cáo của các đơn vị chức năng ồ ạt mở rộng diện tích, đưa cây mắc ca vào trồng ở những vùng đất, khí hậu không thích hợp.
Nghiêm trọng hơn, có hộ sử dụng các loại giống không rõ nguồn gốc, giống kém chất lượng nên cây phát triển nhưng không có cho quả, hoặc tỷ lệ đậu quả rất thấp.
Vườn mắc ca của ông Đinh Tất Thắng (xã Ea Puk, Krông Năng, Đăk Lăk) đang cho quả. Anh: Zing.vn
Thực tế la tại một số vùng như Krông Năng (Đăk Lăk), Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà (Lâm Đồng), đồng bào đã trồng xen mắc ca trong vườn cà phê, vừa tăng thêm thu nhập cho người trồng, vưa cải tạo môi trường sinh thái trong các lô càphê.
Gia đình anh Nguyễn Đình Thu, thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) trồng 100 cây mắc ca. Vườn cây 10 năm tuổi đã cho thu hoạch hơn 3 năm, mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Riêng năm 2016, gia đình anh thu được 1,8 tấn quả, sau khi trừ chi phí còn thu được 300 triệu đồng.
Anh Thu hồ hởi cho biết cây mắc ca dễ trồng, ít công chăm sóc, nhất là ít đầu tư nhưng lãi cao hơn nhiều so với cây càphê.
Theo quy hoạch của Bộ NNPTNT, từ nay đến năm 2020, tổng diện tích trồng cây mắc ca tại các tỉnh Tây Nguyên là 6.490ha, trong đó trồng thuần chỉ có 550ha, diện tích còn lại 5.940ha trồng xen trong các vườn cà phê, chè, gắn với xây dựng 6 cơ sở chế biến, với công suất từ 100 đến 200 tấn/năm/cơ sở.
Theo Quang Huy (Phap luât TPHCM)
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Sớm có tổng kết để hướng dẫn trồng mắc ca "Nhìn những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của bà con nông dân trồng mắc ca, có thể thấy rõ hiệu quả trồng mắc ca như thế nào. Tôi cho rằng cây mắc ca sẽ có triển vọng tốt để phát triển. Nhà nước cần có hỗ trợ cụ thể để người dân yên tâm gắn kết với cây trồng này". Nguyên...