Khai tử người sống để trục lợi tiền mai táng
3 người còn sống, nhưng được lãnh đạo xã Thanh Chi (Thanh Chương, Nghệ An) lập danh sách đã chết để trục lợi tiền mai táng. Ngoài ra có 37 trường hợp đã chết được khai gian là còn sống để lấy tiền trợ cấp người già.
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Thanh Chương vừa có kết luận sai phạm về chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi ở xã Thanh Chi. Theo đó, có 37 cụ già qua đời đã nhiều năm nhưng UBND xã vẫn báo cáo là còn sống để lấy tiền trợ cấp người già hàng tháng.
Xã đã nâng thêm tuổi cho 8 người lên cao tuổi để được hưởng hơn 43 triệu đồng tiền trợ cấp người cao tuổi; bớt xén tiền trợ cấp của người bị tàn tật, tâm thần. Ngoài ra còn có ba trường hợp bị cán bộ xã này khai tử khi còn sống để trục lợi tiền mai táng.
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Thanh Chương yêu cầu UBND xã Thanh Chi thu hồi hơn 43 triệu đồng chi trả sai chế độ và hơn 45 triệu đồng chi không hết của ba năm từ 2008 đến 2010.
Những người phải chịu trách nhiệm về sai phạm trên có ông Phùng Văn Điền, Bí thư Đảng ủy xã; ông Nguyễn Duy Ngọc, Chủ tịch UBND xã; ông Nguyễn Duy Minh, Phó chủ tịch UBND xã; bà Lê Thị Sen, kế toán ngân sách xã và ông Trần Đình Nhuận, cán bộ chính sách xã.
Video đang HOT
Theo VNE
VKS xin lỗi giám đốc bị bắt oan
Bị tố cáo có hành vi gian dối chiếm vốn vay ngân hàng, Giám đốc Công ty Quang Điền vướng lao lý, tạm giam 8 tháng. Khi cơ quan điều tra cấp trên vào cuộc, nghi can được xác định "không cố tình chiếm đoạt", vụ án được đình chỉ.
Viện trưởng VKSND TP Buôn Ma Thuột Nguyễn Hồng Nam xin lỗi ông Điền. Ảnh. H.P
Ngày 31/1, VKSND thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) đã tổ chức xin lỗi công khai ông Đinh Quang Điền (Giám đốc Công ty TNHH Quang Điền) về việc cơ quan này đã phê chuẩn lệnh khởi tố, bắt tạm giam oan sai.
VKSND tỉnh Đăk Lăk cho rằng để sai phạm này xảy ra trách nhiệm thuộc về kiểm sát viên Lê Nam Thắng, người được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án; ông Phạm Thế Hà (Viện phó trực tiếp phụ trách) và ông Nguyễn Hồng Nam (Viện trưởng VKSND TP Buôn Ma Thuột).
Ngày 21/06/2011, xuất phát từ đơn nặc danh tố cáo ông Điền có hành vi lập khống báo cáo tài chính thể hiện công ty làm ăn có lãi để vay vốn ngân hàng rồi chiếm đoạt, Công an thành phố Buôn Ma Thuột đã khởi tố vụ án. Ngay hôm sau, VKSND cùng cấp đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Điền về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Điền trở thành bị can hơn 470 ngày, trong đó bị tạm giam 240 ngày.
Đến ngày 17/11/2011, vụ án được chuyển lên Công an tỉnh Đăk Lăk điều tra. Cơ quan này xác định, "ông Điền có hành vi lập khống báo cáo tài chính thể hiện công ty làm ăn có lãi để vay vốn, song không có ý định chiếm đoạt tài sản". Trước khi công an khởi tố, Công ty Quang Điền vẫn kinh doanh bình thường và không có hành động tẩu tán tài sản hay bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền đã vay. Mặc khác, công ty này vẫn thực hiện việc trả ngân hàng và phía nhà băng cũng chưa có đơn tố cáo ông Điền về hành vi chiếm đoạt. Vụ án sau đó được đình chỉ điều tra.
Ông Điền yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng cho thiệt hại mà gia đình gánh chịu trong những ngày bị khởi tố. Ảnh: H.P
Ông Điền có đơn yêu cầu nhà chức trách bồi thường 18 tỷ đồng về việc công ty tạm ngưng hoạt động, bỏ lỡ các hợp đồng kinh tế; cha mẹ bị sốc dẫn đến trầm cảm, tai biến; con cái học hành sa sút... và phải công khai xin lỗi ông trên báo chí.
Phát biểu tại buổi xin lỗi, ông Nguyễn Hồng Nam thay mặt VKSND Buôn Ma Thuột nói lời xin lỗi với ông Điền và hứa sẽ phối hợp với cơ quan chức năng bồi thường thiệt hại theo quy định. Ông Nam cho rằng sai phạm xảy ra là do cán bộ non kém về nghiệp vụ, thiếu trách nhiệm chứ không nhằm mục đích vụ lợi.
VKSND tỉnh Đăk Lăk đang tiến hành kỷ luật những người có trách nhiệm liên quan.
Theo VNE
Truy tố 7 kẻ lo lót cho trại viên hồi gia trái phép Lợi dụng sự thiếu hiếu biết và nôn nóng của gia đình trại viên, các đối tượng đã thực hiện trót lọt 7 vụ "giải cứu" cho nhiều trại viên hồi gia trái quy định, chiếm đoạt số tiền 84 triệu đồng. Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy...