Khai trương Trung tâm xạ trị ung thư phổi công nghệ cao
Ngày 18/11, Bệnh viện Phổi trung ương chính thức tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm Xạ trị Ung thư Phổi bằng công nghệ xạ trị gia tốc tuyến tính.
BSCK II Tạ Chi Phương, Trưởng khoa Ung Bướu kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Xạ trị Ung thư Phổi cho biết, ung thư phổi là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 về xuất độ cũng như tử xuất của các loại ung thư hàng năm với cả hai giới nam và nữ.
Mỗi năm cả nước có hơn 20.000 bệnh nhân ung thư phổi mới được phát hiện và có tới 17.000 trường hợp tử vong. Riêng tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tính đến năm 2012 số người mắc bệnh ung thư phổi đến khám và điều trị lên tới 16.677 người.
Ung thư phổi có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu, miễn dịch trị liệu hay các phương pháp khác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí, mô bệnh học của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tổng trạng của bệnh nhân. Trong đó, phương pháp xạ trị là một phương pháp quan trọng và hiệu quả nhằm điều trị khỏi bệnh ung thư, cũng như loại bỏ các triệu chứng như đau đớn, chảy máu hay tắc các cơ quan nội tạng quan trọng.
Máy xạ trị tại Bệnh viện Phổi T.Ư.
Trung tâm Xạ trị Ung thư Phổi công nghệ cao được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại nhập khẩu hoàn toàn từ Mỹ, châu Âu bao gồm: Hệ thống Gia tốc tuyến tính xạ trị ung thư đa mức năng lượng Primus và Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và mô phỏng (CT – SIM) đáp ứng toàn bộ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong lĩnh vực điều trị ung thư bằng phóng xạ của thế giới và Việt Nam.
Đây là hệ thống máy xạ trị công nghệ tiên tiến và hoàn toàn số hoá. Hệ thống này có thể điều trị xạ trị bằng phương pháp xạ trị thông thường và phương pháp điều biến cường độ (IMRT). Đặc biệt, máy gia tốc tuyến tính có thể điều trị hầu hết các loại bệnh ung thư trên cơ thể.
Điểm đặc biệt của trung tâm là được trang bị hệ thống quản lý bệnh nhân cao cấp, có thể sắp xếp lịch xạ trị một cách hợp lý nhất cho bệnh nhân, tránh tình trạng quá tải thời điểm khiến bệnh nhân phải chờ đợi trong sự căng thẳng và mệt mỏi. Quá trình xạ trị cho mỗi bệnh nhân chỉ mất chưa đến 30 phút cho lần đầu tiên và 15 phút cho các lần kế tiếp, giúp bệnh nhân có nhiều thời gian nghỉ ngơi thay vì sếp hàng chờ đợi.
Video đang HOT
Theo Kiến Thức
Nỗi tận khổ của gia đình lập "kỷ lục"
Hai ngón út mọc thêm hai "củ lạc" chìa thẳng ra hai bên. Khách sờ hai "củ lạc" lòng thòng đó hỏi đau không, Keo lắc đầu lia lịa rồi mỉm cười. Còn đôi bàn chân, một bàn gần như không có kẽ chân, 5 ngón đều nhau khin khít, trên ngón út và cái mọc thêm 2 ngón tõe ra.
Ở bản Ka Ai (thuộc huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), hầu hết các hộ đều chịu cảnh túng thiếu, đói nghèo. Nhưng khổ đến mức cùng cực như gia đình chị Hồ Thị Keo, thì cả bản Ka Ai, người dân hễ nhắc đến cũng phải thở dài ngao ngán.
Tấn bi kịch ập lên đầu chị Keo không chỉ là cái đói, cái khát. Chị khổ vì những dị tật khác thường trên cơ thể mình, khi cả gia đình 4 người nhưng có tới 104 ngón tay chân. Vì dị tật ấy, mà suốt hàng chục năm trời qua, gia đình chị bị gán cái tiếng là "ma nhập" và thậm chí, ước mơ nhỏ nhoi có một đôi dép để đi cũng trở nên xa xỉ.
Bị dân bản gán là ma nhập
Ngôi nhà sàn ọp ẹp, đến cái chiếu ngủ cũng không có là nơi sinh sống của gia đình đặc biệt chị Hồ Thị Keo, bản Ka Ai (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Thấy khách lạ đến nhà, Keo vội lấy điếu thuốc đang ngậm trong miệng ra rồi cười toét miệng. Vì không rành tiếng Kinh, nên chị Keo chỉ ú ớ, vừa nói vừa khua tay múa chân, may có ông trưởng bản Hồ Văn Triêm đi cùng dẫn đường nên cả khách và người nhà mới hiểu nhau được.
Chị Keo là con người đặc biệt sống trong bản nghèo này. Keo đặc biệt đến mức, chị nói tiếng Kinh không sõi, không biết năm nay mình bao nhiêu tuổi, chị cũng chẳng nhớ chồng mình mất được mấy năm, thậm chí đến tuổi của hai đứa con trai, chị cũng phải bóp trán suy nghĩ hồi lâu mới nhớ. Đến tận bây giờ chị Keo cũng chẳng biết vì sao tay chân mình và hai đứa con lại lại kềnh càng hơn người khác. Người phụ nữ nghèo chỉ biết mẹ mình là bà Hồ Thị Keng cũng có 12 ngón tay và 14 ngón chân.
Đôi bàn chân khác lạ của Cào và Kẹc khiến em luôn mặc cảm về thân phận (Ảnh: Kim Long)
Khi được mọi người ngỏ ý xem đôi bàn tay chân lạ, Keo liền ngồi bệt xuống sàn nhà rồi lần lượt xòe các ngón tay chân cho khách "chiêm ngưỡng". Đôi bàn tay chị Keo 5 ngón giống người thường nhưng ở chân, hai ngón út mọc thêm hai "củ lạc" chìa thẳng ra hai bên. Khách sờ hai "củ lạc" lòng thòng đó hỏi đau không, Keo lắc đầu lia lịa rồi mỉm cười. Còn đôi bàn chân, một bàn gần như không có kẽ chân, 5 ngón đều nhau khin khít, trên ngón út và cái mọc thêm 2 ngón tõe ra. Đôi chân của họ trông rất thô cứng, khác lạ những đôi chân của những người bình thường.
Mẹ chị, bà Keng đứng gần đó nói một tràng tiếng Mày, đại ý là đẻ ra đã thấy chân tay nó thừa ngón rồi, lớn lên chừng nào thì các ngón chân ấy đều phát triển như những ngón khác. Mặc dù những cục thịt thừa đó không làm Keo đau, nhưng nó là nguyên nhân dẫn đến nhiều chuyện đau lòng mà rõ hơn hết là những lần Keo bị ngã đến nát mặt vì bị dây trên rừng quấn vào bàn chân.
Từ xa xưa, người Mày sống dưới dãy Giăng Màn vốn rất sợ ma. Trong tâm thức của họ, ma tồn tại khắp nơi, từ ngoài rừng đến trong nhà, sẵn sàng quấy rồi những người nào ma thích. Do vậy, người dân nơi đây càng tin rằng mẹ con bà Keng bị "quái dị" là do bị ma "quấy rối". Vậy nên, cả bản tuyệt nhiên không ai dám qua lại nhà bà. Suốt thời niên thiếu, Keo chỉ có người bạn duy nhất là mẹ của mình. Đến tuổi trưởng thành cũng như bao cô gái khác, Keo khát khao có một tấm chồng nhưng vì đôi tay, đôi chân khác người nên chẳng ai dám chơi với cô. Thế nhưng, ông trời đã thương Keo khi ban cho cô gái anh trai bản lành lặn tên Hồ Thanh, chàng trai này đã vượt qua lời dị nghị để nên duyên cùng người phụ nữ có biệt danh nhiều ngón.
Đến tận bây giờ chị Keo vẫn chưa hiểu vì sao cả gia đình lại có nhiều ngón như vậy
Từ khi có chồng, cuộc sống Keo thêm ý nghĩa hơn, chị mạnh dạn giao tiếp, sống cởi mở với bà con trong thôn bản. Thế nhưng, niềm vui đó "ngắn chẳng tày gang" khi chị lần lượt sinh hai đứa con trai. Cũng giống như bà ngoại và mẹ của nó, hai em Hồ Cào (13 tuổi) và Hồ Kẹc (7 tuổi) từ lúc sinh ra đã bị di truyền từ mẹ với 12 ngón tay, 14 ngón chân. Nhìn hai đứa con của mình với những ngón tay, ngón chân "vô duyên", lòng chị quặn đau. Đời đã bắt chị phải sống trong tủi cực vì ngoại hình không bình thường rồi, vậy mà đến cả hai đứa con thơ ngây cũng không tránh khỏi kiếp đó.
Ở cái huyện miền núi nghèo đói, đất đai cằn cỗi này, vợ chồng chị Keo chẳng biết làm gì để sinh sống, vậy là họ chỉ biết ngồi ở nhà trông chờ trợ cấp của nhà nước theo dự án 30a. Cuộc sống chắt chiu từng ngày khiến Keo càng thêm mệt mỏi. Thế nhưng, khi đứa con thứ hai mới hơn một tuổi, không hiểu vì lý do gì, người chồng bỗng thắt cổ tự tử bỏ lại mẹ con Keo giữa núi rừng hoang vắng. "Hôm đó, cả dân bản đang yên ắng bỗng nghe tiếng chị Keo kêu thét lên, tôi và mọi người vội chạy sang thì thấy thằng Thanh treo cổ chết từ lúc nào", ông Triêm nhớ lại. Cái chết bí ẩn của người chồng càng khiến cho cuộc sống mẹ con chị Keo thêm khó khăn, vất vả và tủi nhục hơn khi bị mọi người xa lánh vì "ma nhập vào gia đình nó nên mới như vậy". Mãi thời gian sau, nhờ có tổ công tác của Đồn biên phòng Cha Lo che chở, vận động, dân bản mới cảm thông giúp đỡ gia đình chị xây dựng lại cuộc sống yên bình.
Cả đời chỉ mơ một đôi dép để đi
Khi cái khổ vì ngoại hình đang bủa vây cả gia đình thì chị Keo còn phải đối mặt với cái đói triền miên. Mặc dù sống giữa bốn bề đồi núi nhưng nhà chị Keo không có lấy một tấc đất sản xuất. Không phải chính quyền không quan tâm, lý do chính là vì có cấp đất, thì nhà chị Keo cũng không sản xuất nổi vì chẳng có người làm. Hàng tháng, nguồn trợ cấp ít ỏi lại về, nhưng từ đó chẳng thấm vào đâu cho 4 miệng ăn của gia đình.
Những gia đình khác trong bản còn có thêm củ sắn, bắp ngô, chăn nuôi thêm con gà, con lợn, còn như chị Keo thì chịu. Nhà không đủ gạo, củ sắn để ăn nên Cào ngoài một buổi đi học, một buổi thường phải theo chúng bạn vào rừng đi săn, lên rẫy cắt cây chổi chít về đổi gạo. Đám trẻ như nó một ngày có thể cắt được gần 5 kg, mỗi kg 4 ngàn, được 20 ngàn, riêng thằng Cào chỉ cắt được tầm phân nửa vì vừa leo núi nó vừa phải dừng lại để... gỡ cỏ mắc rối ở những ngón chân. Không những khó khăn trong việc đi lại, Cào và Kẹc còn bị chúng bạn trêu đùa là "chân ngan" vì đi đâu cũng lạch bạch.
Sống cả mấy chục năm trời nhưng cả gia đình chị Keo chưa một ai biết đến đôi dép là gì
Với 26 ngón tay chân trên người, gia đình chị Keo không những phải chịu những điều tiếng không hay từ miệng lưỡi thế gian, mà trong chính sinh hoạt hằng ngày của mình cũng gặp rất nhiều khó khăn, phiền muộn. Sống cả mấy chục năm trời nhưng cả gia đình chị Keo chưa một ai biết đến đôi dép là gì, cả ba đời đều đi chân đất. "Thấy mấy người bán hàng rong thỉnh thoảng chở đồ vào bản để bán, nhiều lần tôi định bụng mua những đôi dép to nhất để tặng họ, nhưng thử mãi chẳng có đôi nào vừa nên đành thôi. Nhìn ánh mắt mấy mẹ con nhất là thằng Kẹc, thằng Cào cứ liếc nhìn đôi dép mà lòng tôi thương bọn chúng lắm", ông Triêm nói với giọng đầy chia sẻ.
Không đi được dép, nên suốt nhiều năm qua, cả gia đình chị Keo thường lấy quần áo rách quấn vào đôi chân mỗi lúc đi lên rừng. Đến mùa đông, họ chỉ có cách duy nhất là ngồi bên bếp lửa để hơ chân. "Khổ nhất là mùa đông, đường đất lầy lội mà họ cứ chân trần lội khe, lội suối. Chuyện bổ trầy xước mặt đối với họ là chuyện bình thường", trưởng bản Triêm nhớ lại.
Hôm chúng tôi đến, chỉ còn bà Keng và chị Keo ở nhà, hỏi ra mới biết hai thằng con trai đứa thì theo chúng bạn lên rừng săn chim, đứa thì xuống khe suối gần đó bắt mấy con cá nhỏ về phơi lên ăn dần. Khi được hỏi về ước mơ của mình, chị Keo cười rồi chỉ vào cái bụng ý muốn nói, chỉ mong hằng ngày có đủ cơm ăn no là được rồi, còn chân tay muốn cắt đi cũng không biết làm bằng cách nào, ở đâu. Ông trời sinh ra thế nào thì đành an phận như vậy.
Những ước mơ của họ nghe thật xót xa. Sinh ra trong bất hạnh, lại chẳng được ăn học, chị Keo bảo "mình không biết nghĩ nhiều như người ta". Nhưng dù thế, thì lòng thương con của một người mẹ, nỗi mong mỏi chúng thoát khỏi hình dạng những đứa trẻ dị thường, luôn thường trực ám ảnh chị trong mỗi nguy nghĩ hàng ngày lại là điều có thực. Chị muốn trở lại bình thường, chứ chẳng ham gì cái danh xưng "gia đình nhiều ngón nhất Việt Nam"...
Ăn đứt" gia tộc 6 ngón nổi tiếng miền Tây Tại xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lạch, tỉnh Bến Tre, dư luận từng xôn xao khi phát hiện gia tộc của ông Võ Văn Cống, với 14 người, từ khi sinh ra bàn chân bàn tay đều có 6 ngón. Một thời, nhiều thông tin vẫn cho rằng đây có thể là dòng họ có nhiều chi nhất Việt Nam. Tuy nhiên, nếu làm phép tính nhẩm, thì mỗi người trong đại gia đình ông Võ Văn Cống mới "chỉ" có 24 ngón tay, ngón chân. Cộng dồn 4 người (tương đương số người của nhà chị Keo - PV), thì số ngón tay, ngón chân của gia đình ông Cống là 88 ngón, còn kém khá xa số chi của người nhà chị Keo.
Theo 24h
Ngôi nhà trình tường đẹp nhất cực Bắc Ngôi nhà đã làm nền cho phim nhựa "Chuyện của Pao" do đạo diễn Quang Hải thực hiện đoạt giải Cánh diều Vàng từ năm 2006 cùng nhiều thành công rực rỡ. Nhưng hầu như, ít ai biết đến ngôi nhà trình tường cổ trứ danh ấy còn có những điều thú vị khác. Không gian ngôi nhà trình tường với cửa gỗ,...