Khai trương phố đêm Hoàng thành Huế
Tối 22/4, tại quảng trường Ngọ Môn, UBND thành phố Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức lễ khai trương phố đêm Hoàng thành Huế. Thời gian hoạt động từ 19-23h đến các ngày thứ 6, thứ 7 hàng tuần.
Phố đêm Hoàng Thành Huế dọc tuyến đường 23 tháng 8.
Phố đêm Hoàng thành Huế là sản phẩm kết hợp giữa phố đi bộ và các chương trình nghệ thuật, các khu vực trưng bày và kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống độc đáo và ẩm thực Huế. Phố đêm Hoàng Thành sẽ có ba sân khấu chính, bốn điểm biểu diễn cộng đồng và 27 gian hàng mua bán, trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư.
Phố đêm Hoàng Thành Huế ra đời trở thành một trong những điểm nhấn độc đáo, hấp dẫn trong bức tranh du lịch Huế về đêm khi du khách đến tham quan Huế.
Tại phố đêm Hoàng Thành có 3 sân khấu chính, 4 điểm biểu diễn cộng đồng và 27 gian hàng mua bán, trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống, cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư. Không gian Huế xưa gồm các loại hình thủ công truyền thống, mỹ thuật truyền thống, áo dài truyền thống Huế…
Người dân, du khách tham gia tham quan, vui chơi tại phố đêm Hoàng Thành Huế.
Không gian cung đình gồm hoạt động trưng bày, biểu diễn nghệ thuật, diễn xướng cung đình tại sân khấu Tây Khuyết Đài và sân khấu Ngọ Môn, với các chương trình nghệ thuật như: Hoài niệm Huế xưa, ca Huế…
Video đang HOT
Không gian dân gian Huế gồm hoạt động trưng bày, thao diễn và mua bán diều, trống, hoa giấy Thanh Tiên, quạt, nón lá, các sản phẩm làm từ sen… Không gian ẩm thực Huế gồm chè Huế, bánh Huế, sản vật Huế, trà, dược liệu, hương liệu… Cùng với các điểm biểu diễn nghệ thuật cộng đồng gồm: Nhân tượng, âm nhạc đường phố, biểu diễn sáo trúc, bài chòi,…
Tại phố đêm Hoàng Thành có 3 sân khấu chính, 4 điểm biểu diễn cộng đồng và 27 gian hàng mua bán, trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống…
Ông Võ Lê Nhật – Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết: UBND thành phố Huế đã xây dựng Đề án Phố đêm Hoàng Thành Huế với không gian phía ngoài Hoàng Thành và đường 23 tháng 8, Lê Huân, Đặng Thái Thân và Đoàn Thị Điểm. Trước mắt, sẽ triển khai phương án thí điểm Phố đêm tại đường 23 tháng 8 và đường Lê Huân là cơ sở tiến đến hình thành tổng thể Phố đêm Hoàng Thành Huế. Từng bước kết nối với các khu vực quan trọng khác trong Kinh thành như hồ Tịnh Tâm – Học Hải; Lầu Tàng Thơ; khu vực Trấn Bình Đài – Mang Cá nhỏ; sông Ngự Hà và không gian Thượng Thành – Eo Bầu.
“Phố đêm Hoàng Thành Huế mang màu sắc văn hóa di sản và đặc thù ở điểm là có những chương trình nghệ thuật mang tính di sản văn hóa dân gian để đóng góp vào nghệ thuật đường phố. Ngoài ra, tái hiện không gian về một Huế xưa để người dân và du khách thưởng thức các loại hình diễn xướng, trải nghiệm trò chơi dân gian, các ngành nghề truyền thống, thưởng thức ẩm thực đặc trưng Huế… Phố đêm Hoàng Thành Huế đi vào hoạt động góp phần là một trong những điểm nhấn độc đáo, hấp dẫn trong bức tranh du lịch Huế về đêm”, ông Võ Lê Nhật khẳng định
Hà Nội: Khai trương Du lịch Ba Vì năm 2022
Ngày 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua (Ba Vì, Hà Nội) diễn ra khai mạc Lễ hội Du lịch Ba Vì 2022 với chủ đề Du lịch Ba Vì - Trải nghiệm xanh, an toàn.
Đây là chuỗi hoạt động cùng hưởng ứng chương trình kích cầu ngành Du lịch, sau hai năm đình trệ bởi dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đại diện lãnh đạo UBND Thành phố tặng lẵng hoa chúc mừng Khai trương Du lịch Ba Vì năm 2022.
Nhằm từng bước mở cửa lại hoạt động du lịch Ba Vì đảm bảo an toàn, hiệu quả, góp phần phục hồi và phát triển ngành Du lịch Thủ đô, thời gian qua, huyện Ba Vì đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, tập trung đẩy nhanh tiến độ về hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ, du lịch, văn hóa. Bên cạnh đó, huyện đã phối hợp với các đơn vị du lịch chỉnh trang, nâng cấp các sản phẩm du lịch và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xây dựng hình ảnh du lịch Ba Vì là điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội phát biết tại buổi lễ.
Phát biểu tại Lễ khai trương, ông Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết: Mảnh đất Ba Vì từ lâu đã được biết đến là vùng đất cổ của Xứ Đoài, được thiên nhiên ban tặng một vùng sinh thái, sơn thủy hữu tình. Nhắc đến Ba Vì, du khách nghĩ ngay đến vùng đất giàu tiềm năng du lịch về sinh thái - nghỉ dưỡng và đậm đà bản sắc dân tộc. Chiếm phần lớn diện tích của huyện là dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam. Sự hiện hữu đó đã tạo nên nét đặc trưng riêng của địa hình, địa chất và khí hậu nơi đây. Trên nền địa hình đa dạng, phong phú ấy đã hình thành quần thể núi, rừng, thác, suối, thung lũng và hồ nước. Thiên nhiên đã ưu ái trao cho huyện Ba Vì nhiều khu danh thắng, nghỉ dưỡng như: Vườn Quốc gia Ba Vì; Ao Vua; Thiên Sơn - Suối Ngà và các khu du lịch khác... Tất cả tạo nên cảnh trí non nước hữu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với du khách.
Ông Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì phát biểu tại lễ khai mạc.
Nhân dịp này, ông Hưng cũng kêu gọi các nhà đầu tư, các đơn vị hiệp hội, các trung tâm xúc tiến, trung tâm lữ hành hãy tăng cường đầu tư, hợp tác, liên kết, ký kết giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, phối hợp điều hành đưa đón khách tham quan du lịch Ba Vì.
Phát biểu tại lễ khai trương, ông Nguyễn Mạnh Quyền - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhận định: "Do tình hình dịch Covid-19, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, ngừng hoạt động. Để phục hồi phát triển du lịch, thành phố đã ban hành kế hoạch và phương án đón khách trong tình hình mới. Huyện Ba Vì là một trong những địa phương tích cực triển khai các hoạt động phục hồi du lịch trong tình hình mới. Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Ba Vì sớm xây dựng mô hình du lịch xanh, nông nghiệp, đồng thời xây dựng sản phẩm mới nghỉ dưỡng, đường sông, sinh thái và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, xúc tiến, quảng bá. Huyện cũng đẩy mạnh liên kết với các tỉnh thành để đưa khách về với các điểm du lịch trên địa bàn".
Các đại biểu nhấn nút khai trương Du lịch Ba Vì năm 2022.
Trong dịp khai trương, bên cạnh việc thưởng lãm cảnh sắc của núi rừng Ba Vì, du khách còn được trải nghiệm một số sản phẩm mới du lịch tại Khu du lịch Ao vua như: Du lịch chăm sóc sức khỏe; tắm thảo dược; tư vấn, chẩn trị, chăm sóc sức khỏe Nam y, Đông y hay hòa mình vào Lễ hội "Chợ phiên Mường - Dao Ba Vì"; "Lễ hội Cơm mới" tại Khu du lịch Bản Cốc xã Minh Quang. Bên cạnh đó là các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích K9 Đá Chông; thăm Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn; nghỉ dưỡng tại Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà Resort, Melia Resort; thăm vườn Hoa Hồng tại Paragon Resort. Đồng thời, sau chuỗi sự kiện này, trong năm 2022, tại huyện Ba Vì sẽ diễn ra sự kiện Festival nông sản, Lễ hội khinh khí cầu gắn với hoạt động trải nghiệm và trình diễn hoa dã quỳ tại Vườn Quốc gia Ba Vì.
Toàn cảnh buổi lễ.
Được biết, để được mở cửa đón khách an toàn, thời gian qua các địa phương, đơn vị và những khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì đã tích cực đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch. Đồng thời tăng cường nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm lưu niệm, nhất là các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách và tạo thu nhập cho những người làm du lịch tại địa phương.
Các loại hình, sản phẩm du lịch làm điểm nhấn của du lịch Ba Vì năm 2022 gồm: Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng; Du lịch nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng; Du lịch văn hóa tâm linh; Du lịch văn hóa - ẩm thực...
Khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà, một địa điểm du lịch đẹp tại huyện Ba Vì.
Với nhiều sản phẩm du lịch mới như trải nghiệm những nét độc đáo trong văn hóa Mường - Dao Ba Vì, Du lịch Ba Vì năm 2022 hứa hẹn mang những nét tươi mới, sinh động cho du khách. Thông qua hoạt động du lịch này giúp tăng cường giao lưu, xúc tiến, mở rộng hợp tác, mở rộng thị trường và liên kết phát triển các sản phẩm du lịch của huyện Ba Vì với các địa phương khác trong cả nước.
Cách trung tâm Thủ đô 60km về phía Tây Bắc, Ba Vì là vùng đất có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên có núi, rừng, thác, suối, sông, hồ... Ba Vì có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì. Do đó, việc đến vùng ngoại thành chỉ sau một giờ đồng hồ di chuyển bằng ôtô hoặc xe máy, du khách có dịp trải nghiệm cuộc sống thôn quê bình dị đang trở thành lựa chọn của nhiều gia đình. Ba Vì cũng là điểm thu hút khách du lịch văn hóa tâm linh do có số lượng di tích lớn được công nhận. Trên địa bàn có đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh núi Ba Vì, khu di tích K9, Cụm di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến, Đình Thụy Phiêu... gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa như: Tản Viên Sơn Thánh, Chủ tịch Hồ Chí Minh
Làng du lịch sinh thái Ông Đề: Tưng bừng khai trương, chào Xuân Nhâm Dần 2022 Làng du lịch sinh thái Ông Đề là địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng ở TP.Cần Thơ với không gian mang đậm chất thôn quê miệt vườn, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của miền Tây sông nước. Khu du lịch Ông Đề tọa lạc ở tổ 26, ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ. Ngày...