Khai trừ ra khỏi Đảng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam các nhiệm kỳ 2015 – 2020, 2020 – 2025 và khai trừ Đảng ông Trần Văn Tân.
Ngày 15/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị và Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam các nhiệm kỳ 2015 – 2020, 2020 – 2025 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc.
Ông Trần Văn Tân.
Bên cạnh đó, tập thể này thiếu trách nhiệm buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, tiếp nhận công dân về nước phòng, chống dịch, trong thực hiện các dự án đầu tư, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại lớn ngân sách nhà nước.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận định nhiều tổ chức, cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, có trường hợp bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Cụ thể, ông Trần Văn Tân – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.
Ông Trần Đình Tùng – nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Giá đất – đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại lớn ngân sách nhà nước, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương và cá nhân.
Video đang HOT
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Văn Tân; cách chức Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020, Ủy viên Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Trần Đình Tùng.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.
Trước đó, chiều 28/7, HĐXX TAND TP Hà Nội tuyên các mức án đối với 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”. Bị cáo Trần Văn Tân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam là một trong số 21 bị cáo được xác định có hành vi nhận hối lộ trong vụ án này.
Căn cứ kết quả điều tra và nội dung cáo trạng, HĐXX xác định ông Trần Văn Tân khi giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, được phân công là Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, trực tiếp duyệt, ký công văn đồng ý cho doanh nghiệp đưa công dân về cách ly tại Quảng Nam.
Từ tháng 5 – 12/2021, ông Tân đã 9 lần nhận hối lộ với số tiền 5 tỷ đồng.
Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án và các tình tiết diễn ra trong phiên tòa, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Trần Văn Tân 6 năm tù.
Đăng ảnh người khác lên mạng xã hội để đòi nợ có bị xử lý hình sự?
Trường hợp chủ nợ tự ý lấy ảnh người vay đăng lên Facebook, Zalo... nhằm gây áp lực, ép buộc trả nợ là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng với nội dung đòi nợ kèm hình ảnh của người vay, nhằm gây sức ép, "khủng bố" tinh thần người vay nợ.
Một số trường hợp còn sử dụng hình thức "chạy quảng cáo" để những thông tin này được lan truyền rộng rãi. Nhiều nạn nhân trong trường hợp này thậm chí không phải người vay, họ có thể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp... của người vay. Bởi khi vay tiền qua app hoặc qua công ty tài chính, nhiều người vay phải cung cấp số điện thoại, thông tin của người thân, bạn bè... để tham chiếu.
Đến khi người vay không trả được nợ, các app hoặc công ty tài chính sẽ đòi nợ từ người thân của những người vay. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều người không vay nhưng liên tục bị gọi điện đòi nợ, thậm chí là đăng ảnh, chế ảnh... đăng lên mạng xã hội để ép trả nợ thay cho người vay.
Cơ quan công an khuyến cáo người dân khi gặp phải những trường hợp này, có thể thực hiện các biện pháp tố cáo với cơ quan công an hoặc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi người tự ý đăng ảnh cư trú, làm việc.
Nạn nhân bị đăng ảnh lên mạng xã hội cần ghi nhận lại bằng cách chụp ảnh màn hình, quay video những bài viết đó để lưu lại bằng chứng, ngăn ngừa các đối tượng chỉnh sửa, gỡ bài, xóa bài và cũng để cơ quan có thẩm quyền có căn cứ giải quyết vụ việc.
Đề cập về vấn đề pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VPLS Tinh Thông Luật cho biết: "Việc vay tiền người khác đã trở thành thứ yếu, diễn ra với rất nhiều hình thức như: Vay tiền mặt, qua app...
Nhưng đến hạn không trả, có không ít chủ nợ đã đăng ảnh người vay hay người thân của họ lên mạng để đe dọa, ép buộc trả. Không chỉ có vậy, có chủ nợ xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín người vay và gây ra hậu quả nghiêm trọng".
Từ những thông tin nêu trên, luật sư Diệp Năng Bình phân tích: "Ở khoản 1 điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Trong khoản 1 điều 20 Hiến pháp và khoản 1 điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thì mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín và được pháp luật bảo vệ.
Do đó, việc đăng tải hình ảnh người khác lên mạng xã hội để đòi nợ mà không có sự đồng ý hay xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ được xem là hành vi vi phạm pháp luật và đáng bị lên án.
Nên tùy theo tính chất và mức độ, người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Người vi phạm còn có trách nhiệm xóa, gỡ bỏ thông tin tiêu cực, buộc xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật về dân sự.
Ngoài ra, nếu người nào sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm xâm phạm uy tín, nhân phẩm của cá nhân thì có thể bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng, tại điểm g khoản 3 điều 102 Nghị định số 08/VBHN/BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2022.
Nếu hành vi trên có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, có thể xử lý theo điều 155 và 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Cụ thể: Điều 155 của Bộ luật này quy định về tội làm nhục người khác có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10 triệu và cao nhất là 5 năm tù giam.
Điều 156 quy định về tội vu khống (không áp dụng với pháp nhân thương mại) thì người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10 triệu đồng và cao nhất là 7 năm tù giam.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
Theo luật sư Bình, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị đăng ảnh trái phép lên mạng xã hội cần trình báo ngay tới cơ quan chức năng giải quyết.
Khai trừ Đảng 1 cựu thẩm phán, 1 cựu giảng viên trường chính trị ở Gia Lai Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Gia Lai kỷ luật khai trừ Đảng đối với ông Võ Đình Sớm - cựu thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai và ông Trần Phú Quý - cựu giảng viên Trường Chính trị tỉnh Gia Lai. Ông Võ Đình Sớm - cựu thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai - bị khai trừ Đảng...