Khai toà vụ bán đất số 10 Âu Cơ liên quan nhiều ngân hàng
Sai phạm trong việc góp vốn, chuyển nhượng đất số 10 Âu Cơ khiến Agribank thiệt hại hơn 134 tỷ đồng, Vinatex hơn 33,8 tỷ đồng.
Bị cáo Lê Thành Công tại tòa sáng nay 15/5.
Hôm nay (15/5), TAND TP.HCM xét xử vụ án Lê Thành Công, nguyên Giám đốc Công ty Dệt kim Đông Phương về tội danh Lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, mặc dù không được phê duyệt của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), ngày 29/10/2007, Lê Thành Công, với vai trò Giám đốc Công ty Dệt kim Đông Phương đã ký kết hợp đồng thế chấp, thế chấp quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ là tài sản của nhà nước do Vinatex là chủ sở hữu, Công ty Đông Phương là người quản lý sử dụng để bảo lãnh cho Công ty Tấn Phát vay tiền tại Agribank CN 6, số tiền bảo lãnh vay là 130 tỷ đồng.
Ngày 9/5/2008, Lê Thành Công đã ký hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ từ Công ty Dệt kim Đông Phương sang Công ty Đông Phương Phát.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi ký hợp đồng thế chấp bảo lãnh vay vốn và hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ của Lê Thành Công là trái pháp luật và vượt thẩm quyền; thẩm quyền ký hợp đồng thế chấp bảo lãnh vay vốn và hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ thuộc Vinatex.
Sau khi ký hợp đồng góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ từ Đông Phương sang Đông Phương Phát, Lê Thành Công tiếp tục ký biên bản họp Hội đồng thành viên Công ty Đông Phương Phát đem quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ sang Ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank) thế chấp, gán nợ (trong khi quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ đang thế chấp tại Agribank CN 6); tạo điều kiện cho Dương Thanh Cường thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng chiếm đoạt số tiền 170 tỷ đồng của Agribank CN 6.
Theo cơ quan điều tra, hành vi trái luật và vượt thẩm quyền của Lê Thành Công trong việc ký hợp đồng góp vốn, chuyển nhượng tài sản quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ từ Công ty Đông Phương sang Đông Phương Phát khi không thực hiện các thủ tục định giá và bán đấu giá đối với quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ theo đúng quy định của pháp luật gây thiệt hại cho Vinatex số tiền hơn 33,8 tỷ đồng.
Theo bizlive
Bất động sản dẫn đầu thu hút FDI tại TP.HCM trong 4 tháng đầu năm
Theo thông tin từ Sở kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, 4 tháng đầu năm 2019, TP hút được 2,37 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 46,1% so với cùng kỳ.
Trong đó,dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 363 dự án, với tổng vốn đầu tư đạt 351,66 triệu USD (tăng 18,6% về số dự án và bằng 88% về vốn đầu tư so với cùng kỳ 2018). Lĩnh vực hút vốn nhiều nhất là kinh doanh bất động sản (chiếm 46,8% tổng vốn đầu tư).
Nguồn vốn đầu tư đến từ các nhà đầu tư tại British Virgin Islands chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,5%), tiếp theo là Hàn Quốc 19,5%, Nhật Bản 10%, Singapore 5,7%, Hồng Kông 3,4%.
Tp.HCM cũng chấp thuận cho 1.320 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 1,83 tỷ USD (so với cùng kỳ tăng 30,6% về số trường hợp và tăng 63,2% về vốn đầu tư). Hoạt động kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực có vốn đầu tư nhiều nhất (24%).
Theo dự báo của các chuyên gia, trong thời gian tới, vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản. Hiện thành phố có 29 dự án liên quan tới bất động sản đang mời gọi nhà đầu tư ngoại.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Đại gia dùng chiêu 'dụ mồi' chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng Vẽ ra các dự án không có thật, "dụ mồi" bằng lãi suất cao, đại gia này khiến nhiều người sập bẫy lừa, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng. Từ ngày 6- 9/5, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty CP Xây dựng địa ốc King Việt Nam. 4...