Khai thật đi, có phải bạn đã từng ghi những mã cheat huyền thoại này vào sổ tay của mình không?
Mười lăm năm trước, khi mà làng game online thế giới chưa nở rộ như bây giờ thì những tựa game offline cùng những mã cheat huyền thoại luôn là thứ “gối đầu giường” của game thủ.
Ngày ấy, game online vẫn là một thứ gì đó xa xỉ đối với đại đa số game thủ Việt, game mobile thì còn đúng là “của hiếm”. Thời điểm đó, game thủ chúng ta vẫn còn nhiều người gắn bó với những hệ máy NES bốn nút hay những tựa game offline trên những chiếc màn hình CRT dày cộp. Đây đều là những tựa game có độ khó khá thú vị và nhiều lúc game thủ phải nhờ vào sự trợ giúp của những đoạn cheat nhằm qua ải một cách dễ dàng nhất. Trong số những mã cheat đó, game thủ có nhớ đến các đoạn mã huyền thoại dưới đây không?
Lên lên xuống xuống trái phải trái phải B A
Đây là một trong những đoạn mã kinh điển, cổ điển, huyền thoại… tất cả những mỹ từ nên dành cho đoạn mã này dành cho tựa game Contra. Hẳn nhiều người chơi vẫn nhớ đã từng chứng kiến những người anh, người chú của mình qua ải Contra một cách vô cùng dễ dàng khi ngay lập tức được hồi sinh sau khi chết. Còn đến khi bản thân mình cầm tay vào thì lại chỉ có ba mạng nhỏ nhoi và luôn chơi trong trạng thái hồi hộp, sợ sệt.
Contra với cỗ máy NES là một trong những tượng đài của làng game thế giới, mà vừa qua, chúng ta đã phải vĩnh biệt cha đẻ của tựa game này.
Video đang HOT
Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Tham lam là tốt”, đây là mã cheat được sử dụng trong Warcraft 3 để nhận về lượng tài nguyên không giới hạn. Game thủ ngày ấy đơn giản chỉ cần nhập mã này vào trò chơi, nhấn khoảng trắng và thêm lượng tài nguyên mong muốn, và sau đó thì… không còn sau đó nữa.
Đây chắc chắn là một trong những đoạn cheat huyền thoại mà nhiều game thủ không thể quên, xuất hiện trong series Grand Theft Auto, với đoạn cheat này, người chơi không thể bị cảnh sát truy đuổi dù làm bất cứ điều gì. Chỉ cần nhập đoạn mã này, game thủ có thể làm bất cứ điều gì mình muốn trong trò chơi, ngay cả những việc mà… không nên nói ra ở đây đúng không?
Trên thực tế, có rất nhiều đoạn mã cheat trong GTA, nhưng đoạn mã này được xem là phổ biến, dễ ghi nhớ và được sử dụng nhiều bậc nhất trên thế giới. Nhiều game thủ lúc ấy vào GTA chỉ để làm loạn thành phố lên mà không biết rằng tựa game này hấp dẫn và thú vị như thế nào.
Show me the money
Đây là đoạn mã kinh điển trong Starcraft, khi nhập đoạn mã này, người chơi sẽ nhận ngay 10.000 kim cương và ga. Trên thực tế, đoạn mã này không phải xuất hiện ngẫu nhiên trong Starcraft, Đây là một câu thoại kinh điển trong bộ phim hài năm 1996 “Mr. Sweetlove”, một cái tên quen thuộc ở Hoa Kỳ đã được Blizzard lồng ghép khéo léo vào tựa game của mình.
Cuối cùng, như nhiều game thủ đã biết, cha đẻ của đoạn mã kinh điển Lên lên xuống xuống trái phải trái phải B A – Kazuhisa Hashimoto đã vừa qua đời trong những ngày qua, để lại cho nhiều game thủ trên thế giới những hoài niệm về một thời thơ ấu oai hùng.
Theo gamek
Cha đẻ của đoạn code huyền thoại '30 mạng Contra' qua đời ở tuổi 61
Lên, lên, xuống, xuống, trái, phải, trái, phải, B, A, Start.
Ai mà còn nhớ tựa game nổi tiếng một thời Contra thì chắc hẳn giờ cũng đã lập nghiệp và có gia đình hết cả. Để vượt qua tất cả các ải của "băng game" trên là tương đối khó, đa phần người chơi nếu không có lệnh "tăng 30 mạng" thì cũng khó có thể "phá đảo" được Contra.
Đêm ngày 27/2, Konami vừa thông báo trên Twitter một tin buồn rằng Kazuhisa Hashimoto, cha đẻ của đoạn mã Konami huyền thoại đó đã qua đời trong ngày 25/2. Tuy nhiên, nguyên nhân vẫn chưa được tiết lộ.
Hashimoto góp công cho Konami trong những năm 80 và 90 với những tựa game kinh điển như Snatcher, Gradius, Life Force, và ISS. Tuy nhiên, ông được giới trẻ thời trước biết đến là cha đẻ của "dòng code: Lên, lên, xuống, xuống, trái, phải, trái, phải, B, A, Start". Dòng lệnh đó được ông tạo ra cho mục đích thử nghiệm trò Gradius trên hệ máy NES với lý do là game quá "khoai", và với cương vị là một game tester, ông còn khó có thể hoàn thành trò chơi.
Sau này, đoạn mã trên được xuất hiện trên hàng tá game, và có lẽ game thủ bắt đầu biết được sự xuất hiện của nó nhiều hơn thông qua Contra khi tựa game được phát hành trên hệ Nintendo Power lần đầu tiên vào năm 1988. Thực sự, nếu không có 30 mạng thì anh em gần như sẽ phải chơi lại liên tục ngay từ màn đầu tiên.
Dần dần, đoạn code đó đã trở thành một hiện tượng nổi tiếng, có thể coi là một trong những biểu tượng trường tồn của ngành công nghiệp game, thậm chí trở thành một nền văn hóa nho nhỏ trong cộng đồng game thủ.
Các tựa game ngoài Konami như Fortnite, LMHT, Rocket League hay cả phim ảnh như Wreck-it Ralph cũng đưa dòng code này vào như là một Easter Egg nhằm tôn vinh người đã sáng tạo ra nó.
Theo Oneesports
Top 10 chi tiết phi lý thường xuyên xuất hiện trong game Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thì các nhà phát triển game đã cố gắng cải thiện đứa con tinh thần của mình qua từng năm, cố gắng trau chốt cho nó chi tiết hơn, chân thực hơn. Tuy nhiên, mặc dù đồ họa có đẹp đến mấy, môi trường trong game có rộng mở đến đâu, game thủ có...