Khai thác vàng trái phép tại Bắc Kạn vẫn “nóng”
Sau nhiều năm tìm kiếm, thăm dò trữ lượng vàng tại 6/8 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn gồm huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì, Chợ Mới, Pác Nặm, Bạch Thông, các cơ quan chức năng đã xác định được 17 mỏ, điểm quặng có vàng gốc, vàng sa khoáng với trữ lượng khoảng 30 tấn.
Một điểm khai thác vàng trái phép. (Ảnh minh họa: Thế Lập/TTXVN)
Theo các tài liệu thu thập được, 7 điểm vàng lớn tập trung tại huyện Ngân Sơn, trong đó mỏ vàng gốc Pác Lạng xã Thượng Quang vẫn được đánh giá nhiều vàng nhất, với trữ lượng khoảng 22,260 tấn.
Video đang HOT
Huyện Na Rì có 3 điểm vàng sa khoáng tập trung dọc theo dòng sông ngầm dưới dãy núi đá vôi, phun chảy từ khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ ra sông Bắc Giang thuộc địa phận các xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Tân An, Lương Thành có trữ lượng khoảng 5,694 tấn…
Ngoài các tài liệu thăm dò về vàng, Bắc Kạn đang sở hữu 165 điểm mỏ khoáng vật có giá trị kinh tế cao như 70 mỏ và điểm quặng chì kẽm, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, 13 mỏ và điểm mỏ quặng sắt, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; 150 triệu m3 đá vôi đá làm ximăng; khoảng 460 triệu m3 đá trắng, đá thạch anh; trên 10 triệu m3 đất sét ximăng…
Để bảo vệ được nguồn tài nguyên khoáng sản này, tỉnh Bắc Kạn đã có những động thái rất quyết liệt trong việc lập lại trật tự khai thác khoáng sản trên địa bàn, nhưng việc khai thác trái phép không những không giảm mà còn gia tăng phức tạp hơn.
Riêng tình trạng khai thác vàng trái phép trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ diễn ra suốt từ năm 1986 đến nay vẫn chưa dẹp bỏ được. Mỗi lần chính quyền tổ chức truy quét tình hình tạm lắng xuống sau đó lại bùng phát dữ dội hơn. Nạn khai thác trái phép này đã tàn phá nguồn tài nguyên khoáng sản, tàn phá môi trường, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Ông Ma Trương Thiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn cho biết tỉnh đã ra hẳn một nghị quyết về vấn nạn này. Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý, ngăn chặn nạn khai thác khoáng sản trái phép, nhắc nhở các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác và thực hiện các quy định về an toàn trong sản xuất, khai thác khoáng sản. Tỉnh giao trách nhiệm cá nhân và hình thức kỷ luật đối với lãnh đạo chủ chốt các huyện, xã nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
Đầu tháng Năm vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh đã ra quân truy quét và xử lý 4 máy xúc của 3 đối tượng khai thác vàng trái phép, mỗi đối tượng vi phạm bị phạt 80 triệu đồng. Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh còn quyết định phạt 6 đối tượng có vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản tại huyện Ngân Sơn, mỗi đối tượng 70 triệu đồng và tịch thu 8 máy xúc.
Tuy địa phương đã mạnh tay xử lý các vụ vi phạm song trên thực tế người khai thác vàng trái phép tại đây vẫn không chịu bỏ cuộc, vì mức phạt cao nhất hiện nay là 80 triệu đồng chưa đủ sức mạnh răn đe và không đáng kể so với lợi ích họ có được từ khai thác trái phép tài nguyên. Do đó, cần phải có chế tài đủ mạnh để loại bỏ tận gốc nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.
Theo TTXVN
Quảng Ngãi: Đồng loạt tấn công "vàng tặc"
Chưa bao giờ tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra ồ ạt ở một số huyện miền núi Quảng Ngãi như thời gian vừa qua. Hàng loạt con sông, suối ở nhiều xã trên địa bàn huyện miền núi Sơn Hà, Tây Trà... đang biến thành các bãi khai thác vàng trái phép.
Tại đoạn sông Rin thuộc thôn Làng Nà, xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà, các máy đào đãi vàng hoạt động hết công suất. Với danh nghĩa khai thác cát sỏi, phục vụ các công trình xây dựng, nhưng chỉ thấy người ta đào móc cát dưới lòng sông để sàng lọc đãi vàng. Anh Đinh Văn Troa, công an viên thôn Làng Nà cho biết: "Ban đầu người ta đem lên một máy xúc, sau đó hai máy tham gia móc ruột sông tìm vàng. Nếu không ngăn chặn kịp thời chắc là khó có thể kiểm soát nạn vàng tặc ở đây". Huyện Sơn Hà và Tây Trà là hai địa phương đang có hàng chục điểm khai thác vàng trái phép hoạt động. Cảnh náo nhiệt đào đãi vàng tấp nập như đại công trường với những lán trại, xe đào và gần trăm nhân công lao động. Khi cơn sốt giá vàng lên cao, nhiều doanh nghiệp cũng đã lợi dụng danh nghĩa khai thác cát, sỏi xây dựng, để tìm vàng dưới lòng sông. Hàng ngày những cỗ máy vẫn ngang nhiên hoạt động hết công suất móc sâu vào lòng sông, suối. Thấy khai thác vàng rầm rộ, người dân địa phương cũng bỏ nương rẫy để đi mót vàng.
"Vàng tặc" tàn phá tan hoang sông, suối ở huyện Sơn Hà
Đã nhiều lần UBND huyện Tây Trà, Sơn Hà chỉ đạo các lực lượng tham gia phối hợp truy quét, nhưng không thể đẩy lùi được "vàng tặc". Nhiều cuộc truy quét không thành công khi các chủ khai thác vàng biết trước cho tẩu tán các phương tiện máy móc, nhân công trốn vào rừng... Trước tình hình đó, UBND huyện Tây Trà đã chỉ đạo công an huyện lên kế hoạch tổ chức truy quét đảm bảo bí mật. Công an huyện đã bố trí tổ trinh sát xâm nhập các điểm khai thác vàng nắm tình hình. Nhờ việc khống chế các chốt canh báo động, lực lượng công an đã áp sát "đánh úp" các điểm khai thác trước khi các đối tượng bỏ chạy và tẩu tán các phương tiện, máy móc.
Tại các thôn Vuông, thôn Cát (xã Trà Thanh), thôn Trà Kim (xã Trà Xinh) và thôn Đông (xã Trà Khê), lực lượng Công an huyện Tây Trà bao vây, bắt quả tang và lập biên bản xử lý chín chủ nậu cùng trên 30 nhân công khai thác vàng trái phép qui mô lớn. Lực lượng công an cũng đã tiêu hủy và tạm giữ trên 10 xe máy đào, hàng chục máy sàng lọc vàng lớn và thiết bị dùng để khai thác.
Hiện Công an huyện Tây Trà đang làm các thủ tục để xử phạt nghiêm khắc và cấm các đối tượng này quay lại địa bàn. Trung tá Hồ Văn Tuấn - Trưởng công an huyện Tây Trà cho biết: "Các điểm khai thác vàng mà công an huyện vừa tổ chức truy quét không ít lần bị xử lý, nhưng vẫn ngang nhiên tái diễn. Vì thế ngoài việc xử phạt nghiêm khắc, trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục bố trí cán bộ túc trực 24/24 tại các điểm khai thác nhằm đuổi không cho chúng hoạt động trở lại".
Cùng thời gian này, lực lượng Công an huyện Sơn Hà, Sơn Tây cũng đồng loạt ra quân kiểm tra, truy quét các điểm khai thác trái phép; quyết tâm không để nạn khai thác vàng tàn phá nguồn tài nguyên khoáng sản, sông ngòi.
Theo CATP
Núi rừng náo động vì... vàng Không biết có phải vì giá vàng tăng đột biến hay không mà sau một thời gian tạm lắng, gần đây, nạn khai thác vàng trái phép dọc suối Đăk Nhoong, đoạn chảy qua thôn Đăk Đoát và Pêng Sal Pêng, xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, lại tiếp tục diễn ra như một "đại công trường". Khai thác vàng...