Khai thác ứng dụng đặt xe để quản lý giao thông thế nào?
Hàng triệu thuê bao điện thoại di động và ứng dụng được xem là nguồn tài nguyên hỗ trợ quản lý, quy hoạch giao thông
Tín hiệu điện thoại và việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại biểu thị vị trí, sự di chuyển của phương tiện
Nguồn dữ liệu lớn
Theo TS. Nguyễn Quang Tuấn, Phó viện KH&CN GTVT, điện thoại di động đang trở nên phổ biến, đa số là điện thoại thế hệ thông minh được định vị toàn cầu. Mỗi chiếc điện thoại di động gắn liền với cá nhân, biểu thị vị trí, dịch chuyển của mọi người, vì vậy là nguồn thông tin giá trị để phục vụ quản lý, trong đó có giao thông.
“Không chỉ là dữ liệu định vị, nguồn tín hiệu từ điện thoại di động còn là kho dữ liệu lớn ( mobile big data) hình thành từ các ứng dụng được sử dung qua điện thoại như cuộc gọi, tin nhắn, truy cập internet, ứng dụng trên điện thoại. Việt Nam hiện có khoảng 163 triệu số thuê bao điện thoại di động, trong đó 72% điện thoại thông minh, TS Tuấn nói và cho rằng, nguồn dữ liệu thông tin này sau khi được mã hóa để bảo mật thông tin cá nhân chính là “nguyên liệu” đầu vào phong phú, hữu ích để phục vụ xây dựng các giải pháp trong quản lý, điều hành và quy hoạch giao thông.
Cũng theo TS Tuấn, trong lĩnh vực quy hoạch giao thông, từ kết quả phân tích dữ liệu từ mobile big data sẽ giúp các nhà hoạch định xác định được mật độ tập trung dân cư, thời gian tắc nghẽn, khu vực tắc nghẽn giao thông… để hỗ trợ đưa ra quyết định phân bổ cơ sở hạ tầng giao thông phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế trong tương lai.
Từ kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản, TS. Toshiaki Muroi, Viện nghiên cứu GTVT và du lịch Nhật Bản (JTTRI) cho biết, các phương pháp khảo sát, điều tra giao thông như: đếm số lượng phương tiện giao thông trên các tuyến đường, nút giao thông hay phát phiếu điều tra hành vi giao thông có chi phí quá lớn, thời gian kéo dài và nhất là độ chính xác thấp. Vì vậy, việc khảo sát lưu lượng giao thông từ sử dụng điện thoại di động giúp giải quyết được vấn đề trên.
“Chúng ta có thể ước tính được quy mô dân số ở từng khu vực căn cứ theo số lượng của điện thoại di động, xác định việc di chuyển của nhóm người theo địa điểm và thời gian”, ông Muroi cho biết.
Theo tính toán, dữ liệu mobile big data có thể được thu thập thông qua trạm thu phát sóng điện thoại di động (điện thoại chỉ cần ở chế độ bật) và qua dữ liệu của nhà mạng viễn thông về cuộc gọi của thuê bao (để thu phí), qua quy mô ùn tắc của các ứng dụng giao thông trên điện thoại (như đặt xe, gọi xe).
“Số lượng, tín hiệu phát ra từ điện thoại di động hình thành nên dữ liệu thông tin có thể khai thác để phục vụ quy hoạch, điều hành giao thông. Việc sử dụng dữ liệu thông qua các quy trình như bỏ danh tính thuê bao để trở thành thông tin vô danh, chọn lọc để tạo các dữ liệu thống kế theo nhóm như độ tuổi, khu vực…”, ông Muroi nói.
Phó giáo sư Yoshihide Sekimoto, Đại học Tokyo Nhật Bản cũng cho biết, công nghệ sử dụng, phân tích từ dữ liệu điện thoại di động đã được Nhật Bản khảo sát, thử nghiệm từ những năm 2011. Thời điểm đó, các nhà nghiên cứu đã dựa trên dòng di chuyển các phương tiện, cá nhân thông qua định vị GPS trên điện thoại di động, đưa ra được bản đồ số về tình hình lưu lượng, mật độ phương tiện di chuyển trong một khoảng thời gian, khu vực nhất định.
Tín hiệu từ điện thoại di động là nguồn dữ liệu lớn để phục vụ điều hành quản lý, quy hoạch giao thông
Ứng dụng gọi xe cũng là dữ liệu
Theo TS. Phạm Thái Bình, Đại học Công nghệ GTVT, một số nước đã ứng dụng công nghệ trên nên hoàn toàn khả thi khi áp dụng vào trong nước. “Có thể phân loại dữ liệu bao gồm thông tin cá nhân và không bao gồm thông tin cá nhân. Dữ liệu không bao gồm thông tin cá nhân, tức là chỉ có thông tin về điểm đi, đến là có thể sử dụng được để làm bài toán quy hoạch giao thông. Vấn đề là chính sách đối với việc sử dụng dữ liệu này ở Việt Nam đang hạn chế, đặc biệt là việc thu thập dữ liệu vì liên quan đến thông tin cá nhân của người dùng”, ông Bình nói và cho rằng, với bài toán quy hoạch giao thông, có thể sử dụng dữ liệu này để xây dựng mạng lưới giao thông công cộng thế nào, điều chỉnh hướng tuyến đi qua vị trí nào có mật độ tham gia giao thông cao và ngược lại.
Video đang HOT
Dữ liệu điện thoại di động qua định vị GPS là thời gian thực, nếu có hệ thống quản lý tốt và thu thập được tín hiệu này giúp cơ quan quản lý đưa ra cảnh báo giao thông, quản lý giao thông trên đường. Với các ứng dụng đặt xe trên điện thoại như: Grab, Vietgo.. cũng có thể sử dụng dữ liệu thông qua người dùng bật GPS để đặt xe. Tuy nhiên, chỉ khi bật GPS mới thu thập được nên không thể hiện dự báo chung mà là một kênh tham khảo.
Ông Chu Quang Trung, Phó viện Chiến lược và phát triển GTVT cho biết, hiện đơn vị sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông tin về giao thông theo phương pháp truyền thống như đếm xe, khảo sát bằng bảng câu hỏi với người dân… Vì vậy, công nghệ sử dụng dữ liệu từ điện thoại di động sẽ thu thập được dữ liệu thực về mật độ, số lượng đi lại trên bản đồ số. Từ dữ liệu lớn này, các thuật toán, công thức tính toán sẽ đưa ra được phân tích dự báo chính xác hơn so với phương pháp truyền thống. Nếu việc khai thác dữ liệu từ điện thoại di động để hỗ trợ, phục vụ công tác quản lý, quy hoạch GTVT Nam sẽ rất tốt,
Cũng theo ông Trung, hiểu đơn giản là khi điện thoại di động được bật lên, kết nối với các trạm thu phát sóng là đã hình thành dữ liệu, xác định được điểm đi, đến của phương tiện.
“Các ứng dụng gọi xe, đặt xe qua điện thoại di động hiện có cũng hình thành nên nguồn dữ liệu. Chẳng hạn từ thông tin thu thập được qua ứng dụng đặt xe Grab, qua nhà mạng sẽ tập hợp được thông tin để phân tích liên quan đến phương tiện, hành vi giao thông, phân loại theo nhóm, khu vực. Bên khai thác dữ liệu sẽ mua dữ liệu qua nhà mạng, nhưng bắt buộc phải có thuật toán để lược bỏ thông tin định danh và chỉ còn lại thông tin không định danh để phục vụ thống kê, phân tích”, ông Trung nói thêm.
Theo Giao Thông
Bình Dương lọt vào danh sách 21 Thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2019
Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF) đã công bố danh sách 21 thành phố, khu vực được vinh danh có chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2019 (Smart21), trong đó Bình Dương là thành phố đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách này.
Danh sách Smartcity21.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, mới đây, Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF) đã công bố danh sách 21 thành phố, khu vực được vinh danh có chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2019 (Smart21).
Cộng đồng Thành phố Thông minh Smart21 năm 2019 bao gồm các thành phố và các vùng từ Hoa Kỳ, Úc, Brazil, Canada, Pháp, Ấn Độ, Kenya, Nga, Đài Loan, Hoa Kỳ và Việt Nam. Bình Dương, địa phương đầu tiên ở Việt Nam chính thức trở thành thành phố thông minh tiêu biểu.
ICF lựa chọn 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu của thế giới dựa trên số liệu định lượng và định tính, được đánh giá bởi một nhóm các nhà phân tích, đứng đầu là cựu giám đốc điều hành Cisco và Westchester County (New York) CIO, Tiến sĩ Norman Jacknis. Các phân tích được dựa trên phương pháp ICF, cung cấp khuôn khổ, khái niệm để tập trung phát triển các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của cộng đồng về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Để trở thành Thành phố Thông minh và tham gia vào Cộng đồng Thành phố Thông minh thế giới, một khu vực (thành phố, vùng...) cần đáp ứng đầy đủ 6 tiêu chí:
Băng thông rộng
Băng thông rộng là tiện ích thiết yếu của tương lai, là một công cụ đầy sức mạnh và đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ngang bằng nước sạch và giao thông tốt. Băng thông rộng kết nối máy tính bàn, máy tính xách tay hoặc thiết bị di động của bạn tới hàng tỷ thiết bị và người dùng trên thế giới, tạo một môi trường số bao trùm thế giới vật chất, tạo ra cuộc cách mạng về cách thức chúng ta làm việc, vui chơi, sinh sống, giáo dục và giải trí cho bản thân, quản lý người dân và liên kết với thế giới. Đây là yếu tố thể hiện sự phát triển vượt bậc của ứng dụng công nghệ thông tin.
Lực lượng lao động tri thức
Ngày nay tất cả các việc làm hấp dẫn ở nền kinh tế công nghiệp hóa hay đang phát triển đều đòi hỏi lượng kiến thức lớn hơn. Mỗi cá nhân đều không ngừng cải thiện các kỹ năng khác nhau vì đó là cách duy nhất để khẳng định giá trị bản thân. Nếu như khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ thì thiết yếu cần có một lực lượng lao động tri thức cao để có thể sử dụng những thiết bị công nghệ đó phục vụ công việc, tạo ra giá trị kinh tế. Trong tương lai nếu người lao động không tạo ra được những giá trị gia tăng vượt qua mức chi phí lương của họ, không sớm thì muộn họ sẽ bị thay thế bởi công nghệ (phần mềm, phần cứng).
Đổi mới
Cộng đồng thông minh theo đuổi sự đổi mới thông qua các mối quan hệ giữa doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức như các trường đại học, bệnh viện. Tam giác đổi mới hay "Triple Helix" hỗ trợ duy trì các lợi ích kinh tế ở địa phương. Việc chính quyền đầu tư vào công nghệ tiên tiến đóng góp to lớn vào sự phát triển nền văn hóa và cải thiện dịch vụ cho nhân dân, giảm chi phí vận hành.
Bình đẳng tiếp cận công nghệ số
Mọi người trong cộng đồng đều có quyền tiếp cận công nghệ băng thông rộng và có kỹ năng sử dụng chúng phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống và nhu cầu truyền thông, giao tiếp.
Bền vững
Cải thiện đời sống hiện tại, đồng thời đảm bảo rằng các thế hệ tương lai có thể giữ vững và phát huy, là yếu tố cốt lõi của phát triển bền vững. Trong lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế luôn liên quan tới việc tiêu thụ rất nhiều tài nguyên và cũng tạo ra nhiều chất thải. Cho nên chúng ta cần phải tìm cách để tiếp tục tăng trưởng đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ủng hộ - khích lệ
Các lãnh đạo cộng đồng hoặc các nhóm cộng đồng thường gặp nhiều khó khăn hoặc rào cản trong việc đổi mới hoặc ủng hộ sự thay đổi. Tuy nhiên nỗ lực để thay đổi và quyết tâm để thực hiện là những điều cốt lõi của Cộng đồng thông minh.
Ngoài các tiêu chí trên, hàng năm, ICF lựa chọn một chủ đề cho chương trình Giải thưởng của mình và cho Hội nghị thượng đỉnh thường niên. Chủ đề của chương trình năm 2018 là "Humanizing Data (Dữ liệu phục vụ con người)". Chương trình Giải thưởng là cơ hội để các cộng đồng báo cáo những thành quả của mình trong lĩnh vực Big Data (Dữ liệu lớn) và Open Data (Dữ liệu mở)
Danh sách 21 cộng đồng có chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2019:
Abbotsford, British Columbia, Canada
Adelaide, Nam Úc, Úc
Thành phố thông minh Bình Dương, Việt Nam
Thành phố Chiayi, Đài Loan
Chicago, Illinois, USA
Curitiba, Parana, Brazil
Greater Victoria, British Columbia, Canada
Hudson, Ohio, Hoa Kỳ
Issy-les-Moulineaux, Pháp
Thành phố Keelung, Đài Loan
Mát-xcơ-va, Nga
Nairobi County, Kenya
Prospect, Úc
Rochester, New York, USA
Sarnia-Lambton County, Ontario, Canada
Sunshine Coast, Úc
Surat, Gujarat, Ấn Độ
Thành phố Đài Nam, Đài Loan
Thành phố Đào Viên, Đài Loan
Westerville, Ohio, Hoa Kỳ
Winnipeg, Manitoba, Canada
Theo Báo Mới
Facebook chính thức phát hành cập nhật Messenger với giao diện mới Facebook Messenger được thiết kế mới, công bố lần đầu tiên tại hội nghị nhà phát triển Facebook F8 vào tháng 5 năm ngoái, cuối cùng cũng đã chính thức phát hành. (Nguồn: Facebook) Facebook Messenger được thiết kế mới, công bố lần đầu tiên tại hội nghị nhà phát triển Facebook F8 vào tháng 5 năm ngoái, cuối cùng cũng đã chính...