Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Theo dõi VGT trên

Đó là mục tiêu được nhấn mạnh tại Đề án tổng thể đầu tư phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 vừa được Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày trước Quốc hội chiều 21/10. Chiều nay (22/10), Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về nội dung này.

Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi - Hình 1

Vùng DTTS vẫn là “lõi nghèo” của cả nước

Trình bày nội dung cơ bản Đề án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, mục tiêu Đề án nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới quốc gia; củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi - Hình 2

Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, Đề án đặt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững cho vùng DTTS

Đề án sẽ thực hiện ở địa bàn các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã, thôn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (không bao gồm xã thuộc vùng bãi ngang ven biển và hải đảo) giai đoạn 2021 – 2030.

Về tên gọi của Đề án, Chính phủ trình Quốc hội cho phép điều chỉnh lại tên Đề án là: “Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030″.

Về sản phẩm Đề án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, mục đích của việc xây dựng Đề án là phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra trong quá trình tổng kết, trọng tâm là giải quyết một số khó khăn, bức xúc của người dân; điều chỉnh, tích hợp chính sách cho phù hợp với thực tiễn, do vậy, Chính phủ đề nghị Quốc hội phê duyệt Đề án và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030.

Về kinh phí thực hiện Đề án, Chính phủ đề nghị Quốc hội phê duyệt chủ trương và các nội dung chủ yếu của Đề án, khi xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ sẽ chỉ đạo thẩm định, tổng hợp, cân đối và trình Quốc hội theo quy định của Luật đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.

Liên quan đến việc tổ chức thực hiện, Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyên đề giao nhiệm vụ cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương thực hiện; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát quá trình thực hiện.

Tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức thiết nhất hiện nay

Video đang HOT

Trình bày Báo cáo thẩm tra Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết, Hội đồng Dân tộc tán thành với sự cần thiết xây dựng Đề án.

Việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng cao, diện mạo vùng DTTS&MN đã thay đổi rõ rệt. Nhưng hiện nay, trong vùng DTTS&MN còn có 1.957 xã và 20.176 thôn đặc biệt khó khăn, đây là khu vực vẫn còn tồn tại 5 nhất so với cả nước, đó là: Vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế – xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất. Khoảng cách phát triển, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số (DTTS) so với mặt bằng chung cả nước chưa được thu hẹp mà có xu hướng ngày càng doãng ra.

Mặt khác, chính sách đối với vùng DTTS&MN hiện có 118 văn bản chính sách còn hiệu lực, do nhiều cơ quan chủ trì xây dựng, quản lý, tổ chức thực hiện nên nguồn lực bị phân tán, dàn trải, khó lồng ghép, hiệu quả không cao, khó xác định rõ trách nhiệm. Do đó, cần phải có giải pháp tổng thể, khắc phục những tồn tại, hạn chế của giai đoạn vừa qua, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện vùng DTTS&MN, nhằm thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và mức thu nhập của đồng bào DTTS so với cả nước.

Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi - Hình 3

Về các nội dung cụ thể của Đề án, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho biết, Hội đồng Dân tộc đề nghị điều chỉnh lại tên gọi của Đề án là: “Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS&MN”, để xác định rõ địa bàn, đối tượng của Đề án là vùng DTTS&MN, không bao gồm hơn 300 xã bãi ngang ven biển, hải đảo. Đồng thời, thống nhất với sự phân kỳ thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030 theo đề nghị của Chính phủ.

Đề án xác định phạm vi thực hiện ở vùng DTTS&MN trên địa bàn 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, của 548 huyện, thị xã, thành phố, thuộc 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội đồng Dân tộc cho rằng, trong tổng số 5.266 xã thuộc vùng DTTS&MN, có 1.957 xã đặc biệt khó khăn ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa được đảm bảo, mức độ hưởng thụ thành quả phát triển chung của đất nước rất thấp. Do vậy, đề nghị Chính phủ cần xác định phạm vi, địa bàn của Đề án theo hướng tập trung vào “vùng đặc biệt khó khăn” của vùng DTTS&MN để ưu tiên nguồn lực đầu tư, khắc phục tình trạng dàn trải, cào bằng, thiếu trọng tâm, trọng điểm như hiện nay.

Về giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS&MN, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho biết, nhiều ý kiến đề nghị, nội dung chương trình mục tiêu quốc gia mới cần quan tâm tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức thiết nhất hiện nay của vùng DTTS&MN, theo thứ tự ưu tiên, như: (1) Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; (2) quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư ở nơi cần thiết; (3) phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; khơi dậy, phát huy tiềm năng, thế mạnh ở vùng DTTS (4) đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống (đường giao thông, điện sinh hoạt và sản xuất, trường học, trạm y tế, nhà ở…); (5) phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (6) phát triển văn hóa – du lịch, gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa, tri thức của đồng bào các dân tộc; (7) xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Hội đồng Dân tộc cũng đề nghị đưa các vấn đề về giới, nguyên tắc lồng ghép giới xuyên suốt trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án; cần đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới ở vùng DTTS&MN. Đưa nội dung suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi và nhẹ cân trở thành một nội dung chính sách cần được ưu tiên trong Đề án và phân bổ ngân sách thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, thẩm tra của Hội đồng Dân tộc cũng đề nghị Chính phủ cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn về những yếu tố, nội dung phù hợp, đang phát huy hiệu quả tốt của các chính sách để tiếp tục duy trì và phát huy. Đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém, bất hợp lý, khó khăn trong tổ chức thực hiện của các chính sách cụ thể để điều chỉnh, thay thế cho phù hợp. Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện trong nửa đầu năm 2020 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành bộ tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi thật sự bao quát đầy đủ những yếu tố đặc thù của các vùng, miền, bảo đảm khách quan, khoa học dễ thực hiện.

CHÂU GIANG

Theo Dansinh

Cộng đồng các dân tộc TP Hà Nội đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập xây dựng Thủ đô

Sáng 3/10, tại Bộ Tư lệnh Thủ đô, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) TP Hà Nội lần thứ III với chủ đề "Cộng đồng các dân tộc TP Hà Nội đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại" đã chính thức khai mạc.

Cộng đồng các dân tộc TP Hà Nội đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập xây dựng Thủ đô - Hình 1

Quang cảnh Đại hội. (Ảnh: TH)

Đại hội vinh dự nhận lẵng hoa chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tham dự Đại hội có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Võ Văn Phuông, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; Ban Dân tộc một số tỉnh, thành phố... cùng 241 đại biểu đại diện cho 50 thành phần dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội nêu rõ: Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc 5 năm qua (2014-2019) đã đạt được những kết quả tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các xã vùng dân tộc miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 12%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 35 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 46 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm nhanh, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư, nâng cấp, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, thiết chế văn hóa...

Đến nay, 100% số xã đã có đường bê tông xi măng hoặc trải nhựa đến trung tâm xã; trên 60% đường liên thôn, đường trục chính của thôn đã được bê tông hóa; 100% hộ dân dùng điện lưới quốc gia... Cùng với đó, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được đồng bào ủng hộ và thực hiện có hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố nói chung và vùng dân tộc miền núi nói riêng ngày càng được cải thiện; công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và thành phố; khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt.

Cộng đồng các dân tộc TP Hà Nội đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập xây dựng Thủ đô - Hình 2

Các đại biểu tham dự Đại hội. (Ảnh:TH)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân tộc vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ là người DTTS ở một số nơi nhìn chung còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo của một số xã còn cao. Bên cạnh đó, hệ thống thiết chế văn hóa một số nơi chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho đồng bào. Bản sắc văn hóa của một số dân tộc có nơi đang bị mai một, tiếng nói, chữ viết, trang phục và các lễ hội truyền thống đang mất dần. ...

Nhiệm kỳ 2019-2024, Đại hội xác định mục tiêu tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng DTTS của thành phố; phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội; từng bước đưa trình độ phát triển các xã vùng dân tộc miền núi cơ bản ngang bằng với mức bình quân vùng nông thôn của thành phố...Tiếp tục phấn đấu đưa Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu về thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc, góp phần cùng toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại...

Theo đó, Đại hội đề ra 7 mục tiêu, giải pháp cụ thể cho giai đoạn tới. Trong đó, nhấn mạnh tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; triển khai thực hiện chính sách dân tộc của Trung ương và Thành phố đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng dân tộc miền núi, tiếp tục gắn chặt việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với Chương trình giảm nghèo bền vững; chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc đồng bào DTTS...

Cộng đồng các dân tộc TP Hà Nội đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập xây dựng Thủ đô - Hình 3

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Đại hội. (Ảnh:TH)

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định, đồng bào DTTS là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. TP Hà Nội có gần 108 ngàn người DTTS với 50 thành phần dân tộc, chủ yếu là dân tộc Mương, Dao... Công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Hà Nội có nhiều thuận lợi song cũng có những khó khăn như áp lực về không gian sinh sống, về bảo tồn văn hóa các dân tộc... Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội từ thành phố đến cơ sở đã dành sự quan tâm đặc biệt, đầu tư phát triển toàn diện vùng DTTS.

Đánh giá cao công tác dân tộc và chính sách dân tộc mà TP Hà Nội thực hiện trong thời gian qua, đồng chí Đỗ Văn Chiến đề nghị đại hội thảo luận, thực hiện việc tập trung khai thác tiềm năng lợi thế của vùng nông thôn ven đô thị đất bán sơn địa, đa dạng sinh thái để tạo sinh kế mới cho người dân, tạo xung lực mới theo hướng ban hành cơ chế chính sách phù hợp về đất đai, dạy nghề, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm... để phát triển các dự án sản xuất sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị. Đồng thời khai thác tiềm năng lợi thế, có phương án bảo tồn, phát huy văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số...

Cộng đồng các dân tộc TP Hà Nội đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập xây dựng Thủ đô - Hình 4

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tặng bức trướng với chủ đề "Cộng đồng các dân tộc TP Hà Nội đoàn kết, đổi mới, hội nhập, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại. (Ảnh:TH)

Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong những năm qua, thành phố đã quan tâm ưu tiên cho phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Ban Thường vụ HĐND TP đã ban hành Nghị quyết, UBND TP đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS giai đoạn 2013-2015, ngân sách TP đã bố trí 837,5 tỷ đồng, đầu tư thực hiện 105 dự án. Giai đoạn 2016-2020, ngân sách thành phố dự kiến bố trí 1000 tỷ đồng, đến nay đã cấp 850 tỷ đồng thực hiện các dự án vùng đồng bào DTTS... Cùng với đó, nhiều địa phương cũng tích cực vào cuộc góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác dân tộc.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc, đồng chí Nguyễn Đức Chung đề nghị, thời gian tới, các Sở, ban ngành tiếp tục phát động phong trào thi đua yêu nước, gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động đồng bào tích cực thực hiện các chương trình, nghị quyết, dần thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc với nông thôn Thủ đô. Cần có giải pháp hữu hiệu phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, nghiên cứu các chính sách đối với vùng DTTS...

Đồng thời chú trọng phát triển toàn diện văn hóa DTTS, giữ gìn bảo tồn, tôn vinh các bản sắc văn hóa dân tộc. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, động viên đồng bào DTTS tham gia vào công tác quốc phòng an ninh; Phát huy vai trò của người có uy tín đối với đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc...

Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã tặng bằng khen cho 5 tập thể, 18 cá nhân; UBND TP Hà Nội tặng bằng khen cho 15 tập thể và 28 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2014 - 2019./.

Đại hội đề ra chỉ tiêu đến năm 2024 phấn đấu các xã vùng dân tộc miền núi duy trì tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm trên 12%; thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân trên 20%/năm, đến cuối năm 2024 cơ bản bằng mức bình quân khu vực nông thôn; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia từ 90% trở lên; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt trên 60%; 100% hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đô thị; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có trên 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 100% đảng bộ xã và chi bộ thôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, không có đảng bộ, chi bộ không hoàn thành nhiệm vụ...

Thu Hà

Theo ĐCSVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

An Giang: Sập cầu T6 khiến xe tải chở 30 tấn gạch rơi xuống kênh
13:26:34 13/11/2024
Lốc xoáy khiến 36 nhà dân ở thị xã Đức Phổ bị tốc mái
14:11:22 13/11/2024
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
19:21:02 13/11/2024
Xác minh clip sau va chạm giao thông, người đàn ông bị còng tay
15:22:37 13/11/2024
Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ
13:28:59 14/11/2024
Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức
22:33:22 14/11/2024
Bão số 8 suy yếu, hai bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau gây tình hình phức tạp
13:02:34 13/11/2024
Học sinh lớp 5 đuối nước khi tắm ao, bạn đi cùng sợ hãi không dám báo
15:16:58 13/11/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
09:17:39 15/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân vướng tranh cãi: Quẩy quên hình tượng tại đám cưới đồng giới, công khai "khóa môi" 1 sao nữ
08:27:32 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024
Bạn gái của Huỳnh Hiểu Minh bị chồng cũ gọi là "Kẻ nói dối"
10:02:09 15/11/2024

Tin mới nhất

Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện

10:07:01 15/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ ngày 14-11, tại Km113+600 thuộc cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã xảy ra va chạm giữa xe container và xe tải.

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn

10:05:15 15/11/2024
Theo ghi nhận, vụ cháy xảy ra tại khu vực ven đường Võ Văn Kiệt, nơi người dân để nhiều bao tải phế liệu trong hàng cây chạy dọc tuyến đường hướng từ sân bay Nội Bài vào nội thành Hà Nội.

Bình Dương: Tài xế có nồng độ cồn rất cao gây tai nạn liên hoàn, 1 người tử vong

10:03:18 15/11/2024
Tại đây, xe của Hùng va chạm với xe máy của bà Nghiêm Bích Ngọc (sinh năm 1970, ngụ Bình Dương). Không dừng lại sau va chạm, tài xế tiếp tục bỏ chạy, đâm trúng bà Ngô Thị Thu Hà (sinh năm 1972) khi bà đang đi bộ và kéo lê bà trên đường.

Mua pháo về nhà tự chế, nam thanh niên 27 tuổi tử vong

05:55:54 15/11/2024
Theo chính quyền địa phương, N.T.A. (27 tuổi, ở TP Hà Giang) mua pháo về nhà tự chế, bất ngờ pháo phát nổ khiến nam thanh niên tử vong.

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.

Xuất hiện đợt triều cường mới ở ven biển Đông Nam Bộ

12:41:00 14/11/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ tháng 12/2024 đến tháng 1/2025, tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ khả năng xuất hiện 4 đợt triều cường.

Nỗi lo lũ quét của thầy trò trường vùng cao Nghệ An

11:35:17 14/11/2024
Được biết, vấn đề này trước đây cũng được UBND xã Lượng Minh khảo sát nhưng do địa phương còn nghèo, không đủ nguồn lực nên xã đang đề xuất sự hỗ trợ của cấp trên cũng như các nhà hảo tâm trong việc chuyển trường.

Gia Lai: Nước đã rút, thôn Mơ Nang 2 hết bị cô lập

11:32:54 14/11/2024
Sáng ngày 14-11, ông Lê Hữu Hưng, Chủ tịch UBND xã Kim Tân (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, người dân thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân) đã hết bị cô lập.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

11:25:13 14/11/2024
Sự cố không gây thương vong về người nhưng khiến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh bị ách tắc. Hành khách trên tàu SE7 sau đó được hỗ trợ di chuyển bằng ô tô về khu vực ga Chu Lễ.

Điều tra vụ nổ nhà dân ở Bắc Giang làm một người tử vong

11:23:10 14/11/2024
Hậu quả làm anh C. tử vong, nhà ở bị hư hỏng nặng. Ngoài ra không có ai khác trong gia đình anh C. bị thương.

Bạc Liêu chuẩn bị ứng phó với triều cường có cường độ rất mạnh

11:20:35 14/11/2024
Khi có thông báo triều cường, cảnh báo mưa lớn, người dân cần chủ động theo dõi, kê cao đồ đạc để tránh bị ngập, tuân thủ lịch mùa vụ trong sản xuất.

Vụ lật xe chở dăm gỗ ở Bình Định: Chia sẻ nỗi đau người ở lại, mong pháp luật xử lý nghiêm

20:11:25 13/11/2024
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, cơ quan chức năng làm việc với tài xế lái xe và chủ doanh nghiệp này. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng cho biết, đây là loại ô tô tải có mui, được sản xuất năm 2008, niên hạn sử dụng đến năm 2033; được phép c...

Có thể bạn quan tâm

Israel ném bom gần sân bay Beirut, gây nổ sát đường băng có máy bay di chuyển

Thế giới

11:51:04 15/11/2024
Chỉ sau vài giây, một vụ nổ lớn rung chuyển khu vực, san phẳng một tòa nhà gần đó. Khói xám dày đặc nhanh chóng bao phủ khu vực xung quanh, bụi bốc cao lên không trung.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

Sức khỏe

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

Hát ở Mỹ khi đang bị 'cấm sóng', Đàm Vĩnh Hưng không bị xử phạt

Sao việt

11:45:39 15/11/2024
Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM vừa thông tin liên quan việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng được cá nhân, tổ chức mời hát ở nước ngoài.

Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ

Góc tâm tình

11:43:24 15/11/2024
Cuộc sống hôn nhân của tôi như một chuỗi ngày tăm tối, nơi nỗi mệt mỏi đè nặng lên vai mỗi khi chăm sóc người chồng bị liệt giường.

Cách tăng cường collagen hàng ngày dễ thực hiện

Làm đẹp

11:25:19 15/11/2024
Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone có lợi cho cơ thể và cũng là lúc để phục hồi, tăng cường sản xuất collagen.

Những gợi ý lắp đèn chiếu sáng giúp căn nhà sang trọng hơn

Sáng tạo

10:49:06 15/11/2024
Theo các kiến trúc sư, ngay cả khi đầu tư khá nhiều tiền cho nội thất nhưng nếu không đủ ánh sáng hoặc nguồn sáng không phù hợp thì căn nhà cũng sẽ mất đi tính thẩm mý và sang trọng.

Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý

Sao thể thao

10:39:08 15/11/2024
Mới đây, vợ chồng thủ môn Đặng Văn Lâm và bà xã Yến Xuân đã chia sẻ hình ảnh khi được bố mẹ của Văn Lâm từ Vũng Tàu ra Hà Nội thăm. Yến Xuân tự tay vào bếp chuẩn bị một bữa tối ấm áp để gia đình quây quần bên nhau.

Mỹ nhân Vbiz đổi đời nhờ 14 giây hát nhép trên mạng, mỗi năm chỉ đóng 1 phim vẫn hot rần rần

Hậu trường phim

10:37:11 15/11/2024
Chiều ngày 14/11, đoàn làm phim Công Tử Bạc Liêu đã tổ chức showcase giao lưu cùng khán giả cùng truyền thông trước khi dự án chính thức được trình làng vào tháng 12/2024.

Rosé hé lộ nhạc mới khiến dân tình phát cuồng, khẳng định là "Album của năm"

Nhạc quốc tế

10:24:15 15/11/2024
Rosé (BLACKPINK) khiến người hâm mộ toàn cầu như ngồi trên đống lửa khi nhá hàng những ca khúc nằm trong album sắp ra mắt.

Cô gái 26 tuổi bị tai nạn, chị bán đồng nát đứng ra giúp đỡ: Tất cả đều sững sờ trước cảnh trong bệnh viện

Netizen

10:06:10 15/11/2024
Tại sao phải sống tử tế? - Đó là câu chuyện đang rất viral của cô gái có biệt danh S.C (26 tuổi) sau một lần bị va chạm giao thông. Trong một lần S.C bị sự cố giao thông khá nặng, người va chạm thì bỏ đi,

Sao Hàn 15/11: Kim Tae Hee hiếm hoi nói về đời tư, bạn trai tỷ phú nâng đỡ Lisa

Sao châu á

10:05:00 15/11/2024
Kim Tae Hee hiếm hoi chia sẻ về đời tư, Lisa được bạn trai tỷ phú nâng đỡ khi xuất hiện trên ấn phẩm trực tuyến The Hollywood Issue 2025.