Khai thác sá sùng bằng “công nghệ” hủy diệt
Thời gian gần đây, trên các vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, con sá sùng được các đầu nậu Trung Quốc mua gom với giá cao khiến người dân đổ xô đi cào bắt bất chấp những hình thức khai thác theo kiểu tàn phá môi trường, tận diệt nguồn khả năng sinh tồn phát triển tự nhiên loài đặc sản quý này.
Tại các xã đảo Minh Châu, Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, các thương nhân Trung Quốc trực tiếp hướng dẫn người dân cách bắt sá sùng mẹ và cam kết sẽ thu mua với giá cao gấp nhiều lần so với sá sùng thương phẩm.
Để bắt được sá sùng mẹ phải tìm đúng tổ rồi dùng xẻng nhỏ đào sâu từ 0,7 đến 1m. Chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ vùng bờ biển các xã đảo bị lật tung, rãnh hào dọc ngang chi chít. Do bị đào bới trên diện rộng nên một số loài thủy sản khác nuôi quản canh hoặc tự nhiên như nghêu, vạn, bông thùa cũng bị tác động đến sinh trưởng, số lượng khai thác giảm rất nhiều so với trước kia.
Khai thác sá sùng tại Quảng Ninh.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ tháng 3, 5/2012, lại xuất hiện kiểu khai thác sá sùng, bông thùa bằng “công nghệ” chưa từng có đối với tập quán của người dân vùng biển Quảng Ninh. Nhiều người khai thác cũng đã thừa nhận cách thức đánh bắt này cũng do thương lái Trung Quốc “chuyển giao”. Đó là dùng máy bơm nước áp lực cao để sục thẳng vào bãi cát, dù có ẩn náu cách nào dưới lớp cát dày thì sá sùng và bông thùa cũng phải bật lên.
Video đang HOT
Đáng nói “công nghệ” này rất nhanh chóng được phổ biến trên khắp các vùng bờ biển trong tỉnh. Nước biển vùng ven bờ thường khi trong xanh nhưng kể từ khi áp dụng những kiểu đánh bắt càn quét nêu trên đã trở nên ngầu đục, bằng trực quan cũng có thể nhìn thấy rõ sự ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Đến mức Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã phải làm Báo cáo khẩn cấp với UBND tỉnh đề nghị có biện pháp quản lý, ngăn chặn (Báo cáo số 808/BC-BCHBP tháng 5/2012).
Ghi nhận phản ánh của lực lượng BĐBP, mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Công văn số 2248/UBND-NLN2 gửi các cấp ngành yêu cầu thực hiện khẩn cấp một số việc sau: Giao Sở NN-PTNT và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản căn cứ vào đề xuất của Bộ chỉ huy BĐBP khẩn trương tiến hành các hoạt động kiểm tra, xử lý và đề xuất các biện pháp chống tái diễn khai thác sá sùng bằng công nghệ mới. Nếu phát hiện ngư dân tham gia khai thác thuộc đối tượng được hưởng chính sách trợ giá xăng dầu đánh bắt xa bờ phải lập báo cáo và đề xuất dừng hỗ trợ.
Đối với lực lượng BĐBP, ngoài việc tăng cường các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng cần kiểm tra, phát hiện các trường hợp thương lái là người Trung Quốc tham gia vào việc tư vấn khai thác, thu mua sá sùng để xử lý kiên quyết
Theo CAND
Miền Trung lại lên "cơn sốt đỉa"
Hơn 1 tháng nay, nông dân huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An thực sự lên cơn sốt với thông tin các đầu nậu thu mua đỉa làm thuốc với giá rất cao. Hy vọng bán được từ 180 - 200 nghìn đồng/kg đỉa, già trẻ ở vùng này đổ xô ra các cánh đồng để "săn" đỉa bán lấy tiền.
Vùng quê lên "cơn sốt"
Chưa khi nào người nông dân lại nghĩ con đỉa có giá trị kinh tế đến vậy. Khi thông tin về việc một số thương lái thu gom mua đỉa với giá cao, người dân liền thi nhau đổ xô ra các cánh đồng để bắt đỉa. Chỉ cần một chiếc túi đựng hay một cái tất cũ vứt đi và một cái que để gắp là có thể hành nghề "săn" đỉa ngay lập tức. Vào mùa này, việc bắt đỉa khá dễ dàng bởi mực nước cạn và nắng nóng hầu hết đỉa không chịu được nên bò lên các vạt cỏ trên bờ tránh nắng, người dân chỉ cần chăm chỉ và chịu khó quan sát là có thể bắt chúng dễ dàng.
Chỉ trong mấy ngày nay, con đỉa bỗng trở nên đắt giá và trở thành đề tài nóng hổi ở khắp mọi nơi. Cũng là một nông dân đang hàng ngày săn đỉa bán kiếm tiền, Chị Hà Thị Mai trú tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong cho biết: "Chúng tôi cũng khá bất ngờ khi con đỉa trở nên có giá trị như vậy, mới có người thu mua nên đỉa ở đây đang còn nhiều. Chịu khó thì một ngày mỗi người cũng kiếm được 50 nghìn đồng, nhiều thì cũng phải được 65 - 70 nghìn đồng mà lại đỡ vất vả hơn các công việc làm mướn hay đi đào khoai mài khác".
Nếu nói về "nghề" săn đỉa thì nó thực sự đem lại mối lợi lớn bởi chẳng cần đầu tư bất cứ một dụng cụ nào mà chỉ tận dụng nhưng vật dụng sẵn có hàng ngày, thậm chí là đồ đã bỏ đi để dùng làm nơi nhốt đỉa. Đối với bà con nông dân thì số tiền 60 - 80 nghìn/ngày đã là nguồn thu nhập khá, góp phần vào đảm bảo cuộc sống. Thế nên, hơn một tháng nay, các nhân lực trong gia đình được huy động đến mức tối đa. Các em học sinh, sáng đi học chiều về lại líu ríu theo chân cha mẹ ra đồng "săn" đỉa.
Thực hư mục đích và hệ quả
Với chừng này đỉa, người dân đã có 65 - 70 nghìn đồng
Chuyện săn đỉa để bán là có thật đang hiển hiện ở người dân nơi đây, nhưng khi hỏi về mục đích của việc thu mua đỉa thì ai cũng lắc đầu không biết hay trả lời theo kiểu "nghe nói là". Bà Hà Thị He, một người dân chuyên đi thu mua đỉa tại địa phương cho biết: "Họ đặt hàng thì chúng tôi đứng ra thu mua thôi, chứ thực ra cũng không biết chính xác là họ mua để làm gì. Cũng có nghe nói họ thu mua số đỉa này để làm thuốc hay bán sang Trung Quốc gì đấy". Cũng theo bà He, là một đầu nậu thu gom số đỉa hàng ngày của người dân bắt được, bà chỉ việc cân đong rồi gom lại một chỗ sau đó sẽ có người trực tiếp đến lấy. Công việc nhẹ nhàng nhưng lại cho thu nhập khá cao nên hàng ngày số đỉa mà cơ sở của bà thu mua cũng tăng nhanh chóng.
Không chỉ tại xã Tiền Phong, mà ở các xã lân cận như Mường Nọc, Châu Kim cũng bắt đầu xuất hiện việc thu mua đỉa sống. Nhưng đầu nậu tại các xã này cũng lắc đầu không biết người ta mua đỉa sống với số lượng lớn như vậy để làm gì, và chuyển đi tận đâu. Cùng làm công việc như bà He là bà Lương Thị Dân, một đầu nậu thu gom đỉa tại xã Châu Kim chia sẻ: "Tôi chỉ nghe nói là mua về để làm thuốc và xuất bán sang Trung Quốc thôi chứ mình có biết chính xác đâu".
Trước mắt, việc thu mua đỉa sống với số lượng lớn, trong khi đỉa lại là con vật hợp với khí hậu của nước ta nên sinh sản nhanh và đem lại nguồn lợi kinh tế khá lớn trước mắt góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân. Nhưng về lâu dài, các chuyên gia sinh vật học phân tích, việc này có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sự cân bằng hệ thực vật trong tự nhiên. Từ đó, con người cũng có thể bị ảnh hưởng không nhỏ.
Chưa kể đến trường hợp, khi người dân đang ngày đêm ra sức bắt đỉa, các đầu nậu thu gom với số lượng lớn, đến một ngày, nhỡ số đỉa đó không được chuyển đi mà việc tiêu hủy con đỉa rất phức tạp và khó khăn. Và tình trạng đỉa đã thu gom không bán được dẫn đến thả tràn lan trên các cánh đồng đã xảy ra ở TP Hồ Chí Minh.
Việc có hay không lợi ích về kinh tế của con đỉa cần được sớm làm rõ để người dân có nhận thức về việc săn bắt đỉa, để không chỉ vì món lợi nhuận trước mắt mà có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài về môi trường sống. Trước khi mọi việc được làm rõ và giải thích thì hiện nay, trên các cánh đồng không chỉ riêng ở xã Tiền Phong mà ở toàn huyện Quế Phong vẫn đang lên "cơn sốt đỉa".
Theo ANTD
Nghẹt thở màn chặn bắt đường dây săn bắt, giết mổ động vật hoang dã Các phương án chặn bắt đối tượng mua bán, vận chuyển ĐVHD trên ô tô, xe máy, thậm chí đuổi bắt bộ theo đường mòn đều được trinh sát PCTP về môi trường Công an Hà Nội và Công an tỉnh Lạng Sơn sẵn sàng. Tổng số sản phẩm động vật Trường mua bán, xẻ thịt khoảng 80kg Chân dung "ông trùm" Người...