Khai thác đường bay TP.HCM – Quy Nhơn
- Ngày 1/2, tại Cảng hàng không Phù Cát (Binh Đinh), Hãng hàng không Jetstar Pacific đã tổ chức khai trương đường bay gia re TP.HCM – Quy Nhơn và ngược lại.
Băt đâu tư ngay 1/2, đường bay TP.HCM – Quy Nhơn và ngược lại đươc Jetstar Pacific khai thác hàng ngày với giờ bay: xuất phát tại TP.HCM lúc 10h05, đên sân bay Phu Cat luc 11h15; chiêu ngươc lai xuất phát tại sân bay Phù Cát lúc 11h50, đên TP.HCM luc 12h55, bằng máy bay Airbus A320.
Hanh khach đi chuyên bay TP. Hô Chi Minh – Quy Nhơn cua Jetstar Pacific xuông sân bay Phu Cat.
Ông Lê Hồng Hà – Tổng Giám đốc Jetstar Pacific cho biêt, việc mở đường bay này mang lại thêm lựa chọn, tăng cơ hội đi lại cho người dân với giá vé rẻ hợp lý. Trong giai đoạn đầu khai thác, Jetstar Pacific thực hiện mỗi ngay 1 chuyến khứ hồi giữa TP.HCM – Quy Nhơn.
Kế hoạch tăng chuyến cũng đang được Hãng chuẩn bị để triển khai thời gian tới theo thực tế nhu cầu thị trường.
Video đang HOT
“Các tuyến bay mới của Jetstar Pacific sẽ giúp cho cộng đồng đi du lịch, thăm ngươi thân và giao thương kinh tế thêm thuận lợi. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển thị trường bằng giá vé rẻ mỗi ngày, các đợt khuyến mại thực hiện thường xuyên để mang lại cho người dân nhiều cơ hội tiếp cận với phương tiện vận tải nhanh, an toàn.” – ông Hà nói.
Hỗ trợ 10 tỷ đồng cho VietJet Air mở đường bay TP.HCM – Chu Lai Sáng hôm nay (1/2), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh cho biết, lãnh đạo hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam đã làm việc với Công ty Cổ phần Hàng không VietJet Air về việc xúc tiến mở đường bay TP.Hồ Chí Minh – Chu Lai và ngược lại. Dự kiến sau khi mở đường bay, VietJet Air sẽ tổ chức khai thác với số lượng 4 chuyến/tuần, mức giá vé khoảng từ 20 – 50USD/vé/hành khách (tương đương khoảng 400.000 đồng đến 1 triệu đồng). Ông Thanh khẳng định: Việc mở đường bay mới này giúp hành khách có thêm lựa chọn trong đi lại, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư vào 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Tại buổi làm việc, lãnh đạo hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam đã ký cam kết huy động các nguồn lực để hỗ trợ VietJet Air trong thời gian một năm đầu mở đường bay. Nguồn kinh phí hỗ trợ 10 tỷ đồng trong 12 tháng đầu khai thác đường bay mới và chương trình hỗ trợ về truyền thông. Đây là hãng hàng không nội địa thứ 2 mở tuyến đến Chu Lai. Vũ Trung
Huyền Trang
Theo_VietNamNet
Hãng hàng không Air Mekong chính thức bị "khai tử"
Bộ GTVT đã quyết định hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Công ty cổ phần Hàng không Mê Kông (Air Mekong) kể từ ngày 6/1 vừa qua, chính thức "khai tử" hãng hàng không mang tên "Sếu đầu đỏ" khỏi thị trường hàng không Việt Nam.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Air Mekong không đủ các điều kiện duy trì giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không (KDVCHK) theo quy định.
Cụ thể, Nghị định số 30/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định, một hãng hàng không bị hủy bỏ Giấy phép KDVCHK, Giấy phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại nếu ngừng khai thác vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung 12 tháng liên tục. Ngoài ra, nếu không duy trì đủ vốn tối thiểu trong thời gian 3 năm liên tục thì cũng bị hủy bỏ giấy phép kinh doanh.
Hãng hàng không Air Mekong chính thức bị "khai tử"
Với Air Mekong, hãng này được Bộ GTVT cấp giấy phép KDVCHK ngày 30/10/2008. Đến tháng 10/2010 Air Mekong tổ chức khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên, sau 2 năm hoạt động hãng đã mở 8 đường bay, nối các điểm như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Hải Phòng và Vinh.
Air Mekong xin tạm ngừng khai thác từ ngày 1/3/2013 với lý do là tái cơ cấu đội tàu bay. Tuy nhiên, sau 1 tháng xin tạm ngừng bay, Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) của Air Mekong hết hiệu lực. Sau hơn 1 năm tạm ngừng bay, Air Mekong vẫn không có bất cứ động thái nào về kế hoạch sẽ bay trở lại và không đủ các điều kiện để duy trì giấy phép KDVCHK theo quy định. Cục Hàng không Việt Nam đã phải gửi văn bản hối thúc Air Mekong thực hiện báo cáo kế hoạch và chứng minh khả năng bay trở lại (nếu có).
Đối diện với nguy cơ bị tước giấy phép, vào cuối tháng 3/2014, Air Mekong liên tiếp có 2 văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam báo cáo kế hoạch khai thác trở lại, tiến trình thực hiện xin cấp lại AOC, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp giúp đỡ Air Mekong để không bị hủy bỏ giấy phép KDVCHK trước tháng 1/2015.
Đề nghị này được Bộ GTVT chấp thuận và cho phép hãng này giữ giấy phép đến hết ngày 31/12/2014. Để làm rõ khả năng nối lại hoạt động bay, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng không đã yêu cầu Air Mekong lập kế hoạch cụ thể, tiến trình xin cấp lại chứng chỉ AOC và cung cấp các tài liệu, thỏa thuận, biên bản ghi nhớ, bằng chứng liên quan đến việc tái cơ cấu, thu xếp vốn, nhân sự và thuê tàu bay.
Tuy nhiên, đến hết ngày 31/12/2014, Air Mekong đã không có bất cứ báo cáo nào đáp ứng yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam. Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết Cục đã chủ động liên lạc nhiều lần với người đại diện pháp luật của Air Mekong là ông Đoàn Quốc Việt để yêu cầu thực hiện báo cáo cũng như thu xếp gặp gỡ nhằm làm rõ việc chuẩn bị khai thác trở lại, tuy nhiên việc liên lạc đều không thành công.
Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) hủy bỏ Giấy phép KDVCHK của Air Mekong sau khi thời hạn chót để hãng hàng không tư nhân này hết hạn vào ngày 31/12/2014.
Trước Air Mekong, 2 hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines và Trãi Thiên cũng bị Bộ GTVT rút giấy phép kinh doanh do không đáp ứng được năng lực bay. Như vậy, hiện thị trường hàng không Việt Nam có 4 hãng hàng không đang khai thác bay thương mại là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vasco và VietJet Air.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Mưa lớn tại Huế, Đà Nẵng, nhiều chuyến bay không thể cất-hạ cánh Trong 2 ngày qua, thời tiết xấu gây mưa lớn tại Đà Nẵng và Huế khiến nhiều chuyến bay đi/đến các sân bay của 2 địa phương này không thể cất-hạ cánh. Nhiều chuyến bay của VietJet Air buộc phải hủy vì thời tiết xấu Hãng VietJet Air cho biết có nhiều chuyến bay của hãng bị ảnh hưởng. Cụ thể, chuyến bay...