Khai thác du lịch thám hiểm “Hang khổng lồ” ở Đắk Nông
“Hang khổng lồ” ở Đắk Nông là hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á, từng khiến nhiều du khách trầm trồ, thích thú bởi những bức ảnh tuyệt đẹp được chụp ở đây.
“Hang khổng lồ” nằm trong loạt các hang động núi lửa thuộc Công viên địa chất Đắk Nông, có diện tích 4.760 km vuông, trải dài trên địa phận 6 huyện, thị xã của tỉnh. Cho đến nay, các hang động núi lửa này được xác định là chỉ liên quan đến núi lửa Nâm Blang tại xã Buôn Choah (với gần 50 hang động có chiều dài gần 10.000 mét).
Hang C7 được mệnh danh là “Hang khổng lồ” ở Đắk Nông. – Ảnh: Tổng cục du lịch
Cách đây khoảng 10.000 năm, núi lửa hoạt động tại vùng đất này, tạo nên hệ thống hang động núi lửa đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á. Sau khi núi lửa ngừng hoạt động, các hang động dung nham lộ ra, tạo thành các kỳ quan thiên nhiên độc đáo.
Hang C7 được mệnh danh là hang núi lửa có chiều dài lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với 1.067 m. Trong xe có các cấu tạo tiêu biểu là cuộn thừng, ống trong ống, bóng dung nham, các cấu tích dòng chảy dung nham khá phổ biến.
Núi lửa Nâm B’lang (xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô) – Ảnh: Tổng cục du lịch
“Hang khổng lồ” này chỉ mới được phát hiện vào năm 2014 và là địa điểm mới lạ đối với khách du lịch. Đặc biệt, những hình ảnh tuyệt đẹp chụp từ ngoài và phía trong hang khổng lồ nhìn lên đã khiến du khách thích thú, háo hức được thám hiểm, tham quan tại đây.
Video đang HOT
Ngày 3/6 vừa qua, ông Lê Ngọc Quang, giám đốc Sở Văn hóa – thể thao – du lịch tỉnh Đắk Nông cho biết tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động kích cầu du lịch năm 2022.
Theo nội dung kế hoạch, tháng 11 này, tỉnh sẽ tổ chức các buổi tham quan trung tâm thông tin công viên địa chất Đắk Nông và Nhà triển lãm âm thanh, đặc biệt là các buổi khảo sát, thám hiểm cụm hang động P20, C8, C9, C3, C6.1 và C7. Do đó, các hang động núi lửa này rất có thể sẽ sớm được khám phá, đưa vào hoạt động du lịch của tỉnh một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn trong thời gian tới.
Nhiều hang núi lửa sẽ được thám hiểm, khảo sát. – Ảnh: Phượt 3 Miền
Theo ông Quang đánh giá, du lịch Đắk Nông hiện tại còn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng. Gần đây do có nhiều hoạt động quảng bá, thông tin nên du khách biết nhiều hơn đến các thắng cảnh của Đắk Nông.
Dịp Tết Nguyên đán vừa qua lượng khách tăng hơn 400%, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng khách tăng 30 – 40%, doanh thu tăng 25%. Mặt khác, du lịch của Đắk Nông chủ yếu là check-in khám phá, chưa có dịch vụ nghỉ dưỡng hay cao cấp hơn. Qua các hoạt động kích cầu, tỉnh mong muốn có thêm du khách, đồng thời thu hút đầu tư, phát triển thêm dịch vụ cho tỉnh.
Vết tích người tiền sử trong hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á
Đắk Nông - Trong hang động núi lửa thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, các nhà nghiên cứu phát hiện được các bộ di cốt người tiền sử.
Phát hiện này được xem là mở ra bước ngoặt cho ngành Cổ nhân học Việt Nam.
Miệng núi lửa thuộc hệ thống Công viên địa chất UNESCO Đắk Nông. Ảnh: Ban Quản lý Công viên địa chất
Vết tích người tiền sử trong hang động núi lửa
Với diện tích 4.700km2, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trải dài qua 6 huyện, thành phố gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, thành phố Gia Nghĩa.
Nơi đây hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực. Điểm nổi bật đặc biệt nhất là hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan, phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô.
Đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã phát hiện khoảng 50 hang động núi lửa tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Trong đó, có 20 hang động đã được đo, vẽ, nghiên cứu chi tiết về nguồn gốc, cơ chế tạo thành.
Qua đánh giá, các hang động phát hiện đều có nguồn gốc nguyên sinh, được tạo thành gắn liền với hoạt động phun trào của núi lửa Chư Blúk, ở xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô.
Điều đặc biệt nhất, có tới 10 hang động được các nhà khảo cổ ghi nhận có dấu tích hoạt động của người tiền sử bao gồm: Hang C1, C2, C3, C4, C4-1, C6, tại xã Đắk Sôr; hang P1, P2 xã Buôn Choáh, đều ở huyện Krông Nô.
Tại hang C6.1, lần đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á phát hiện di chỉ khảo cổ người tiền sử trong hang động núi lửa. Di chỉ khảo cổ này thuộc loại hình di tích cư trú, công xưởng và mộ táng có giá trị khoa học độc đáo và hiếm có trên thế giới.
Di cốt người tiền sử trong hang động núi lửa (hang C6.1). Ảnh:
Phát hiện nhiều di chỉ, hiện vật
Qua khai quật tại hang C6-1 và C6 các nhà khảo cổ phát hiện nhiều di chỉ, hiện vật đồ đá. Trong đó, có các công cụ lao động, đồ gốm, xương và vỏ nhuyễn thể. Ngoài ra, trong hang động còn có vết tích của bếp lửa, 3 di tích mộ táng, dấu vết của 10 cá thể.
Cụ thể, có 5 cá thể trẻ sơ sinh, 1 cá thể thiếu niên, 4 cá thể người trưởng thành. Quan trọng nhất, các nhà khảo cổ phát hiện một bộ xương và hộp sọ của bé gái khoảng 4 tuổi, được chôn theo tư thế ngồi bó gối.
Theo các nhà khoa học, các di tồn văn hóa còn bảo lưu trong hang động núi lửa C6, C6.1 cho thấy đây là nơi cư trú, mộ táng và chế tác công cụ của người tiền sử có niên đại từ 4.000 đến 7.000 năm.
Giá trị di sản nổi bật của hang động núi lửa Krông Nô là ở chỗ, lần đầu tiên giới khoa học Việt Nam biết đến một loại hình cư trú mới, một kiểu thích ứng mới của cư dân tiền sử trên vùng đất đỏ.
Giáo sư Nguyễn Lân Cường, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, một số học giả nước ngoài cho biết trên thế giới có dạng hang động này, nhưng chưa hề phát hiện được di cốt người cổ.
Việc phát hiện bộ xương người tiền cổ mở ra cho chúng ta một chương mới để đi tìm chủ nhân thực sự của vùng đất mà từ trước đến nay vẫn là một khoảng trống đối với các nhà nghiên cứu.
"Việc lần đầu tiên phát hiện ra di cốt người tiền sử trong các hang núi lửa là phát hiện mang tính bước ngoặt của ngành Cổ nhân học Việt Nam" - Giáo sư Nguyễn Lân Cường cho biết.
Khám phá Tây Nguyên đại ngàn Vùng đất Tây Nguyên đại ngàn rộng lớn với diện tích hơn 54.000 km, gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đây là điểm đến hấp dẫn với những người đam mê khám phá, trải nghiệm. Kon Tum là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Tây Nguyên. Nhà rông Kon Klor thuộc phường Thắng...