Khai thác dầu khí Trung Quốc đình trệ vì biển đóng băng
Nhiệt độ thấp nhất 28 năm đã làm đóng băng hàng nghìn km2 biển Trung Quốc, khiến gần 1.000 tàu bè mắc kẹt tại vịnh, hoạt động đánh bắt hải sản và khai thác dầu khí cũng bị đe dọa.
Theo Cục Khí tượng Trung Quốc, trong tháng 12/2012, nhiệt độ trung bình tại nước này chỉ đạt -3,8 độ C, thấp hơn 1,3 độ so với năm ngoái và là đợt lạnh nhất trong 28 năm. Hulunbuir ở khu tự trị Nội Mông còn đạt nhiệt độ kỷ lục -46 độ C sáng thứ hai (7/1).
Không chỉ xáo trộn cuộc sống thường ngày của người dân, nhiệt độ thấp còn làm đóng băng nước biển tại vịnh Lai Châu, phía Đông tỉnh Sơn Đông, khiến gần 1.000 tàu bè mắc kẹt. Theo dự báo của Cục Khí tượng Trung Quốc, hiện tượng này sẽ còn trầm trọng hơn vào cuối tháng 1, đe dọa hoạt động khai thác mỏ dầu, khí đốt và đánh bắt hải sản.
Tàu Trung Quốc mắc kẹt ở Thiên Tân. Ảnh: Xinhua
Video đang HOT
Zhang Qiwen, chuyên gia băng biển tại Trung tâm Dự báo Môi trường biển Trung Quốc cho biết: “Dù nhiệt độ đã ngừng giảm, nhưng diện tích biển đóng băng lại ngày một tăng lên”. Tình trạng này được cho là sẽ tương tự năm 2010, khi 90% vịnh Bột Hải bị băng bao phủ. Đây cũng là năm tồi tệ nhất của vịnh này trong ba thập kỷ.
Dù chưa có báo cáo nào về việc khai thác dầu mỏ và khí đốt tại Trung Quốc bị ngừng trệ, nhưng các chuyên gia khí tượng nước này vẫn đi kiểm tra các mỏ dầu ngoài khơi, nghiên cứu tình trạng và điều tàu phá băng đến để đảm bảo hoạt động.
Vì đợt lạnh kỷ lục kéo dài nhiều tuần qua, băng trên vịnh Liêu Đông đã trải dài tới 100 km tính từ bờ biển, theo ảnh chụp vệ tinh khu vực này. Vịnh Bột Hải cũng bị đông cứng 15.231 km2, gấp đôi mức trung bình trong 25 năm qua.
Lớp băng dày ở Vịnh Bột Hải (Trung Quốc). Ảnh: Xinhua
Trong khi đó, tại các cảng ở Thiên Tân, hàng nghìn tàu cá cũng bị mắc kẹt và nhiều tàu tuần tra nhỏ phải ngừng hoạt động vì lý do an toàn. Tình trạng ở vịnh Lai Châu còn tệ hơn khi lớp băng dày nhất ở đây đã vượt trên 30cm và phần lớn cảng cũng bị đóng băng.
Qu Bo, một người nuôi trồng hải sâm tại Huludao – thành phố ven biển tỉnh Liêu Ninh cho biết anh chưa bị ảnh hưởng vì nơi canh tác bị đông cứng. Tuy nhiên, việc này sẽ là vấn đề lớn nếu lớp băng tiếp tục dày lên.
Fan Delai, Phó giám đốc Cơ quan Ngư nghiệp và Hải dương Huludao cho biết nước biển ở đây đóng băng sớm hơn mọi năm, gây thiệt hại kinh tế cho nhiều ngư dân quanh vùng. Ông cũng nhấn mạnh để kiểm soát việc băng biển gia tăng, ba điểm kiểm tra đã được thiết lập để báo cáo tình hình hàng ngày. Các nhà chức trách tại Đảo Juehua, đảo lớn nhất tại vịnh Liêu Đông, cũng đã chuẩn bị cho hai tháng cô lập khỏi đất liền nếu tàu bè không thể tiếp cận vì băng quá dày.
Theo VNE
Tranh chấp Biển Đông sẽ nổi bật trong năm 2013
Biển Đông dự kiến sẽ lại là vấn đề nổi cộm tại các diễn đàn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2013, khi Brunei tiếp quản chức chủ tịch luân phiên từ Campuchia.
Ngày 3/1, quan chức ngoại giao Brunei xác nhận rằng, việc tìm giải pháp chính trị cho cuộc tranh chấp chủ quyền đang diễn ra trên Biển Đông được đưa lên vị trí hàng đầu của chương trình nghị sự trong năm Brunei giữ cương vị chủ tịch ASEAN.
Đài RFI dẫn tờ Thời báo Brunei cho biết, trong một cuộc họp báo tại thủ đô Bandar Seri Begawan, các quan chức Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei, khi nêu bật các ưu tiên chính trị và an ninh của vương quốc này trong tư cách chủ tịch đương nhiệm ASEAN, đã nói rõ Brunei rất muốn tìm kiếm Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên tại Biển Đông.
Bộ quy tắc này, với việc đàm phán đang bị trì hoãn, được xem là phương thức tốt để giảm thiểu nguy cơ xung đột vũ trang liên quan đến việc thăm dò và khai thác dầu khí, đánh bắt cá và vận tải hàng hải trong vùng biển tranh chấp này.
Cũng theo tờ báo, các quan chức ngoại giao Brunei khẳng định chủ tịch ASEAN năm nay sẽ tham vấn chặt chẽ với các "cường quốc lớn" và các đối tác đối thoại trong suốt nhiệm kỳ của mình.
Theo lịch trình dự kiến, hai kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN năm nay sẽ lần lượt diễn ra trong hai ngày 24-25/4, và lần thứ hai từ ngày 9 đến 10/10 tại thủ đô Bandar Seri Begawan.
Theo VNE
Bắc Kinh đồng ý bắt tay với Đài Loan trên Biển Đông Chỉ hơn một tuần sau khi được các "học giả" Trung Quốc và Đài Loan khuyến nghị là hai bên nên hợp sức về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, hôm qua 31/10, Bắc Kinh cho biết hoàn toàn nhất trí với ý kiến này. Trả lời các phóng viên tại một cuộc họp báo ngày 31/10, phát ngôn viên cơ quan...