Khai thác đất mặt trái phép, một doanh nghiệp bị phạt 90 triệu đồng
Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh này vừa có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Một thành viên Duy Khiêm (gọi tắt là công ty Duy Khiêm) trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.
Theo đó, Công ty Duy Khiêm (có trụ sở chính tại ấp Xóm lớn, xã Lý Văn Lân, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) do ông Trần Văn Biên làm Chủ tịch kiêm Giám đốc đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 1, Điều 44, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP.
Công ty Duy Khiêm bị xử phạt với hình thức phạt tiền 90 triệu đồng. Bên cạnh đó, áp dụng hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ giá trị bằng tiền của khối lượng khoáng sản đã tiêu thụ là 350 triệu đồng. Đồng thời, buộc công ty Duy Khiêm phải thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Khu vực khai thác đất mặt trái phép tại xã An Xuyên. (Ảnh: CTV).
Trước đó, theo tờ trình của Công an tỉnh Cà Mau, vào tháng 7.2017, ông Biên thu mua của ông Trần Thuận Ý (phường 2, TP.Cà Mau) thửa đất số 10 (ấp 4, xã An Xuyên, TP.Cà Mau) diện tích 11.826,4m2, mục đích sử dụng là trồng lúa, do ông Biên đứng tên. Tháng 11.2017, ông Biên mua của ông Nguyễn Phong Phú (phường Tân Xuyên, TP.Cà Mau) thửa đất số 292 (ấp 4, xã An Xuyên, TP.Cà Mau) diện tích 8.895m2, mục đích sử dụng là trồng lúa, do ông Trần Văn Lũy (cha ông Biên đứng tên).
Video đang HOT
Hai thửa đất trên, ông Biên mua để quy hoạch đào ao nuôi trồng thủy sản nước ngọt và trồng cây ăn trái (hiện đang lập phương án kinh doanh), trong khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, ông Biên đã tiến hành đào ao, sau đó lấy đất mặt san lấp bãi xe và kho Công ty Duy Khiêm, san lấp cho gia đình, cho nhiều người thân và bán cho người khác.
Cũng theo Công an tỉnh Cà Mau, có cơ sở xác định ông Biên có mục đích trục lợi 1.969,75m3 đất bán cho ông Trịnh Quang Quý (khóm 6, phường 9, TP.Cà Mau) 1.500m3, bà Nguyễn Cẩm Tú (khóm 1, phường Tân Xuyên, TP.Cà Mau) 469,75m3; tổng số tiền 350 triệu đồng. Số còn lại ông Biên san lấp cho gia đình và cho những người thân (không có mục đích trục lợi).
Theo Danviet
Xót xa nhìn cánh đồng lúa tan hoang vì xe tải "ăn" đất sét
Nhìn ra cánh đồng Phát Lát (Bàu Lát), người dân thôn Quê Chữ (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) không khỏi xót xa khi chứng kiến các phương tiện ngang nhiên vào cày xới đưa đất đưa ra khỏi ruộng, biến cánh đồng lúa xanh tươi ngày nào giờ tan hoang.
Phương tiện đang khai thác đất ở cánh đồng thuộc thôn Quê Chữ
Những ngày qua, người dân thôn Quê Chữ rất bất bình khi một cánh đồng trồng lúa bị các xe tải đến chơ đi một khôi lương đất rất lơn. Theo người dân, tình trạng khai thác đất tại đây đã diễn ra khá lâu, nhưng không bị xử lý.
Cánh đồng này với cái tên Phát Lát, trước trồng lúa nước, tuy nhiên mỗi năm chỉ canh tác được một vụ, hiệu quả không cao. Bà con trong vùng từng rất phấn khởi bởi nghe nói khu vực này được địa phương quy hoạch thành vùng nuôi trồng thủy sản nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
Thế nhưng chẳng ai ngờ rằng, việc cải tạo ruộng lúa thành hồ nuôi thủy sản lại lạ lùng đến vậy. Chỉ tay về phía chiếc xe tải BKS 75K-1204 cùng xe múc đang cặm cụi "ăn đất" dưới ruộng, ông N. ở thôn Quê Chữ buồn bã cho hay: Nghe nói cánh đồng được cải tạo lại để làm hồ nuôi cá nhưng chỉ thấy múc đất sét đi và đê lai nhưng hố sâu; khi thời tiết năng rao ngày nào cũng có xe vào lấy đất.
Xe tải chở đầy đất rời khỏi cánh đồng
Một người dân gần đó nói thêm, họ thăm dò thấy điểm nào có đất sét mới múc, trời mưa đường xấu không chở được, nắng lên thì xe vào ra liên tục. Cả cánh đồng bị phá nát chẳng còn gieo trồng được cây gì nữa.
Ông Lê Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Điền khẳng định, do canh đông nay trồng lúa nước không hiệu quả nên UBND đa xã xin huyện quy hoạch thành vùng nuôi trồng thủy sản với gần 6ha. Khi có quyết định quy hoạch, UBND xã Lộc Điền đã cho 3 hộ dân vào thuê cải tạo nuôi trồng thủy sản.
Việc doanh nghiệp vận chuyển đất ra ngoài là không được, UBND xã chỉ cho phép 3 hộ dân thuê cải tạo như dùng xe múc đất đắp bờ để tạo thành hồ nuôi. Tơi đây, xa sẽ chỉ đạo vào kiểm tra, giám sát.
Ruộng đồng tan hoang sau thời gian dài "cải tạo" khiến người dân rất bức xúc.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, các phương tiện vẫn vô tư ra vào khai thác và chở đất ra ngoài như chốn không người. Trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, hai chiếc xe tải được một chiếc xe máy xúc màu xanh hung hục múc đất đổ đầy khoang. Người dân trong thôn ai nấy đều xót xa trước canh tương hoang tan trên mặt ruộng sau thời gian dài "cải tạo".
Theo M.Tuấn (NNVN)
Vụ sạt lở 4 người chết ở Nha Trang: Các hộ dân được tái định cư Gần một năm sau vụ sạt lở kinh hoàng khiến 4 người chết, 6 người bị thương ở Nha Trang, các hộ dân được tái định cư đến nơi ở mới. Chiều 26.10, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó chủ tịch UBND TP.Nha Trang (Khánh Hòa), cho biết đơn vị này vừa ra thông báo về việc sẽ tiến hành thu hồi đất, tái...