Khai thác đất đá làm mất an toàn lưới điện
Ngày 3/6, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên Huỳnh Văn Khoa cho biết, huyện đã chỉ đạo lực lượng chức năng làm rõ và xử lý hành vi khai thác đất đá sai quy định làm đứt dây tiếp đất và uy hiếp vị trí cột C107 – C108 của đường dây 110kV mạch kép Tuy Hòa 220 – Sông Cầu 2.
Tình trạng khai thác đất trái quy định đến sát chân móng uy hiếp an toàn đến vị trí cột C107 – C108 của đường dây 110kV mạch kép Tuy Hòa 220 – Sông Cầu 2. Ảnh: TTXVN phát
Cụ thể, thời gian gần đây tại vị trí cột C108 qua khu vực khu phố Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An người dân đã khai thác đất làm ló cọc và đứt dây tiếp địa, nguy cơ mất an toàn lưới điện và gây ra nguy hiểm đến tính mạng con người đang ở khu vực thi công phía dưới đường dây cao áp đang mang điện vận hành.
Vị trí cột điện C108 nằm trên triền núi, việc khai thác đất đá gần trụ điện rất dễ gây ra sạt lỡ đất làm nghiêng, trôi móng cột điện nhất là vào mùa mưa bão và gây ra sự cố nghiêm trọng cho lưới điện 110Kv.
Ngoài ra, tại vị trí cột C109 qua khu phố Long Bình, thị trấn Chí Thạnh của đường dây 110kV, người dân đã san gạt đất gây ảnh hưởng đến móng cột, cách móng cột 1m và chiều cao mái taluy từ mặt đất tự nhiên đến mặt đất sau khi san gạt là 2m. Việc khai thác đất đá áp sát cột 109 gây nguy cơ sạt lở, mất điện bị kéo dài, đặc biệt là vào mùa mưa bão sắp đến.
Theo đại diện Đội Quản lý vận hành Lưới điện cao thế Phú Yên, hoạt động khai thác đất đá ở các khu vực trên là hoàn toàn tự phát, chưa có sự đồng ý của chính quyền địa phương; không thông báo và xin phép với cơ quan quản lý lưới điện.
Đại diện Đội Quản lý vận hành Lưới điện cao thế Phú Yên cho rằng, cần xử lý nghiêm hành vi vi phạm nói trên. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền không để người dân tự ý khai thác đất đá cũng như xây dựng công trình, nhà ở trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Khoa Trình, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên, đơn vị đã đề nghị Công an tỉnh Phú Yên có biện pháp hỗ trợ, ngăn chặn, xử lý hành vi đào san gạt đất trái phép nêu trên và có biện pháp yêu cầu các cá nhân vi phạm phối hợp với các cơ quan chức năng khắc phục hậu quả.
Đà Nẵng giải bài toán nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp
Đà Nẵng đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở công nhân khu công nghiêp, các thiết chế văn hóa, dịch vụ phục vụ người lao động trong khu công nghiệp.
Giải quyết chỗ ở cho công nhân
Thống kê sơ bộ, Đà Nẵng hiện có hơn 27.000 lao động ngoại tỉnh và lượng lớn lao động nước ngoài đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN). Trong đó, phần lớn người lao động ngoại tỉnh đang thuê trọ gần các KCN để tiện cho việc đi làm. Theo khảo sát nhu cầu của công nhân tại các KCN do Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng thực hiện, dự báo số công nhân có nhu cầu về nhà ở đến năm 2030 là 62.433 người.
Để giải quyết bài toán lao động cho công nhân tại các khu công nghiệp, thời gian qua TP. Đà Nẵng đã triển khai và đưa một số dự án nhà ở xã hội tại khu vực các KCN trên địa bàn thành phố. Có thể kể đến dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh với 1.404 căn hộ, khối thể dục thể thao - dịch vụ có diện tích 1.040m2 và trường mẫu giáo 300m2. Hiện nay, 6 block của dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, 2 block còn lại đang xây dựng.
Hay dự án nhà ở CN KCN Hòa Cầm giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng do LĐLĐ TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 27.755 m2, gồm 278 phòng ở đơn và 7 phòng ở đôi, giải quyết chỗ ở cho khoảng 600 công nhân. Diện tích các phòng dao động từ 15,75 m2 đến 46,03 m2; giá cho thuê bình quân 18.500 đồng/m2 (đã bao gồm chi phí quản lý, vận hành), dao động từ 320.000 -1.300.000 đồng/phòng.
Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng còn có dự án nhà ở xã hội, dịch vụ thương mại và chung cư chất lượng cao thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside với 3.358 căn hộ, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành giai đoạn 1 vào năm 2022.
Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh. (Ảnh: Thành Vân)
Ngoài ra, một số dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 đang tiếp tục được triển khai để ưu tiên bố trí cho công nhân các KCN đang thu hút đầu tư như: Nhà ở xã hội tại KCN Hòa Cầm (giai đoạn 2), nhà ở xã hội thuộc khu tái định cư Hòa Hiệp (quận Liên Chiểu), nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư nam cầu Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ).
Ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng thông tin, trên cơ sở đồ án điều chỉnh quy hoạch chung mà Thủ tướng đã phê duyệt, Sở đang rà soát, đánh giá và quy hoạch lại một số khu vực nhằm bảo đảm định hướng phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, góp phần giải quyết căn cơ vấn đề nhà ở cho người lao động.
Tăng cường đầu tư nhà ở cho công nhân
Đại dịch COVID-19 đã chứng kiến làn sóng người lao động ở Đà Nẵng về quê do lo sợ dịch bệnh. Điều này đã gây tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Do đó, việc đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân KCN, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp cấp thiết nhằm phục hồi sản xuất và kinh tế đang được xã hội quan tâm.
Trước vấn đề này, mới đây, Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng đã đề xuất các cơ quan quản lý nguồn lao động và chủ đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng KCN cần khảo sát thực trạng, đánh giá nhu cầu, dự báo trong tương lai về nhà ở cho công nhân tại các KCN và lao động ở khu vực lân cận khi định hướng phát triển đô thị công nghiệp theo hình thức KCN - đô thị - dịch vụ.
Cùng với đó, Ban Quản lý cũng kiến nghị thành phố cần quy hoạch quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng các chung cư, nhà ở xã hội; gắn liền với các dịch vụ dân sinh, các thiết chế văn hóa, cơ sở y tế, giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, qua đó có thể thu hút, giữ chân lao động giỏi.
Để thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân KCN trên địa bàn TP. Đà Nẵng, UBND thành phố đã có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở công nhân KCN, các thiết chế văn hóa, dịch vụ phục vụ người lao động trong KCN.
Trong đó, UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, đơn vị chức năng có trách nhiệm tăng cường cải cách thủ tục hành chính; đề xuất cơ chế, giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân thuê tại các khu kinh tế, KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Xây dựng điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021- 2030 để phù hợp với quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân, thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại KCN đó.
"Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu của người lao động, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp", công văn nêu rõ.
UBND TP. Đà Nẵng cũng giao Sở KH&ĐT, Sở Tài chính bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể dục, thể thao... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.
Ngoài ra, Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng có trách nhiệm thường xuyên rà soát, tổng hợp nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động tại các KCN hiện hữu và các KCN dự kiến đầu tư xây dựng; gắn trách nhiệm đầu tư nhà ở công nhân với việc đầu tư kết cấu hạ tầng KCN khi lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN.
TP.Hải Phòng: Hàng loạt biệt thự, nhà nghỉ xây dựng trái phép trên đất nông trường Trên phần đất nông nghiệp của Nông trường Quý Cao, TP.Hải Phòng, cả trăm công trình gồm biệt thự, nhà ở, nhà nghỉ xây dựng trái phép. Mới đây, UBND H.Tiên Lãng, TP.Hải Phòng có văn bản yêu cầu Công an H.Tiên Lãng điều tra, nắm bắt và đánh giá mức độ vi phạm trong việc xây dựng trái phép tại Nông trường...