Khai thác cát trái phép tại Hà Nội diễn biến phức tạp
Mặc dù đã tăng cường nhiều biện pháp, nhưng thời gian qua, tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp.
Công an Hà Nội bắt giữ 5 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Tại lưu vực sông Hồng, khu vực giáp ranh địa bàn các huyện của thành phố Hà Nội, như: Ba Vì, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thường Tín… tình trạng khai thác cát trái phép làm ảnh hưởng đến dòng chảy, các công trình đê điều, gây bức xúc dư luận.
Đi dọc tuyến đê Hữu Hồng qua địa bàn huyện Phú Xuyên, Thường Tín không khó bắt gặp các bãi tập kết ven đê cùng với đó là các phương tiện máy xúc, xe tải nối đuôi nhau ra vào bãi tập kết vật liệu ngày đêm.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cảnh báo: “Việc khai thác cát hiện nay, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu công an thành phố và các ngành, địa phương không tích cực ngăn chặn thì đến mùa khô, mùa mưa tới tình hình sạt lở sẽ nhiều hơn”.
Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn, UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bản, yêu cầu các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và khai thác cát sỏi lòng sông.
Giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn; xây dựng và ban hành các quy định cụ thể để tăng cường hiệu quả công tác quản lý, xử lý vi phạm như quy chế phối hợp, quy trình thủ tục cấp phép và quản lý sau cấp phép các hoạt động liên quan đến đê điều, quy định điều kiện được phép hoạt động khai thác, kinh doanh cát sỏi…
Trước đó, khoảng 22h30 đêm 17/4, tại đoạn sông Hồng thuộc địa phận phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội), tổ công tác của Đội CSGT đường thủy số 2 phát hiện và bắt quả tang 1 tàu trọng tải 650 tấn đang có hành vi khai thác cát trái phép. Tại thời điểm kiểm tra, lái tàu là Phí Văn Miết (SN 1983, ở Tân Liễu, huyện Yên Dũng, Bắc Giang) đã không xuất trình được giấy tờ có liên quan đến hoạt động khai thác cát.
Lực lượng chức năng kiểm tra phương tiện vi phạm. Ảnh VOV.vn
Video đang HOT
Hơn 1 tiếng đồng hồ sau, ở cách vị trí trên vài km, tổ công tác thứ 2 của Đội CSGT đường thủy số 2 phát hiện, bắt quả tang tàu khoảng 700 tấn đang có hành vi khai thác cát trái phép. Đến khoảng 0h10 rạng sáng ngày 18/4, tại km 185 sông Hồng, địa bàn phường Ngọc Thụy, tổ công tác Đội CSGT đường thủy số 2 tiếp tục phát hiện tàu HN 1566 có trọng tải khoảng 500 tấn, đang có hành vi khai thác cát trái phép.
Cho đến 3h15 cùng ngày, trên địa bàn phường Phú Thượng (quận Tây Hồ), tổ công tác phát hiện tàu vỏ sắt không kẻ số đăng ký gắn số VR15037792 đang có hành vi khai thác cát trái phép.
Ít phút sau, thêm một chiếc tàu thứ 5 mang số hiệu NB -2696 có trọng tải 600 tấn cũng bị tổ công tác của Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với Đội CSGT đường thủy số 2 phát hiện, bắt giữ. Sau khi bắt giữ các tàu vi phạm trên, tổ công tác đã lập biên bản vụ việc, vẽ sơ đồ hiện trường, ghi lời khai các đối tượng, bàn giao đối tượng, tang vật, phương tiện cho Công an quận Tây Hồ và Công an quận Long Biên để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Bắt giữ 3 xà lan ngoại tỉnh khai thác cát trái phép trên sông Lam
Từ khoảng 00h30′ đến 05h00′ ngày 24/4, tổ công tác đã phát hiện 3 xà lan có hành vi khai thác cát sạn trái phép trên sông Lam (đoạn qua xã Xuân Hồng – Nghi Xuân) gồm: Xà lan do anh Trần Văn Thương (SN 1988) và xà lan do anh Nguyễn Văn Khánh (SN 1970) đều trú tại xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) điều khiển. Trên 2 xà lan này đang chứa 45m3 cát vừa được khai thác trái phép. Xà lan còn lại do anh Trần Văn Trọng (SN 1976) ở xã Nga Linh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) điều khiển, thu giữ 13m3 cát khai thác trái phép.
Tại thời điểm kiểm tra, các đối tượng đều không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hoạt động khai thác cát.
Lực lượng chức năng lập biên bản hồ sơ xử lý vi phạm của chủ xà lan. Ảnh Baohatinh.vn
Hiện, Tổ công tác đang lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, thực hiện đợt cao điểm đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn, từ ngày 14 – 23/4, Công an huyện Nghi Xuân đã lập hồ sơ xử lý 10 trường hợp vi phạm.
Cụ thể: 7 ô tô vi phạm quy định về cơi nới thùng xe và tải trọng; 1 bãi tập kết không lập hóa đơn bán hàng cho người mua; 1 bãi tập kết 1.000m3 không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc và 1 xà lan khai thác cát trái phép.
PV (tổng hợp)
Theo kinhtenongthon
Để "cát tặc" lộng hành, xử lý người đứng đầu
Bổ sung chế tài, tăng mức xử phạt đối với "cát tặc"; điều chuyển công tác người đứng đầu địa phương... là các giải pháp kiềm chế nạn khai thác cát trái phép tràn lan
Ngày 3-4, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành và một số địa phương về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát.
Rất khó khởi tố
Tại cuộc họp, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết gần đây, tình trạng khai thác trái phép cát, sỏi trên các tuyến sông và cửa biển xuất hiện trở lại và công khai, có tính chất lộng hành ở nhiều tỉnh, thành. Thậm chí, "cát tặc" còn đe dọa, hành hung người dân ngăn cản hoạt động khai thác trái phép.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, việc khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với "cát tặc" còn khó khăn. Nguyên nhân là do định lượng giá trị tang vật hoặc giá trị thu lợi bất chính để cấu thành tội phạm vẫn còn quá cao nên "rất khó khởi tố".
Ngoài ra, các đối tượng khai thác cát trái phép dùng thủ đoạn ký hợp đồng cho thuê phương tiện qua các cá nhân trung gian; thuê thuyền viên, thuyền trưởng tổ chức hoạt động bơm hút cát, nếu bị phát hiện thì thay đổi vị trí làm việc trên thuyền và chuyển sang hoạt động trên phương tiện khác để tránh bị xử phạt lần 2.
Cũng theo ông Sơn, hiện chưa có cơ quan nào tập hợp, quản lý hồ sơ đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác tài nguyên khoáng sản nên rất khó khăn cho cơ quan chức năng trong xử lý hình sự đối với loại tội phạm này.
Tàu khai thác cát trái phép trên sông Mã (Thanh Hóa) vào trưa 3-4 Ảnh: THANH TUẤN
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết từ đầu năm đến nay, TP đã xử lý 88 vụ, 32 đối tượng khai thác cát trái phép. Hiện lực lượng biên phòng của TP có 10 tàu nhưng chủ yếu đi dạo quanh còn ra tới vùng biển là không đủ sức và cũng không thể chốt chặn 24/24 giờ. Do đó, bên cạnh việc phối hợp với các địa phương, TP tính đến phương án phối hợp với Cảnh sát biển để hỗ trợ cho việc tuần tra, xử lý. "Các quy định pháp luật về xử phạt hành vi này chưa nghiêm. Ngoài ra, do lợi nhuận cao nên khi bị kiểm tra, các đối tượng sẵn sàng dìm tàu, xả đáy, sau đó tiếp tục vi phạm. Vì vậy phải rà soát lại quy định hiện hành" - ông Tuyến đề nghị.
Có biểu hiện dung túng
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến tình trạng khai thác cát trái phép phức tạp trở lại là do cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa làm hết trách nhiệm; có biểu hiện buông lỏng quản lý, thậm chí dung túng cho hoạt động này.
"Địa phương, lĩnh vực nào để xảy ra tình trạng khai thác hoặc lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, sỏi trái phép; thành lập bến, bãi tập kết cát, sỏi trái phép diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài và có cán bộ, công chức tiêu cực, tham nhũng thì phải kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu; xem xét điều chuyển, bố trí công tác khác" - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an nghiên cứu đề xuất bổ sung chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, vận chuyển tiêu thụ cát, sỏi trái phép nhằm tăng tính răn đe. Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản theo hướng tăng mức xử phạt đối với hành vi khai thác cát, sỏi trái phép.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo các đơn vị chuyên môn rà soát sửa đổi, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến việc sử dụng các vật liệu thay thế cát tự nhiên dùng trong xây dựng và san lấp; ban hành tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng thay thế cát tự nhiên; sử dụng cát nghiền, các vật liệu thay thế cát (tro xỉ nhiệt điện) nhằm hạn chế khai thác cát tự nhiên và bảo vệ môi trường.
Phát hiện 659 vụ, khởi tố 2 vụ
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn cho hay từ đầu năm 2019 đến nay, 14/20 địa phương đã phát hiện 659 vụ với 426 đối tượng có hành vi khai thác cát trái phép và tập kết, kinh doanh cát trái quy định. Tổng số tiền xử phạt các vụ vi phạm là hơn 12 tỉ đồng; tịch thu 4.685 m3 cát, 73 thuyền, 2 ôtô, 1 máy xúc. Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố 2 vụ về hành vi khai thác khoáng sản trái phép tại Thanh Hóa và Đồng Nai.
Bảo Trân
Theo nld.com.vn
Xua đuổi khai thác cát trái phép, 1 người dân bị chém trọng thương Một người dân ở Thừa Thiên- Huế bị chém trọng thương khi tham gia xua đuổi những đối tượng khai thác cát trái phép. Sáng nay (27.3), tin từ Công an phường Thủy Biều, TP.Huế, cơ quan này đang điều tra làm rõ vụ 1 người dân trên địa bàn bị nhóm đối tượng khai thác cát trái phép chém trọng thương. Theo...