Khai sinh cho con riêng phải “xin phép” vợ?
Có con riêng, muốn khai sinh cho đứa trẻ vô tội nhưng những người đàn ông “trót” ngoại tình “giở đi mắc núi giở lại mắc sông” khi ngoài thủ tục chung, vẫn còn những UBND cấp xã, phường đòi hỏi phải có sự đồng ý… của vợ hợp pháp.
Muốn khai sinh, phải… báo cáo vợ
Kết hôn lần đầu năm 24 tuổi, cái tuổi không còn quá trẻ nhưng hôn nhân đối với chị Nguyễn Minh T. ở Từ Liêm, Hà Nội vẫn thực sự là “cuộc thử thách đầy nghiệt ngã” như cách chị nói.
Chồng chị vốn là người đàn ông gia trưởng, lại mắc bệnh ghen tuông thái quá khiến cuộc sống vợ chồng trở nên ngột ngạt. Thêm nữa, gia đình chồng chị là những người buôn bán lam lũ, thức khuya dậy sớm nên họ không chịu nổi cảnh con dâu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, ăn trắng mặc trơn, việc nhà không “mó máy”. Sau 5 năm chung sống, hai người chia tay, chị T. nhận phần nuôi bé gái khi đó mới hơn 3 tuổi.
Cuộc sống cứ thế trôi đi cho đến một ngày, chị T gặp anh Hoàng Minh C. Anh C người miền Trung nhưng lập nghiệp ở Hà Nội đã lâu, làm cố vấn cho một tổ chức kinh tế của nước ngoài tại Việt Nam. Dù đã yên bề gia thất với vợ đẹp con ngoan nhưng trước chị T, anh C. vẫn “say như điếu đổ”, dẫn đến việc chị T. có mang. Khi cháu bé được 2 tháng tuổi, anh chị dẫn nhau ra UBND phường xin làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Tuy nhiên, tại đây, khi biết quan hệ của anh C, chị T là quan hệ ngoài hôn nhân, cán bộ phường đã yêu cầu anh C phải có văn bản về sự đồng ý của người vợ hợp pháp. Đã “ăn vụng”, nay lại phải báo cáo vợ, chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”. Năn nỉ không được, anh C đành “treo” việc đăng ký khai sinh cho bé để chờ khi chị T nhập khẩu về nhà bà ngoại cháu ở quê, xem việc đăng ký có… dễ hơn không.
Hiện nay, mặc dù pháp luật quy định “mọi trẻ em sinh ra đều phải được đăng ký khai sinh”, trẻ em trong hay ngoài giá thú đều được đối xử bình đẳng như nhau khi đi đăng ký khai sinh, và cán bộ tư pháp hộ tịch không phép được gặng hỏi hay tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của đưa trẻ, tuy nhiên, thực tế, nơi này, nơi khác vẫn đòi hỏi những thủ tục… ngoài quy định, như trường hợp của anh C. nói trên.
Video đang HOT
Đòi hỏi thêm là phạm luật
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Xuân Phương cho biết: Hà Nội cũng từng xảy ra những trường hợp cán bộ “đòi hỏi” thêm văn bản có sự đồng ý của người vợ hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó Sở Tư pháp đã có văn bản “cấm tuyệt đối” vì đó là yêu cầu trái pháp luật. “Nếu đòi hỏi thêm chắc chắn là do vấn đề về nhận thức và cơ quan quản lý sẽ chấn chỉnh nghiêm những trường hợp này”, ông Phương nói.
Tuy nhiên, một vấn đề khác đặt ra là nếu cứ để các ông chồng “vô tư” đứng tên trong giấy khai sinh của trẻ như vậy sau này xảy ra tranh chấp (ví dụ tài sản thừa kế) thì sẽ giải quyết ra sao?. Hay đơn giản việc các ông chồng “ăn vụng” dẫn đến có con “ngoài luồng” sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, cũng như cuộc sống gia đình của những người vợ hợp pháp.
Lý giải vấn đề này, Giám đốc Sở Tư pháp Thái Nguyên Nguyễn Hùng Tráng khẳng định: “Việc nhận con cũng như làm đăng ký khai sinh cho trẻ là vì quyền lợi của trẻ chứ không phải của cha hay mẹ chúng. Còn nếu vì sợ tranh chấp tài sản thừa kế sau này, người vợ có thể đề nghị Tòa án phân chia tài sản, và đó là một quan hệ dân sự khác”.
Ông Tráng cũng cho biết, thực tế khi giải quyết những trường hợp tương tự, nhiều chính quyền cơ sở cũng lầm tưởng việc ghi tên trẻ vào giấy khai sinh là công nhận hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên, đó chỉ là quan hệ cha con được xác định trong giấy khai sinh chứ không phải quan hệ vợ chồng (phải được thiết lập bằng giấy đăng ký kết hôn).
Tuy nhiên, dưới góc nhìn một Luật sư, bà Nguyễn Thị Minh Châu, Trưởng Văn phòng Luật sư Bảo Châu và cộng sự cho rằng, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình và gia đình, các bà vợ trong hôn nhân có thể yêu cầu chính quyền cơ sở, cơ quan, đoàn thể… can thiệp vì hành vi của các ông chồng đã vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là xử lý hình sự. Tuy nhiên, những việc này không liên quan đến việc nhận cha con và đứng tên cha trong giấy khai sinh của trẻ.
Như vậy, vấn đề ở đây chính là việc chấp hành pháp luật. Ngoài nhận thức đúng, đầy đủ về công tác đăng ký khai sinh thì cần tránh tâm lý lo ngại “bị kiện”. Các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng cần siết chặt công tác kiểm tra, thanh tra, tránh việc “đẻ” ra những thủ tục gây phiền hà, khó dễ cho người dân.
Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.
Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
(Khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/CP về đăng ký và quản lý hộ tịch)
Theo Dantri
Tòa án cũng phạm luật nghiêm trọng
Qua các vụ án hình sự có kháng cáo, cấp phúc thẩm của TAND TP.HCM đã phát hiện một số Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm của TAND quận, huyện xét xử rất tùy tiện, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
"Quên" 9 người liên quan
HĐXX phúc thẩm của TAND TP.HCM vừa quyết định tuyên hủy bản án sơ thẩm xét xử Đinh Quốc Việt (nguyên Giám đốc Công ty Việt Phong) và Lê Quý Đắc (45 tuổi, ngụ Q.3) để điều tra xét xử lại từ đầu, do phát hiện cấp sơ thẩm đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Minh họa: DAD
Theo hồ sơ vụ án, ngày 14.1.2010, ông Lê Quốc Ngọc (Giám đốc Công ty Đất Nam) ký hợp đồng với Công ty Việt Phong thuê Việt làm tư vấn và lo thủ tục pháp lý trong việc sang nhượng và xin giấy phép xây dựng trên lô đất 10 ha tại xã Phong Phú (H.Bình Chánh, TP.HCM). Thực hiện hợp đồng, Công ty Đất Nam chuyển cho Việt trước 1 tỉ đồng. Sau đó, Việt làm giả nội dung Thông báo số 7 và Quyết định số 11/QĐ của UBND H.Bình Chánh với nội dung thành lập hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng. Việt thuê Đắc làm giả con dấu, chữ ký của Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND H.Bình Chánh trong các văn bản trên với giá 4 triệu đồng. Tin tưởng Việt, từ ngày 4.2 - 13.3.2008, Công ty Đất Nam đã chuyển cho Việt tổng cộng 15,3 tỉ đồng để đặt cọc mua đất của 9 hộ dân tại lô đất nói trên. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc với các hộ dân đã nhận tiền đặt cọc, Công ty Đất Nam biết được khu đất này đã được giao cho một công ty khác. Xác minh thông báo cùng quyết định của UBND H.Bình Chánh đều là giả, Công ty Đất Nam đã trình báo Công an H.Bình Chánh. Ngày 21.3, TAND H.Bình Chánh đã xử phạt Việt 4 năm tù và Đắc 3 năm tù cùng về tội "làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức".
Tại phiên xử phúc thẩm, HĐXX phát hiện cấp sơ thẩm của TAND H.Bình Chánh khi xét xử vụ án này đã vi phạm nghiêm trọng hàng loạt thủ tục tố tụng. Cụ thể, không triệu tập 9 hộ dân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, vi phạm thời gian tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngoài ra, tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên Việt bồi thường cho Công ty Đất Nam 15,3 tỉ đồng là không đúng pháp luật vì Việt không chiếm đoạt số tiền này mà dùng để đặt cọc mua đất của các hộ dân. Vì các lý do trên, HĐXX đã quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại.
Để lọt người, lọt tội...
TAND TP.HCM cũng vừa tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vụ Lê Văn Hoàng và Phạm Hồng Sơn trộm cắp tài sản vì phát hiện hàng loạt sai phạm của cấp sơ thẩm.
Theo hồ sơ, Lê Văn Hoàng làm quản lý kho hàng cho công ty kinh doanh về văn phòng phẩm của chị Nguyễn Thị Thảo. Cuối năm 2010, thấy việc quản lý hàng hóa lỏng lẻo, Hoàng lén làm thêm chìa khóa kho. Sau đó, hằng ngày Hoàng lấy trộm hàng hóa bỏ vào thùng để gần cửa sạp. Sáng hôm sau, Hoàng đến sớm dùng chìa khóa phụ mở cửa, lấy hàng đưa cho Phạm Hồng Sơn đem bán. Cả hai đã thực hiện trót lọt được khoảng 20 lần, chiếm đoạt khoảng 100 triệu đồng thì bị bắt. Tháng 5.2012, TAND Q.6 phạt Hoàng 3 năm tù, Sơn 30 tháng tù cùng về tội "trộm cắp tài sản". Sau đó, cả Hoàng và Sơn cùng kháng cáo xin cho hưởng án treo. Chị Thảo cũng kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và làm rõ về số tiền bồi thường thiệt hại. Theo chị Thảo, tổng tài sản chị bị mất là 632 triệu đồng chứ không phải 100 triệu đồng như cáo trạng quy kết.
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX của TAND TP.HCM xác định thủ tục tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được tiến hành trước 10 ngày, trong vụ án này TAND Q.6 chỉ gửi giấy triệu tập đến chị Thảo trước có 4 ngày đã đưa vụ án ra xét xử là sai. Tòa sơ thẩm cũng không cho người bị hại và bị cáo đối chất, thỏa thuận bồi thường thiệt hại. Đồng thời, trong suốt quá trình điều tra, cơ quan điều tra không yêu cầu chị Thảo cung cấp chứng cứ, không cho đối chất giữa hai bị cáo là vi phạm tố tụng. Ngoài ra, người tiêu thụ tài sản biết hai bị cáo trộm cắp bán nhưng không xử lý người này là lọt người, lọt tội...
Theo TNO
Giám đốc lừa khách hàng đi... 'tàu bay giấy' Lập công ty rồi "chém gió" có thể đưa người xuất ngoại với mức lương hậu hĩnh. Hàng chục bị hại với hàng tỷ đồng đã bị vị giám đốc chiếm đoạt cùng giấc mơ bay dang dở... Cựu giám đốc tại phiên tòa. Sáng nay (22-8), TAND TP Hà Nội xét xử Bùi Ngọc Phương Hiếu (SN 1973, ở quận Gò Vấp,...