Khai quật quan tài đỏ, thuỷ ngân chảy ra khiến các chuyên gia hốt hoảng bỏ chạy
Thuỷ ngân bên trong xác ướp chảy ra khiến chuyên gia khảo cổ học vừa thấy đã phải bỏ chạy để giữ mạng.
Các lăng tẩm được coi là hiện thân của sự kết tinh văn hóa hàng nghìn năm của Trung Quốc. Vì thế, nhiều vị vua chúa, quý tộc đã không ngần ngại tiêu tốn nhiều tiền bạc, nhân lực để xây dựng lăng mộ cho mình. Và những lăng tẩm cùng các đồ tùy táng bên trong sau này đã trở thành những giá trị lịch sử quý giá đối với các nhà sử học và khảo cổ. Rất nhiều ngôi mộ sau khi được khai quật đã giúp họ khám phá được nhiều bí mật trong lịch sử cũng như tìm thấy nhiều món bảo vật quốc gia. Lăng mộ dưới đây là một ví dụ.
Vào năm 2003, một nhóm công nhân đang khai thác tại núi Turki, Thông Liêu, Nội Mông, Trung Quốc đã vô tình làm nổ tung một lăng mộ cổ. Họ đã tìm được một chiếc quan tài bí ẩn có màu đỏ như máu ở bên trong mộ. Ngay lập tức, người quản lý đã báo cáo tình hình tới cơ quan quản lý địa phương. Sau đó, cảnh sát cùng một nhóm khảo cổ đã tới hiện trường.
Trong lúc phá núi, một nhóm công nhân vô tình tìm thấy một lăng mộ bên trong có một quan tài có màu đỏ như máu. (Ảnh: Sohu)
Quy mô của lăng mộ không lớn, dựa theo phong cách thiết kế và chữ khắc trên đồ tùy táng thì nó thuộc thời nhà Liêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, lăng mộ này ít nhất cũng tới 1.000 năm tuổi.
Hầu hết các đồ tùy táng bên trong lăng mộ vẫn còn nguyên vẹn. Số lượng đồ tùy táng lên tới 200 món. Đa số chúng là cốc pha lê, dao găm, yên ngựa, hoa tai, vòng cổ…
Tuy nhiên, thứ mà các nhà khảo cổ quan tâm nhất lúc này là chiếc quan tài có màu đỏ. Bên trên quan tài có khắc nhiều hoa văn chim phượng, hoa và mây. Xung quanh nắp quan tài treo nhiều quả chuông nhỏ cùng nhiều đồ trang trí khác. Từ đây có thể thấy, chủ nhân của lăng mộ là người thuộc hoàng gia nhà Liêu.
Video đang HOT
Chủ nhân lăng mộ là một người phụ nữ được phủ bên trên bằng nhiều lớp vải lụa. (Ảnh: Sohu)
Sau khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ thấy một thi hài không đeo mặt nạ kim loại như các vị hoàng thân quốc thích người Khiết Đan khác. Người nằm trong quan tài đeo một chiếc vương miện bằng vàng, đầu đội mũ bông, tóc được tết 2 bên. Bên trên mặt phủ 1 lớp vải lụa thêu hoa văn. Theo quan sát, đây có thể là một người phụ nữ.
Các chuyên gia thống nhất chụp X-quang thi hài người phụ nữ rồi mới gỡ bỏ lớp vải phủ bên trên. Khi họ vừa vén lớp vải thì một chất lỏng bí ẩn tràn ra. Một vài người thấy vậy liền hét lớn: “Chạy mau, nguy hiểm chết người đó!” .
Chất lỏng tràn ra dưới lớp vải là thủy ngân vô cùng độc. (Ảnh: Sohu)
Cuối cùng, nhóm chuyên gia phải mặc đồ bảo hộ mới có thể tiếp tục làm việc. Hóa ra, chất lỏng kỳ lạ đó chính là thủy ngân, một chất kịch độc có thể dễ dàng lấy mạng người chỉ với một lượng nhỏ. Người Liêu xưa thường có phong tục đổ thủy ngân lên xác người đã mất để bảo quản. Vì vậy, thi hài người phụ nữ này mới giữ được trạng thái nguyên vẹn như vậy.
Sau khi xét nghiệm ADN, các chuyên gia phát hiện ra thân phận chủ nhân của lăng mộ không hề tầm thường. Bà chính là công chúa Dư Lư Đổ Cô, em gái của vua Liêu Thái Tổ. Kết quả xét nghiệm ADN của bà hoàn toàn khớp với vị quốc vương này, điều này chứng tỏ hai người có cùng quan hệ huyết thống.
Tại sao Vạn Lý Trường Thành có hơn 100 cánh cửa bí mật?
Bên cạnh lịch sử hơn 2.000 năm, Vạn Lý Trường Thành còn là công trình chứa nhiều bí ẩn khiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu bất ngờ.
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng. Tới nay, công trình kỳ vĩ nhất Trung Quốc này đã có tuổi đời hơn 2.300 năm.
Vạn Lý Trường Thành, một trong những kỳ quan vĩ đại của thế giới.
Mới đây, một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện ra tàn tích của hơn 130 cánh cửa bí ẩn trên Vạn Lý Trường Thành.
Cụ thể, dựa trên việc phân tích hình ảnh có độ phân giải cao cùng các chuyến đi thực tế, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy mỗi cánh cửa bí ẩn lại được thiết kế một cách khéo léo để tương thích với địa hình của từng địa phương.
Các chuyên gia cho rằng, trong quá khứ, những lối đi bí mật này được xây dựng để dành cho những người làm nhiệm vụ do thám đi qua. Trong khi đó, có một số cánh cửa bí ẩn được xây dựng để đóng vai trò như các kênh liên lạc giữa bên trong và ngoài Vạn Lý Trường Thành, hoặc để giao thương buôn bán trong thời cổ đại.
Theo một số tài liệu lịch sử từ thời nhà Minh (1368-1644), các bộ lạc du mục được phép sử dụng những cánh cổng bí mật như vậy để chăn thả gia súc của họ giữa Thanh Hải và Hetao, phía Tây Bắc Trung Quốc, một khu vực có nguồn nước và cỏ dồi dào vào thời điểm đó.
Theo các chuyên gia, trước đây, ở Trung Quốc có rất ít nghiên cứu về các lối đi bí mật như vậy. Do đó, khám phá mới này được coi là một bước ngoặt có thể giúp nghiên cứu về cấu trúc sống động của Vạn Lý Trường Thành.
Một cánh cửa bí ẩn được tìm thấy trên Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Xinhua
Những đường hầm bí ẩn nhất ở Vạn Lý Trường Thành cũng đã được nhóm nghiên cứu tìm ra. Những lối đi này đã được các học giả trong các triều đại Đường, Tống, Minh và Thanh ghi chép lại.
Mặt của lối đi bí mật về phía kẻ địch được ngụy trang bằng gạch, trong khi mặt còn lại được để rỗng. Kẻ thù gần như không hề biết được vị trí của những lối đi từ bên ngoài, nhưng khi con đèo chính gần đó bị tấn công, binh lính có thể phá cổng từ bên trong, giống như phá vỏ trứng và thực hiện cuộc tấn công bất ngờ. "Đây là một minh chứng tuyệt vời về trí tuệ quân sự của Trung Quốc cổ đại", ông Li Zhe cùng nhóm nghiên cứu cho biết.
Dựa trên cơ sở dữ liệu khổng lồ được tích lũy cho đến nay, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tiếp tục khôi phục "diện mạo thực sự" của Vạn Lý Trường Thành, từ đó giới thiệu một Vạn Lý Trường Thành hoàn chỉnh với thế giới.
"Kiến thức của chúng ta về Vạn Lý Trường Thành vẫn chưa đủ, và nghiên cứu về những cánh cửa bí mật vẫn chưa kết thúc" - ông Li Zhe nói.
Các binh sĩ phá bức tường ngụy trang của một lối đi bí mật ở Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Xinhua
Ngoài lịch sử hơn 2.000 năm, Vạn Lý Trường Thành còn là công trình chứa nhiều bí ẩn khiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu bất ngờ.
Trước đó, các chuyên gia phát hiện Vạn Lý Trường không chỉ được xây dựng bằng những vật liệu thông thường như đất, đá mà còn có những thành phần như gạo nếp, cây sậy. Trong đó, gạo nếp được dùng làm vữa sau khi được nấu chín và giã nhuyễn. Những nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng, chất amylopectin có trong gạo nếp giúp tạo sức bền cho các bức tường.
Hiện nay, Bát Đạt Lĩnh, phần nổi tiếng nhất của Vạn Lý Trường Thành, nằm cách Bắc Kinh 70 km về phía Tây Bắc, được xây dựng từ thời nhà Minh, thu hút hàng nghìn du khách tới tham quan mỗi ngày.
Khi lơ lửng ngoài không gian, sao bộ não phi hành gia được "tua lại"? Các chuyên gia đã chỉ ra rằng bộ não của phi hành gia gần như được "tua lại", cả sự thay đổi về chất lỏng và hình dạng não đều xảy ra đồng thời nếu lơ lửng ngoài không gian trong một thời gian dài. Trong hơn 50 năm, Chương trình Nghiên cứu Con người (HRP) của NASA đã nghiên cứu những gì...