Khai quật mộ thái giám thân cận nhất của Từ Hi, chuyên gia tuyên bố điều đáng sợ
Vị thái giám này sau khi chết còn được hoàng đế xây lăng mộ.
Lý Liên Anh là thái giám nổi tiếng thời nhà Thanh về sự xảo quyệt, mưu mô, giỏi đoán tâm ý và biết cách phục vụ chủ nhân. Vì thế, Lý Liên Anh là người được Từ Hi Thái hậu tin tưởng nhất và giao phó nhiều trọng trách quan trọng.
Lý Liên Anh là thái giám nổi tiếng thời nhà Thanh. (Ảnh: Sohu)
Lý Liên Anh tên gốc là Lý Tiến Hỉ, tịnh thân và vào cung từ năm 9 tuổi. Từ nhỏ lớn lên trong thâm cung nên Lý Liên Anh rất giỏi việc lấy lòng người khác. Trong sử sách, ông được nhắc đến là người có chỉ số EQ và IQ cực cao. Không chỉ lấy lòng được Từ Hi, đối với cấp dưới Lý Liên Anh cũng rất được lòng họ.
Năm 1908, cả Quang Tự và Từ Hi lần lượt qua đời, Lý Liên Anh biết rằng mình không thể ở lại Tử Cấm Thành lâu hơn nữa. Vì thế, sau khi Từ Hi mất 100 ngày, ông ta chủ động từ chức, dâng tất cả vàng bạc châu báu từng được ban tặng cho Long Dụ thái hậu và rời khỏi hoàng cung.
Ba năm sau khi xuất cung, Lý Liên Anh qua đời ở tuổi 63. Thời điểm ông ta chết cũng là lúc Đại Thanh suy tàn. Lý Liên Anh được hoàng đế chôn cất theo nghi thức quan lớn và cho xây một lăng mộ độc lập rộng 20 mẫu ở Bắc Kinh. Có thể nói hiếm có thái giám nào được nhận vinh dự lớn như vậy.
Vào năm 1988, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mộ của Lý Liên Anh. Sau khi phát hiện, nhóm chuyên gia khẩn trương khai quật mộ. Họ phát hiện ra rất nhiều điểm bất thường trong lăng mộ của Lý Liên Anh.
Thứ nhất, mộ của Lý Liên Anh vô cùng cứng. Lý do là bởi bức tường của ngôi mộ được làm bằng hỗn hợp lòng trắng trứng, gạo nếp và vôi, khi đông lại thì cứng như thép. Tuy nhiên, vì những bức tường quá cứng, các chuyên gia lo lắng rằng nếu họ khai thác quá thô bạo sẽ hủy hoại các món cổ vật quý giá bên trong.
May mắn thay, khi họ đang đau đầu tìm lối vào khác thì một ông lão gần đó đã chỉ cho họ một lối đi bí mật trong mộ.
Video đang HOT
Lăng mộ của thái giám Lý Liên Anh được xây dựng rất bề thế. (Ảnh: Sohu)
Thứ hai, thi thể Lý Liên Anh đã không còn nguyên vẹn.
Các nhà khảo cổ đặt giả thuyết rằng, khi Lý Liên Anh còn sống, ông ta từng đắc tội với nhiều người và có không ít kẻ thù. Những người này chỉ dám trả thù sau khi ông ta chết. Có thể, họ đã đem xác của Lý Liên Anh đi và giấu ở nơi nào đó. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được phần còn xương cốt còn lại của vị thái giám này.
Loạt ảnh hiếm cách đây hơn 100 năm: Cận cảnh đôi giày 'dễ ngã' trị giá hơn 460 tỷ đồng của Từ Hi Thái hậu
Những hình ảnh hiếm cách đây hơn 100 năm tiết lộ cuộc sống xa hoa của Từ Hi Thái hậu, trong đó có đôi giày trị giá hơn 460 tỷ đồng.
Từ Hi Thái hậu (1833 - 1908) là người phụ nữ nổi tiếng quyền lực vào cuối thời nhà Thanh. Năm 1852, Từ Hi Thái hậu bắt đầu nhập cung khi còn là một thiếu nữ. Đến năm 1856, bà sinh hạ hoàng tử cho hoàng đế Hàm Phong. Vị hoàng tử này sau trở thành hoàng đế Đồng Trị. Từ Hi được coi là đệ nhất sủng phi của hoàng đế Hàm Phong, sinh mẫu của Đồng Trị Đế, dưỡng mẫu của Đạo Quang Đế và là tổ mẫu trên danh nghĩa của Tuyên Thống đế, hay còn gọi là hoàng đế Phổ Nghi.
Bức ảnh chân dung Từ Hi Thái hậu đi giày đế chậu hoa có gắn nhiều ngọc trai, đá quý.
Theo ghi chép trong lịch sử, vị thái hậu này đã nắm đại quyền của triều đại nhà Thanh trong 47 năm. Nắm giữ quyền lực tối thượng, Từ Hi Thái hậu còn nổi tiếng với lối sống vô cùng xa hoa. Bà được coi là một trong những người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.
Lúc sinh thời, Từ Hi Thái hậu nổi tiếng là người có sinh hoạt hoạt cầu kỳ, lối sống xa xỉ. Bên cạnh những món ăn kỳ lạ, thú vui khác thường, vị thái hậu này còn có yêu cầu rất cao về trang phục hàng ngày, đặc biệt là giày. Mỗi bộ quần áo mà Từ Hi Thái hậu mặc đều được coi là hàng cao cấp nhất. Đương nhiên, giày cũng là thứ mà vị thái hậu nổi tiếng triều nhà Thanh yêu cầu rất cao.
Từ Hi Thái hậu có lối sống vô cùng xa hoa vào thời kỳ cuối của nhà Thanh.
Vào thời nhà Thanh, những người phụ nữ có thân phận cao quý trong cung như thái hậu, hoàng hậu, các phi tần, công chúa... thường đi giày hình chậu hoa. Những đôi giày này có thể cao tới 20 cm. "Giày chậu hoa" là một trong ba loại giày phổ biến trong hậu cung thời nhà Thanh.
Loạt ảnh dưới đây cho thấy Từ Hi Thái hậu không chỉ diện những bộ quần áo xa hoa mà ngay cả "giày cao gót" của bà cũng vô cùng đắt đỏ và đẹp mắt.
Bức tranh của họa sĩ người Mỹ Katharine Augusta Carl vẽ chân dung Từ Hi Thái hậu khi về già. Vị thái hậu quyền lực của nhà Thanh mặc trang phục được thêu tay tỉ mỉ và đi đôi giày đế hình chậu hoa.
Theo các chuyên gia, một đôi giày của Từ Hi Thái hậu có thể tốn 700.000 lạng bạc. Vào cuối thời nhà Thanh, một lạng bạc tương đương với 200 NDT hiện nay. Như vậy, một đôi giày của thái hậu quyền lực này có giá tương đương với gần 463 tỷ đồng. Không chỉ đắt đỏ, các đôi giày mà Từ Hi Thái hậu sở hữu còn rất đa dạng về kiểu dáng và cách trang trí. Nhiều đôi giày được gắn đá quý, ngọc trai...
Trong cuốn hồi ký " Thanh cung nhị niên ký" của Dụ Đức Linh, nữ quan từng có thời gian hầu hạ hai năm bên Từ Hi Thái hậu tiết lộ, mỗi ngày đều có người dâng giày lên cho thái hậu. Có ngày thậm chí còn có tới năm, sáu đôi giày.
Bức ảnh chụp Từ Hi Thái hậu vào năm 1903. Trong ảnh, thái hậu đi đôi giày có đế hình chậu hoa. Dòng chữ đằng sau thái hậu ghi đầy đủ tôn hiệu của bà
Những đôi giày hình chậu hoa thời nhà Thanh phần lớn được coi là một loại "giày cao gót". Chiều cao phần gót giày của Từ Hi Thái hậu thường khoảng 7 - 12 cm. Phần trên của giày chủ yếu được làm từ lụa và vải thượng hạng với nhiều hoa văn trang trí tinh xảo. Phần gót giày làm từ gỗ, được bọc nhiều lớp vải màu trắng, với công dụng giảm sốc và giảm tiếng ồn khi người sử dụng di chuyển.
Cận cảnh một đôi giày có đế hình chậu hoa đắt đỏ của Từ Hi Thái hậu
Theo ghi chép trong lịch sử, Từ Hi Thái hậu có yêu cầu cực kỳ cao đối với việc thiết kế giày. Do đó, để làm ra một đôi giày cho vị thái hậu này là điều không hề dễ dàng. Công đoạn mất nhiều thời gian nhất chính là thêu. Từ Hi Thái hậu yêu cầu những người thợ phải thêu hoa văn với màu sắc giống như thật. Quá trình thêu tay với yêu cầu cao của Từ Hi nên mất nhiều thời gian.
Kiểu giày có đế hình chậu hoa từng được Từ Hi Thái hậu sử dụng hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Cố cung. Đôi giày trong ảnh cao 17 cm và dài 21,5 cm. Phần trên của giày được may từ vải lụa, có thêu hoa sen, đính đá. Ngoài ra, mũi giày còn được trang trí bằng chỉ thêu
Đôi giày này thêu hình cây trúc và bươm bướm, với chiều cao 18 cm và dài 22 cm. Các viên đá đính trên đế giày mang ý nghĩa là "vạn đại phúc thọ". Đương nhiên, việc người sử dụng đi đôi giày này cũng không hề dễ dàng vì rất dễ ngã
Các nhà nghiên cứu cho biết, giày hình chậu hoa vào cuối thời nhà Thanh là loại giày khó sử dụng, rất dễ ngã. Tuy nhiên, những đôi giày này vẫn trở nên thịnh hành trong cung và được giới quý tộc sử dụng.
Theo Bảo tàng Cố cung, đôi giày này từng là vật dụng của hoàng hậu thời hoàng đế Quang Tự. Đôi giày này cao 20,5 cm, dài 23 cm và trên giày có có đính các loại đá quý tạo ra hình chữ "vạn thọ". Phía trên của giày được làm từ vải satin với nhiều họa tiết hoa lá sinh động. Đế giày được làm bằng gỗ và bên ngoài bọc vải cotton, tô lớp sơn trắng.
Một đôi giày được đính đá quý và trang trí tinh xảo vào cuối thời nhà Thanh
Bức ảnh chụp Từ Hi Thái hậu đi giày hình chậu hoa và ngồi kiệu vào năm 1903
Sở dĩ các phi tần, các phụ nữ thuộc giới quý tộc thường đi loại giày này vì chúng giúp dáng đi uyển chuyển và thẳng khi đi lại. Hơn nữa, ngoài tác dụng giúp tôn dáng, giày hình chậu hoa còn thể hiện địa vị cao quý của người sử dụng. Đi lại trên đôi giày này không hề dễ dàng nên người sử dụng phải rèn luyện nhiều. Trong khi đó, người dân lao động bình thường không thể đi được loại giày đế cao này.
Vì sao sau khi mất 1 năm, thi thể của Từ Hi Thái hậu mới được chôn cất? Từ Hi Thái hậu qua đời năm 1908, tuy nhiên tới tận năm 1909 mới được chôn cất, vậy lí do thực sự là gì. Từ Hi Thái hậu là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc. Bà là người có quyền lực nhất đời nhà Thanh và có lối sống xa hoa, sinh hoạt cầu kì. Theo...