Khái quát lịch sử phát triển của RPG (phần 1)
Tại sao chúng ta không thử nhìn lại lịch sử để xem nó đã bắt đâu ra sao nhi?
Role-Playing Games (RPG) – dòng game nhập vai đầy hấp dẫn và hào hứng. Chắc hẳn rằng ở đây cũng không ít người đã từng một lần chơi thử và thậm chí là đã trở thành một con nghiện RPG chính hiệu. Vậy tại sao chúng ta không thử nhìn lại lịch sử để xem dòng game này đã bắt đâu ra sao?
Dĩ nhiên trong khuôn khổ nhỏ hẹp, bài viết sẽ khó có thể đi sâu vào mọi chi tiết, cũng như khó bao quát được hết mọi khía cạnh của dòng game vốn đã rộng lớn và đầy phức tạp này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng để đem đến cho bạn cái nhìn sơ lược nhất.
Xây dựng nền móng
Dĩ nhiên là mọi chuyện không hề tốt đẹp ngay từ đầu. Những tựa game tiên phong thường có một khởi điểm khá thấp, chỉ là những hình ảnh nghèo nàn được chắp vá lại với nhau đi kèm với cốt truyện phiêu lưu hời hợt.
Final Fantasy – một trong những cái tên thành công đầu tiên xuất hiện trong thế giới RPG.
Những viên gạch lát nền đầu tiên như Ultima, Gateway to Apshai, Wizardry hay nổi tiếng nhất đó là Dungeons & Dragon cũng chỉ gây được tiếng vang nhất thời. Hệ thống nhiệm vụ dù cho khá đa dạng nhưng lại vẫn bị đè nặng bởi những đoạn text hội thoại dài lê thê. Đôi khi thời gian của gameplay quá lâu chỉ vì người chơi phải theo dõi lời thoại liên tục. Bất chấp điều đó, những thành công le lói ban đầu đã dần dần trở thành một tiêu chuẩn mẫu mực để các “đàn em” tiếp sau phấn đấu và học hỏi.
Video đang HOT
Trong thời kì 16 bit, nhân vật của bạn thường là một hiệp sĩ, đợt độc hoặc đồng hành cùng một nhóm các nhân vật tưởng tượng khác cùng đi thám hiểm vùng đất. Họ tiêu diệt bất cứ con quái vật nào gặp phải trên đường và nhận được tiền vàng, điểm thưởng sau mỗi trận chiến. Nhân vật sẽ được nâng cấp các skill theo từng level và tìm kiếm những món đồ, trang bị thêm vật phẩm để tăng khả năng sát thương, tránh né hay sức mạnh pháp thuật… Cho đến khi nhân vật của bạn đủ khỏe cũng là lúc bạn sẽ phải đối mặt với một con quái vật to xác nào đó để kết thúc trò chơi.
Công thức này dần được tôi luyện và trở nên đa dạng, cuốn hút hơn nhờ sự sáng tạo trong việc xây dựng hệ thống gameplay, cùng với đó là sự giúp sức đắc lực từ phía nền tảng đồ họa ngày càng tân tiến. Nhưng rồi thì kết cục của hầu hết các tựa game RPG đều gần như không thay đổi. Thay vì bước tiếp trên con đường của mình, dòng game này đã dậm chân tại chỗ một thời gian dài.
Trong vài năm liên tiếp, chúng ta chỉ thấy hàng loạt những tựa RPG với cái cốt na ná nhau, tạo hình nhân vật, cách kể chuyện và hệ thống chiến đấu không khác xa nhau là mấy. Con tàu RPG chỉ thoát ra khỏi “bãi đã ngầm” này khi có được sự định hướng đúng đắn nhờ những ý tưởng phá cách đến từ một số nhà làm game táo bạo.
Bản phác thảo lớn JRPG
Sự phổ biến và trào lưu home consoles đã thúc đẩy nền công nghiệp game phát triển mạnh mẽ và RPG cũng nhanh chóng vào cuộc. Cái tên đầu tiên dẫn đầu xu hướng chính là Dragon Quest, còn được biết đến với tên gọi Dragon Warrior ở thị trường Bắc Mỹ. Vào thời điểm đó, trò chơi này được coi là một cuộc cách mạng lớn. Giờ đây, ta cũng có thể thấy rõ những nét thiết kế điển hình của nó trong hàng nghìn tựa RPG ra mắt sau này.
Bạn khám phá thế giới “ảo” trong khi chạy vòng vòng giữa các thị trấn, khám phá bán đồ và tương tác với NPC cho đến khi sẵn sàng tới điểm đến kế tiếp. Bạn sử dụng những đòn tấn công để hạ gục quái vật, sử dụng herb để “hồi máu” và magic point cho phép bạn dùng thần chú. Bạn đã nhận thấy điều gì quen thuộc chưa? Cho đến nay, các nhà thiết kế game vẫn chưa muốn thay đổi hệ thống chiến đấu theo lượt vốn có, ngay cả với các sản phẩm tiếp nối series được sản xuất sau đó hàng thập kỉ.
Đôi khi, người tà cũng không cần phải thay đổi quá nhiều để đạt đến một thành công vang dội. Lấy Final Fantasy là một ví dụ. Chỉ với lối chơi chiến đấu theo lượt truyền thống, nó tái lập nguyên mẫu Dragon Quest và chỉ bổ sung thêm điểm nhấn trong hệ thống phân cấp cơ bản, như vậy là đã có một sản phẩm RPG hoàn chỉnh.
Cùng lúc đó, một chiến binh mạo hiểm khác cũng bắt đầu lao vào vào cuộc chơi. Bỏ qua mọi lời khuyên và những gì được coi là chuẩn mực mà những vị tiền bối đã để lại, người anh hùng nhỏ tuổi chu du một cách đơn độc và sau này, như bạn đã biết, nhân vật này trở thành người anh hùng của xứ sở Hyrule.
Hãy cầm thanh gươm và bắt đầu lên đường!
Cũng như mọi thể loại game khác, các tính năng trong RPG dần dần được hoàn thiện và Link nổi lên như một hình mẫu người hùng lý tưởng. Không thế mà biết bao nhiêu nhân vật RPG xuất hiện vào khoảng giữa thập kỉ 80 của thế kỉ trước cũng đều có những skill giống hệt cậu bé này.
Người anh hùng mũ xanh trong The Legend of Zelda đã viết hẳn một cuốn sách dạy người ta về cách xây dựng một tựa game RPG sao cho hấp dẫn. Phong cách chơi đạm chất hành động đã làm nên sự khác biệt. Series game cũng đã giản lược nhiều yếu tố thừa thãi trong Dungeon & Dragon, và kể từ khi người hùng mới xuất hiện, chúng ta cũng không còn phải quá bận tậm về các bảng chỉ số hay những đoạn lời thoại dài dằng dặc nữa
Chính phong cách “không chính cống” này đã làm dấy lên rất nhiều cuộc tranh luận về những gì thực sự tạo nên một tựa game nhập vai. Những người theo chủ nghĩa thuần túy tin rằng series The Legend of Zelda không thể là RPG bởi vì nó tập trung quá nhiều vào chiến đấu và vẻ bề ngoài của nhân vật. Những người khác thì cho rằng ý thức bẩm sinh của trò chơi là khám phá, trải nghiệm và chia sẻ; mục đích tương tự như bất kì tựa game RPG nào khác.
Dù thế nào đi nữa, cuộc phiêu lưu đầu tiên của Link cũng đã gây được ảnh hưởng lớn và tạo cảm hứng cho nhiều nhà làm game khác cùng bước chân vào thử nghiệm. Seiken Densetsu phiên bản thứ hai, Secret of Mana, là sự kết hớp giữa chiến đấu thời gian thực và những dòng lệnh phong cách cổ điển. TIếp đến là Ys, mặc dù thất bại trong việc chinh phục thị hiếu khu vực châu Mỹ nhưng lại rất thành công trong biên giới đất nước mặt trời mọc với phong cách chiến đấu full action đầy mạnh mẽ.
Landstalker: The Treasures of King Nole tiếp tục đưa thể loại action – RPG này đạt đến đỉnh cao. Nó giới thiệu đến người chơi những thử thách hóc búa, đòi hỏi game thủ phải có đầu óc quan sát thay vì chỉ lao đầu vào chặt chém đơn thuần. Và đó cũng là phần đầu của cuốn tiểu thuyết RPG. Chúng ta sẽ trở lại với những bài viết tiếp sau để đến với những đoạn đường kế tiếp của dòng game cực kỳ thú vị này.
Theo MASKonline
Phân tích trailer của GTA V
Không chỉ những gì đặc sắc nhất của GTA: San Andreas được hồi sinh trong phiên bản này, Rockstar còn chứng minh được tài năng của họ trong dòng game sandbox.
Đoạn trailer dài hơn 3 phút của GTA V được tung ra từ ngày 2/11, nhưng cho đến nay cộng đồng game thủ vẫn không ngừng bàn tán về nó. Điểm nổi bật đầu tiên của phiên bản thứ 5 của trò chơi bán chạy nhất cũng như tai tiếng nhất này đó việc trở lại của thành phố Los Santos (địa phận thuộc Bang ảo San Andreas trong dòng game) cùng với phong cách đồ họa sặc sỡ của các dòng GTA 3. Có rất nhiều thông tin tranh cãi về các chi tiết sẽ có mặt trong GTA 5, điều mà Rockstar Games không hề tiết lộ, đúng theo truyền thống của NSX này. Gần đây, Một video phân tích khá tinh tế các chi tiết trong đoạn trailer đã được đăng tải lên Youtube và thu được rất nhiều ý kiến trái ngược:
Đoạn video phân tích trailer.
Game thủ có thể thấy một số thông tin trong đoạn phân tích này. Tuy nhiên, Rockstar tiết lộ sẽ có rất nhiều nhân vật chính trong GTA V, điều này có nghĩa game thủ có thể điều khiển nhiều nhân vật, tương tự điều đã xuất hiện trong GTA 4. Ngoải ra, chúng ta có thể nhận thấy hàng loạt các tính năng "nhập vai", "tycoon" được lồng ghép vào dòng game sandbox này. Nhân vật có thể tập luyện, ăn uống (có các chỉ số sức khỏe), mua sắm, kinh doanh nhà cửa... nâng cấp các phương tiện và có các mối quan hệ. Một điều cực kì tham vọng trong một game sandbox.
Theo Game Thủ
Modern Warfare 3 đang được ngợi khen mù quáng? Phần kết của serries tuyệt vời này đã khép lại với một phiên bản game chưa thực sự xứng đáng với kì vọng của người hâm mộ. Bạn cảm thấy ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết? Điều đầu tiên cần phải làm rõ đó là tôi không phải là một anti fan của CoD, ngược lại là đằng khác. Thế nhưng...