Khai quật khu định cư lâu đời nhất của người Viking
Các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích của hai ngôi nhà gỗ dài chứa đầy kho báu có niên đại từ thời Viking ở phía đông Iceland.
Tàn tích khu định cư lâu đời nhất của người Viking ở Iceland. Ảnh: Bjarni Einarsson.
Khu định cư ước tính được xây dựng vào những năm 800, nhiều thập kỷ trước khi người tị nạn đặt chân đến Iceland và định cư lâu dài trên hòn đảo. Những phần còn sót lại của hai ngôi nhà cổ được tìm thấy bên dưới thảm cỏ xanh ở khu vực St, gần vịnh Stvarfjorur.
Cấu trúc lớn nhất dài khoảng 75 m và rộng 6 m được chia thành nhiều phòng nhỏ. Một số gia đình có thể đã cùng chung sống tại đây, theo nhà khảo cổ Bjarni Einarsson, trưởng nhóm khai quật. Hệ thống lò sưởi bằng đá cũng được tìm thấy dọc theo trung tâm của ngôi nhà.
Cấu trúc thứ hai dài khoảng 40 m được cho là nhà của một thủ lĩnh Viking. Nhóm nghiên cứu đã khai quật được nhiều kho báu giá trị bên trong, bao gồm tiền xu của người La Mã và Trung Đông, thỏi bạc, đồ trang sức, hay các mảnh vàng nhỏ. Những người Viking có thể đã buôn bán tài nguyên địa phương như da và thịt của cá voi, hải cẩu để thu về số châu báu này.
Khu định cư nhìn từ trên cao. Ảnh: Bjarni Einarsson.
Những ngôi nhà gỗ ở St có quy mô và chức năng tương tự như các khu định cư khoảng 1.000 năm tuổi của người Viking được phát hiện tại Newfoundland ở Canada. “Đây là mô hình định cư chung tại các hòn đảo trên Đại Tây Dương”, Einarsson nhấn mạnh.
Einarsson đã vận hành một công ty khảo cổ tư nhân trong hơn 20 năm qua và bắt đầu tìm kiếm các khu định cư của người Viking trên bờ biển Iceland từ năm 2009. Tàn tích của những ngôi nhà dài ở St đã được biết đến từ lâu nhưng chỉ bắt đầu được khai quật vào năm 2015.
Giật mình các vị vua ở Ireland kết hôn với chị em gái
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những vị vua ở Ireland cách đây 5.000 năm kết hôn với các chị em gái để duy trì dòng máu hoàng tộc. Bằng chứng về việc kết hôn cận huyết của họ được tìm thấy trong ngôi mộ ở nước này.
Trong cuộc khai quật tại hạt Meath, các chuyên gia phát hiện hài cốt của một người đàn ông có niên đại khoảng 5.000 năm tuổi. ADN của người này hé lộ cuộc sống của các vị vua ở Ireland thời xưa.
Cụ thể, thông qua xét nghiệm ADN của bộ hài cốt trên, các chuyên gia tìm ra bí mật về đời sống hôn nhân của các ông hoàng trị vì Ireland thời xưa.
Các ông hoàng kết hôn với chị em gái trong gia đình, dòng tộc. Thậm chí, có vị vua kết hôn với con gái của mình.
Theo đó, những đứa trẻ được sinh ra trong hoàng tộc Ireland là kết quả của các cuộc hôn nhân cận huyết.
Hoàng tộc ở Ireland thời xưa tiến hành các cuộc hôn nhân cận huyết nhằm duy trì dòng máu thuần khiết của những người trị vì đất nước.
Thêm nữa, việc kết hôn với các thành viên trong gia đình giúp hoàng tộc duy trì quyền lực, không để cho người ngoài nắm quyền trị vì đất nước.
Điều này cho thấy các vị vua ở Ireland thời xưa coi bản thân và những thành viên trong gia đình là những người ưu tú nhất xã hội.
Chính vì vậy, các vị vua không kết hôn với người ngoài để không làm "ô uế" dòng máu hoàng gia.
Vì vậy, người dân sống ở Ireland cách đây khoảng 5.000 năm chấp nhận những cuộc hôn nhân cận huyết trong gia đình hoàng gia để duy trì dòng máu "thần thánh".
Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon. Nguồn: VTC14.
Bí ẩn khó giải chiếc mặt nạ cổ nhất lịch sử Được làm từ đá, chiếc mặt nạ cổ nhất lịch sử nhân loại có niên đại vào khoảng năm 7.000 trước công nguyên. Cổ vật này được tìm thấy tại Judean, Israel. Các chuyên gia suy đoán chiếc mặt nạ này có thể được người xưa sử dụng trong các nghi lễ. Trong cuộc khai quật tại Judean, Israel, các nhà khảo cổ...