Khai quật hài cốt “Người đẹp ngủ trong rừng” 2.000 năm tuổi
Các nhà khảo cổ học vừa khai quật khu mộ của “ Người đẹp ngủ trong rừng” 2.000 năm tuổi ở Ethiopia.
Theo tin tức trên Daily Mail, khu mộ cổ được phát hiện trong một cuộc khảo cổ kéo dài 6 tuần ở thành phố Aksum, Ethiopia.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện bộ hài cốt của người phụ nữ 2.000 năm tuổi có biệt danh “Sleep Beauty” ( Người đẹp ngủ trong rừng) cùng các đồ trang sức được chôn bên cạnh có niên đại từ thế kỷ I và II.
Bộ hài cốt “Người đẹp ngủ trong rừng” 2.000 năm tuổi.
Ngoài chiếc gương đồng thời La Mã, người ta còn phát hiện nhiều đồ trang điểm và trang sức quý giá khác như chiếc vòng cổ được làm từ hàng ngàn hạt đầy màu sắc, lọ nước hoa, kẻ mắt… được chôn cùng cô này.
Người phụ nữ nằm ở tư thế nghiêng, tay đỡ cằm và trên ngón tay đeo một chiếc nhẫn đồng đầy ấn tượng.
Cô được chôn với khuôn mặt hướng về phía gương đồng thời La Mã. Điều này có thể cho thấy đối tượng có thể là một phụ nữ tuyệt đẹp khi còn sống và rất được ngưỡng mộ. Các đồ vật được phát hiện cũng chỉ ra một điều rằng, cô có thể là người có địa vị cao trong xã hội thời đó.
Bên cạnh thi thể là hai cốc uống nước được bảo quản một cách hoàn hảo và một chiếc tách được thiết kế để đựng giọt nước mắt của người chết.
Rất nhiều đồ vật quý giá được chôn cùng thi thể người phụ nữ, trong đó có lọ nước hoa này.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, di hài vẫn trong tình trạng bảo quản tốt vì được người thời đó tìm ra cách chôn để bảo quản thi thể. Họ vẫn đang cố gắng để xác định tuổi và nguyên nhân cái chết của “Người đẹp ngủ trong rừng”.
Được biết, vương triều Aksum từng là một thế lực hùng mạnh tại miền bắc Ethiopia trong giai đoạn đầu của thời đại Thiên chúa. Vương triều này tồn tại vào khoảng năm 100 – 940 sau công nguyên và lên đến đỉnh điểm vào thế kỷ thứ nhất, đóng vai trò chính trên con đường mậu dịch nối liền đế quốc La Mã và Ấn Độ cổ đại.
Đây cũng là thành phố của nữ hoàng Sheba huyền thoại và là trái tim của Akumite, một trong những nền văn minh vĩ đại nhất của thế giới xa xưa. Vương triều Aksum đã thống trị bờ biển Đỏ cho đến cuối thế kỷ thứ 9.
Nó có ảnh hưởng từ bờ biển của Vịnh Aden tới thành phố cảng Zeila trên bờ biển phía bắc Somailand.
Thiên Bình
Theo_Người Đưa Tin
Tàn tích thành phố tráng lệ bậc nhất thời cổ đại
Kết quả các cuộc khai quật trên quy mô lớn đã phác thảo diện mạo một thành phố tráng lệ bậc nhất thời cổ đại thuộc lãnh thổ Syria ngày nay.
Nằm ở tỉnh Homs Governorate thuộc lãnh thổ Syria ngày nay, thành phổ cổ Palmyra được coi là một trong những thành phố tráng lệ bậc nhất thời cổ đại cách đây 2.000 năm. Có lịch sử hình thành từ 2.000 năm TCN, tầm quan trọng của thành phố Palmyra được khẳng định vào khoảng năm 300 TCN, khi các đoàn buôn coi nó là một trạm dừng chân giữa Lưỡng Hà và Ba Tư. Vị trí chiến lược và sự thịnh vượng của Palmyra đã thu hút sự quan tâm của người La Mã, những người nắm quyền kiểm soát thành phố sau Công nguyên. Nổi tiếng vì vẻ đẹp lãng mạn, Palmyra từng khiến hoàng đế La Mã Hadrianus mê mẩn viếng thăm thành phố này năm 129. Ông đã tuyên bố rằng thành phố được hưởng quy chế tự do và đổi tên thành Palmyra Hadriana. Từ thế kỷ thứ 3, thương mại của Palmyra giảm sút do sự suy yếu của đế chế La Mã cũng như những bất ổn ở khu vực. Trong hàng chục thế kỷ sau đó, Palmyra nhiều lần bị phá hủy do các cuộc chiến tranh và chỉ còn là một ngôi làng nhỏ trên nền phế tích của thành phố cổ. Năm 1929 - 1932, khi người Pháp kiểm soát vùng đất Syria, dân làng ở Palmyra được sơ tán để phục vụ cho việc khai quật thành phố cổ. Kết quả các cuộc khai quật trên quy mô lớn đã phác thảo diện mạo một thành phố Palmyra hết sức tráng lệ với những đền đài, nhà hát đồ sộ. Các công trình của thành phố mang nặng ảnh hường Hy Lạp - La Mã với những hàng cột thanh thoát, phù điêu chạm nổi tinh tế. Sau nhiều thập niên được bảo tồn, vào năm 2012 - 2013, các di tích ở Palmyra đã bị hư hại do cuộc xung đột giữa quân chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy. Đến tháng 5/2015, thành phố cổ này lại trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi trở thành nơi giao tranh ác liệt giữa quân đội chính phủ Syria và phiến quân Hồi giáo IS. Tình hình bất ổn ở Syria khiến nhiều người quan ngại rằng di tích lịch sử quý giá này sẽ bị xóa sổ trong tương lai gần.
Nằm ở tỉnh Homs Governorate thuộc lãnh thổ Syria ngày nay, thành phổ cổ Palmyra được coi là một trong những thành phố tráng lệ bậc nhất thời cổ đại cách đây 2.000 năm.
Có lịch sử hình thành từ 2.000 năm TCN, tầm quan trọng của thành phố Palmyrađược khẳng định vào khoảng năm 300 TCN, khi các đoàn buôn coi nó là một trạm dừng chân giữa Lưỡng Hà và Ba Tư.
Vị trí chiến lược và sự thịnh vượng của Palmyra đã thu hút sự quan tâm của người La Mã, những người nắm quyền kiểm soát thành phố sau Công nguyên.
Nổi tiếng vì vẻ đẹp lãng mạn, Palmyra từng khiến hoàng đế La Mã Hadrianus mê mẩn viếng thăm thành phố này năm 129. Ông đã tuyên bố rằng thành phố được hưởng quy chế tự do và đổi tên thành Palmyra Hadriana.
Từ thế kỷ thứ 3, thương mại của Palmyra giảm sút do sự suy yếu của đế chế La Mã cũng như những bất ổn ở khu vực.
Trong hàng chục thế kỷ sau đó, Palmyra nhiều lần bị phá hủy do các cuộc chiến tranh và chỉ còn là một ngôi làng nhỏ trên nền phế tích của thành phố cổ.
Năm 1929 - 1932, khi người Pháp kiểm soát vùng đất Syria, dân làng ở Palmyra được sơ tán để phục vụ cho việc khai quật thành phố cổ.
Kết quả các cuộc khai quật trên quy mô lớn đã phác thảo diện mạo một thành phố Palmyra hết sức tráng lệ với những đền đài, nhà hát đồ sộ.
Các công trình của thành phố mang nặng ảnh hường Hy Lạp - La Mã với những hàng cột thanh thoát, phù điêu chạm nổi tinh tế.
Sau nhiều thập niên được bảo tồn, vào năm 2012 - 2013, các di tích ở Palmyra đã bị hư hại do cuộc xung đột giữa quân chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy.
Đến tháng 5/2015, thành phố cổ này lại trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi trở thành nơi giao tranh ác liệt giữa quân đội chính phủ Syria và phiến quân Hồi giáo IS.
Tình hình bất ổn ở Syria khiến nhiều người quan ngại rằng di tích lịch sử quý giá này sẽ bị xóa sổ trong tương lai gần.
Theo_Kiến Thức
Tận mục khu mộ đá cổ của người Mường độc nhất VN Khu mộ cổ Đống Thếch còn lưu giữ hàng trăm ngôi mộ với những cột đá xanh được chôn xung quanh, tạo nên cảnh quan giống như một rừng đá. Có từ thế kỷ 17, khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) là một di sản văn hóa đồ sộ và hết sức quý giá mà người...