Khai quật đền thờ bị chôn vùi dưới cát sông
Dân làng ở bang Andhra Pradesh tìm thấy ngôi đền hơn 200 năm tuổi thờ thần Shiva bị vùi lấp khi con sông gần đó đổi dòng.
Một phần ngôi đền lộ ra dưới lớp cát. Ảnh: Ancient Origins.
Ngôi đền được khai quật ở sông Penna gần làng Peramalla Padu, quận Nellore, bang Andhra Pradesh phía đông Ấn Độ. Các nhà chức trách công trình ra đời cách đây khoảng 200 năm. Sau khi sông Penna đổi dòng, ngôi đền bị chôn vùi hoàn toàn dưới cát và phù sa khoảng 75 – 80 năm trước. Người dân địa phương buộc phải xây dựng ngôi đền mới ở một địa điểm khác.
Cả ngôi đền cũ và mới đều thờ thần Shiva, một trong những vị thần quan trọng nhất trong Hindu giáo. Những cư dân trong làng quyên góp tiền của để tiến hành khai quật ngôi đền, nhiều người thậm chí tham gia dự án không công. Họ mất cả một ngày đào xới cát cho tới khi đỉnh nhọn của đền thờ lộ ra. Tương tự mọi đền thờ Hindu giáo, kiến trúc của ngôi đền cũng tuân theo hình mẫu từ hàng nghìn năm trước. Thần Shiva được thờ ở chính điện. Ngoài ra, ngôi đền còn có một gian phụ nhỏ ở phía trước lối vào đền gọi là Mukhamandapa.
Dân làng sẽ tiếp tục khai quật công trình và cố gắng làm sạch tất cả đất cát. Họ hy vọng có thể tu sửa ngôi đền như cũ với sự tư vấn từ các chuyên gia.
Lạc vào thành phố cổ đại 2.500 tuổi ở Crimea
Thành phố cổ đại Chersonesos là nơi sinh sống của những người định cư Hy Lạp cổ đại vào hơn 2,5 ngàn năm trước ở bán đảoCrimea.
Video đang HOT
Chersonesos là một thành phố cổ đại và là nơi sinh sống của những người định cư Hy Lạp cổ đại vào hơn 2,5 ngàn năm trước ở khu vực phía Tây Nam của bán đảo Crimea.
Sau này, một thành phố khác được xây dựng tại cùng vị trí của thành phố Chersonesos là Sevastopol, Crimea ngày nay. Hiện những tàn tích của thành phố cổ hơn 2,5 ngàn năm tuổi thu hút số lượng lớn khách du lịch quan tâm, tìm hiểu những giá trị lịch sử.
Khu vực của tàn tích thành phố cổ Chersonesos khá lớn, rộng 45 ha. Tuy nhiên, quy mô thành phố này không lớn như vậy ngay từ khi mới được thành lập.
Diện tích thành phố Chersonesos đã tăng gấp đôi kích thước ban đầu vào những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên.
Những ngôi nhà ở Chersonesos được xây dựng san sát nhau và các đường phố thường khá nhỏ hẹp.
Những khối tòa nhà ở thành phố cổ hơn 2,5 ngàn năm tuổi được xây dựng có kích thước bằng nhau.
Trong hơn 2.000 năm, thành phố Chersonesos đã thay đổi diện mạo kiến trúc bề ngoài nhiều lần do nơi đây xảy ra chiến tranh, hỏa hoạn, tăng trưởng dân số, sự thay đổi niềm tin, tôn giáo đã tác động đến cuộc sống của người dân nơi đây.
Trong thời kỳ đầu của thời Trung cổ, những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của Kitô giáo bị phá hủy.
Trong thời Trung cổ, Chersonesos trở thành kinh đô của những người theo đạo Kitô giáo tại bán đảo Crimea. Người dân bắt đầu xây dựng những tu viện và trở thành nơi có nhiều thành phố hang động nổi tiếng thế giới. Trong cuối thế kỷ XIV, cuộc xâm lược của người du mục đã khiến thành phố cổ Chersonesos bị phá hủy hoàn toàn, biến nơi đây chỉ còn lại những tàn tích.
Vào năm 1827, gần nửa thế kỷ sau khi thành phố Sevastopol được xây dựng, giới chức trách bắt đầu thực hiện cuộc khai quật, khám phá thành phố cổ Chersonesos.
Theo thời gian, những căn nhà, đường sá, đền thờ và quảng trường... ở Sevastopol được xây dựng trên nền đất cũ của thành phố cổ Chersonesos. Nhiều hiện vật có giá trị đã tìm được tại nơi đây và được lưu giữ trong một bảo tàng. Bảo tàng này đã có lịch sử hoạt động 122 năm.
Một số khu vực xung quanh thành phố Sevastopol vẫn được giới chuyên gia khai quật để tìm kiếm những hiện vật có giá trị.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Úc phát hiện ra hóa thạch khủng long biến thành đá quý Trong số nhiều khoáng sản được tìm thấy tại Úc, có một loại đá quý gọi là đá opal (một loại đá mắt mèo), được coi là báu vật vô giá trong thời Trung Cổ và được người Hy Lạp tôn sùng. Nhưng các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch khủng long bằng một cách nào đó đã...