Khai quật bùn thải do doanh nghiệp chôn trộm
Ngày 21.4, ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó giám đốc Sở TN-MT Đồng Nai cho biết các đơn vị liên quan của Sở đang phân tích mẫu bùn thải lấy từ hố chôn trong khu vực nhà máy xử lý nước thải của Công ty TNHH AB Mauri VN (ấp 4, xã La Ngà, H.Định Quán, Đồng Nai).
Bùn thải hôi thối khai quật từ hố chôn của công ty – Ảnh: Nguyễn Khánh
Trước đó, ngày 17.4, từ tin báo của người dân về việc chôn bùn thải của Công ty TNHH AB Mauri VN, các cơ quan chức năng của H.Định Quán đã tiến hành khai quật khu vực hố chôn chất thải nghi độc hại trong khuôn viên nhà máy xử lý nước thải của công ty. Kết quả khai quật cho thấy có rất nhiều bao tải đựng khoảng 30 khối bùn thải có màu nâu sậm, đặc quánh được tập kết trong hố có mùi hôi nồng nặc. Tuy nhiên đại diện Công ty TNHH AB Mauri VN cho rằng chất thải này chỉ là bã bùn không nguy hại. Chính quyền địa phương đã yêu cầu gửi mẫu đi giám định.
Video đang HOT
Công ty TNHH AB Mauri VN chuyên sản xuất men thực phẩm, đã 2 lần bị UBND tỉnh Đồng Nai đình chỉ hoạt động vào năm 2009, 2011 vì gây ô nhiễm môi trường.
Theo TNO
Đề nghị đình chỉ hoạt động nhiều cơ sở ô nhiễm
Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Tây Ninh vừa đề nghị UBND tỉnh đình chỉ hoạt động 8 cơ sở biến khoai mì (sắn) và cao su. Nguyên nhân là do các cơ sở này chưa cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng thêm công trình xử lý nước thải đạt chuẩn.
Như vậy, tính tổng cộng đến nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có 21 cơ sở bị tạm đình chỉ hoạt động, trong đó có 15 cơ sở chế biến khoai mì và 6 cơ sở chế biến mủ cao su. Sở TN-MT kiến nghị UBND tỉnh chỉ cho phép các cơ sở vi phạm hoạt động trở lại khi xây dựng hoàn chỉnh công trình xử lý nước thải được Sở TN-MT kiểm tra xác nhận.
Hiện Tây Ninh có khoảng 100 cơ sở chế biến khoai mì và cao su với công suất 3 triệu tấn khoai mì tương và hơn 170.000 tấn mủ cao su khô mỗi năm. Các cơ sở chế biến này đã giúp tiêu thụ tốt 2 mặt hàng nông sản chính của nông dân Tây Ninh là cao su và mì. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguồn gây ô nhiễm nhiều tuyến kênh rạch, sông suối trên địa bàn tỉnh; thậm chí nhiều cơ sở còn thải nước ô nhiễm xuống sông Vàm Cỏ Đông.
Để giải quyết tình trạng này, Tây Ninh đã lên kế hoạch yêu cầu các cơ sở sản xuất khoai mì và cao su đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu trước khi thải ra môi trường. Các cơ sở bị đình chỉ hoạt động đều là những cơ sở không tuân thủ quy định đầu tư hệ thống xử lý nước thải.
Ngoài các cơ sở trên, hiện Tây Ninh đã có 59 cơ sở chế biến khoai mì được kiểm tra đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí biogas để vừa hạn chế khắc phục ô nhiễm môi trường, vừa thu hồi khí gas. Trong số đó có 12 cơ sở đã đầu tư hoàn chỉnh công trình xử lý nước thải; 3 cơ sở được kiểm tra xác nhận nước thải sau xử lý đạt loại A, 9 cơ sở đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm.
22 cơ sở chế biến cao su đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý đạt loại B theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Đối với các cơ sở đang trong quá trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa hoàn chỉnh, Sở TN-MT kiến nghị gia hạn hoạt động đến hết tháng 6/2014. Tuy nhiên, trong thời gian gia hạn hoạt động này, các cơ sở trên không được xả thải ra môi trường. Nếu trong thời gian gia hạn này, cơ sở nào bị phát hiện xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Hà Nội: Khai trương công viên lớn nhất Việt Nam Ngày 4/4, Thủ tướng Malaysia - Dato Najib Razak cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội khai trương Công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai) có diện tích lên đến 323ha, với tổng mức đầu tư 850 triệu đô la. Thủ tướng Malaysia (đứng giữa) cùng lãnh đạo Hà Nội khai trương công viên Yên Sở Công viên Yên Sở tọa lạc tại...