‘Khai quật’ ảnh thời mới vào nghề của các MC nổi tiếng
Qua thời gian, ngoại hình của các MC nổi tiếng VTV như Diễm Quỳnh, Anh Tuấn, Ngọc Trinh… đã có nhiều sự thay đổi. Cùng nhìn lại những hình ảnh thời mới vào nghề của họ.
Nhắc tới BTV Ngọc Trinh, khán giả màn ảnh nhỏ, đặc biệt là những người yêu mến Bản tin Tài chính kinh doanh sẽ nghĩ ngay tới một người dẫn chương trình đẹp, thông minh và sắc sảo. Đây chính là hình ảnh BTV Ngọc Trinh khi mới dẫn hiện trường bản tin này.
Tên tuổi của nhà báo Lại Văn Sâm gắn liền với nhiều “đặc sản” VTV3 thời đầu như SV 96, Trò chơi liên tỉnh, Đấu trí, Chiếc nón kỳ diệu, Hãy chọn giá đúng… Ở thời điểm mới bắt đầu tham gia thực hiện những chương trình đó, nhà báo Lại Văn Sâm khá gầy gò. Rõ ràng, anh không phải là một MC có ngoại hình điển trai.
Hình ảnh BTV Diễm Quỳnh trẻ trung khi mới bắt đầu làm công việc dẫn chương trình.
BTV Long Vũ – một bình luận viên thể thao được nhiều khán giả yêu mến. Không chỉ vậy, anh còn được biết tới trong vai trò MC của chương trình Chiếc nón kỳ diệu.
Video đang HOT
Hình ảnh BTV Anh Tuấn khi mới gắn bó với VTV3. Ngoại hình của anh thời điểm đó khá gầy.
Tên tuổi của nhà báo Tạ Bích Loan gắn liền với các chương trình như Đường lên đỉnh Olympia, 7 sắc cầu vồng, Người đương thời, Khởi nghiệp… Cô ghi dấu ấn trong lòng khán giả với khả năng ứng biến thông minh và nụ cười tươi.
BTV Hoài Anh là gương mặt quen thuộc với khán giả trong bản tin Thời sự 19h. Trước đó, cô từng có thời gian dẫn các talkshow giải trí. So với nhan sắc BTV Hoài Anh hiện tại, những hình ảnh trước kia của nữ BTV có phần tinh nghịch, trẻ trung hơn.
BTV Mai Ngọc là MC dẫn bản tin thời tiết được nhiều khán giả yêu thích. Đây là hình ảnh của Mai Ngọc khi mới bắt đầu công tác tại Đài THVN.
Theo T.H / VTV
VTV bị khóa kênh YouTube: Gian nan chặn vi phạm bản quyền
Vài ngày nay, dư luận xôn xao về việc một kênh YouTube của Đài Truyền hình Việt Nam bị tạm ngừng hoạt động vì bị khiếu nại vi phạm bản quyền.
Động thái xử lý này như một cảnh cáo quốc tế cho nạn vi phạm bản quyền tràn lan trên mạng ở Việt Nam, nhưng vẫn khó "chặn" được triệt để, bởi chủ sở hữu của những trang web vi phạm sẵn sàng bỏ địa chỉ cũ để thay bằng một trang mới và tiếp tục các hình thức vi phạm bản quyền.
Video "Việt Nam qua góc nhìn flycam" trên kênh YouTube Yamaha Trung Tá bị nhiều trang mạng sử dụng lại nhưng không xin phép. Ảnh: YouTube Yamaha Trung Tá
Ròng rã đi kiện...
Gần 2 năm nay, anh Bùi Minh Tuấn - ở Vĩnh Linh, Quảng Trị, tác giả của video "Việt Nam qua góc nhìn Flycam" bị VTV xâm phạm bản quyền - đã nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng, đơn vị để khiếu nại việc bị vi phạm bản quyền. Được biết đến với các video về cảnh đẹp Việt Nam đăng tải trên trang cá nhân cũng như tài khoản YouTube có tên "Yamaha Trung Tá", anh Tuấn cũng đau đầu khi sản phẩm của mình bị nhiều đơn vị sao chép, vi phạm.
"Với 4-5 lần gửi công văn khiếu nại việc vi phạm bản quyền đối với kênh YouTube Yamaha Trung Tá tới Tổng giám đốc VTV, nhưng chưa bao giờ nhận được văn bản trả lời chính thức từ lãnh đạo VTV, cực chẳng đã tôi buộc phải báo cáo hành vi này với YouTube, Cục Bản quyền tác giả và Bộ TTTT" - anh Bùi Minh Tuấn chia sẻ.
Lần đầu tiên anh Tuấn thông báo với YouTube là ngày 2/9/2015. Theo quy định của YouTube, sau khi nhận được báo cáo, YouTube sẽ gửi mail tới kênh YouTube của VTV để VTV rút các video vi phạm bản quyền. Lần thứ 2 anh Tuấn gửi báo cáo là vào tháng 11/2015 và khi anh báo cáo đến lần thứ 3 về vi phạm của VTV trong thời gian gần đây, YouTube quyết định khóa kênh YouTube của VTV ở địa chỉ https://www.youtube.com/user/vtvgo.
Cũng theo tác giả video "Việt Nam qua góc nhìn Flycam", thì các video khác từ kênh YouTube của Yamaha Trung Tá liên tiếp bị sử dụng trái phép nhiều lần. Cụ thể, trên kênh YouTube của VTV đã sử dụng đoạn video của anh cho 3 clip. Một số trang mạng khác cũng sử dụng lại nhưng không đề nguồn và xin phép tác giả.
Anh Tuấn cho hay, kênh Yamaha Trung Tá đã được cấp quyền và chứng nhận Content ID, quyền sở hữu và sáng tác của tác giả với tư cách: Chặn sao chép trái phép tác phẩm toàn cầu. Theo chính sách của Google, chỉ cần 0,5 giây hình ảnh sao chép tác phẩm xuất hiện, video vi phạm đã bị chặn. Không cần thông báo cho YouTube thì hệ thống Content ID cũng tự rà soát và xử lý. Anh Tuấn cho rằng, động thái xử lý với hình thức khóa kênh vi phạm bản quyền của VTV như một cảnh cáo quốc tế cho nạn vi phạm bản quyền tràn lan ở Việt Nam.
Sau khi bị YouTube khóa tài khoản vì vi phạm bản quyền, phía VTV đã lên tiếng thừa nhận "trong quá trình tác nghiệp, một số biên tập viên của VTV đã không thực hiện đúng quy trình sản xuất, sử dụng tư liệu trên mạng đưa vào nội dung chương trình mà chưa được sự chấp thuận của tác giả chủ sở hữu nội dung. Hiện, VTV đã và đang triển khai những biện pháp xử lý nghiêm, chặt chẽ trong vấn đề bảo vệ bản quyền, quyền tác giả". VTV cũng cho biết đang làm việc tích cực với các bên liên quan để giải quyết triệt để vấn đề bản quyền khai thác và sớm khôi phục lại kênh YouTube bị tạm ngưng.
Về phía người bị xâm phạm bản quyền, anh Bùi Minh Tuấn cho biết, đến trưa 2/3, anh mới nhận được điện thoại từ một người nói là đại diện của VTV, hẹn gặp trong tuần này để giải quyết vụ việc. "Tôi chưa bao giờ có ý định đòi bồi thường về kinh tế. Điều tôi mong muốn là được tôn trọng và phía đơn vị vi phạm bản quyền cần có lời xin lỗi" - anh Tuấn cho biết.
Xử lý vẫn như "bắt cóc bỏ đĩa"
Vi phạm bản quyền trên mạng diễn ra ở đủ mọi thể loại, từ văn học, âm nhạc, điện ảnh cho tới các chương trình truyền hình... Đối với các trang mạng xã hội, chia sẻ video như YouTube hay Facebook, thì vấn đề bản quyền càng nhức nhối vì xử lý theo cơ chế chịu trách nhiệm chưa toàn phần. Với lợi nhuận lớn thu được từ hoạt động vi phạm bản quyền, ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh trái phép này. Chủ sở hữu của những trang web này cũng sẵn sàng bỏ địa chỉ website, tài khoản đang sử dụng nếu bị thanh tra, kiểm tra để thay bằng một trang mới và tiếp tục các hình thức vi phạm bản quyền.
Còn nhớ tháng 7/2013, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA) đã gửi đơn khiếu nại tới Bộ VHTTDL về hành vi xâm phạm quyền tác giả với sản phẩm điện ảnh của MPA tại 3 trang mạng gồm: phim47.com; v1vn.com; pub.vn. Sau khi Thanh tra Bộ VHTTDL tiến hành kiểm tra, phạt vi phạm bản quyền đối với chủ sở hữu 3 trang web này thì ngay lập tức các trang này được đổi tên thành phimhh.com; pubvn.tv nhằm né tránh việc kiểm tra và tiếp tục hành vi vi phạm.
Về phía các "ông lớn" như YouTube, hay Facebook, dù có những chính sách để bảo vệ người dùng và chặn việc vi phạm bản quyền bằng cách xóa tài khoản của người dùng khi bị cảnh báo vi phạm bản quyền, nhưng nhiều người vẫn bất chấp, vi phạm tràn lan, vì xóa tài khoản này thì có thể lập tài khoản mới để sử dụng.
Chia sẻ về việc vi phạm bản quyền trên mạng hiện nay, anh Tuấn cho rằng việc xử phạt vi phạm vẫn như "bắt cóc bỏ đĩa". "Dù đã có sự can thiệp của YouTube, nhưng cách tốt nhất là tác giả phải tự bảo vệ đứa con tinh thần của mình, bằng cách đăng ký bản quyền cho các sản phẩm mình sáng tạo" - anh Tuấn khẳng định.
Theo Zing
Chương trình S-Việt Nam của VTV sai kiến thức lịch sử Khi MC ngoại quốc hỏi về vị tướng 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, MC nữ của chương trình S-Việt Nam đã trả lời là... Ngô Quyền. S-Việt Nam - Sải cánh bay xa là chương trình truyền hình về du lịch, trải nghiệm và được phát sóng trên sóng VTV1và VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam....