Khai phá tiềm năng
Ngoại trưởng Mỹ J. Kerry sẽ tiến hành hai chuyến thăm riêng rẽ vào hai thời điểm khác nhau tới khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Đây là những chuyến đi nhằm cụ thể hóa chiến lược “tiến về châu Á – Thái Bình Dương” trong thế kỷ 21 của Mỹ.
Ông J. Kerry trong chuyến công du đến các Tiểu vương quốc Arập thống nhất
Thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ phát đi hôm 14-3 cho biết, trung tuần tháng 4, ông J. Kerry sẽ tới thăm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mục tiêu chính trong chuyến thăm tập trung vào hợp tác kinh tế, môi trường và an ninh, trong đó có tình hình căng thẳng đột biến trên Bán đảo Triều Tiên, nạn tin tặc và tấn công mạng gia tăng. Tiếp đó vào tháng 6, ông J. Kerry có kế hoạch tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei và thăm một số nước Đông Nam Á.
Việc Mỹ quan tâm đến hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á không phải là điều mới lạ. Ngay từ tháng 11-2011, trong bài viết đáng chú ý “Chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, cựu Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton khẳng định: “Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á chứ không phải ở Iraq hay Afghanistan”.
Đúng là trong thập niên vừa qua, Mỹ đã đầu tư nguồn lực khổng lồ tại Iraq và Afghanistan. Khi hai cuộc chiến này đang đi tới hồi kết mà lợi ích thì chẳng thu được gì, Mỹ đứng trước thực tế phải suy nghĩ một cách khôn ngoan và có hệ thống hơn. Châu Á – Thái Bình Dương chính là cơ hội cho Mỹ trong thế kỷ 21, đúng như lời của bà H.Clinton “Mỹ trong thập niên tới sẽ tăng cường đầu tư về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các mặt khác tại châu Á – Thái Bình Dương”.
Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực rộng lớn kéo dài từ lục địa Ấn Độ đến bờ biển phía Tây của Mỹ, Đông Bắc Á và Đông Nam Á có vị trí địa chính trị và kinh tế đặc biệt quan trọng với Mỹ. Khu vực này có các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Khu vực này cũng có hàng loạt các “con rồng”, “con hổ” châu Á mà vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Video đang HOT
Nhìn lên Đông Bắc Á, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đối tác chủ chốt trong những nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Đông Bắc Á, đặc biệt là trong việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên thông qua quá trình đàm phán 6 bên. Trong khi Liên minh Mỹ – Nhật luôn được coi là cột trụ trong chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thì quan hệ Mỹ – Hàn Quốc tạo ra nhiều lợi ích kinh tế. Hiện Mỹ đang hướng tới các hiệp định thương mại mới với Hàn Quốc (giảm 95% thuế đối với xuất khẩu của Mỹ và giúp tạo ra 70 nghìn việc làm trong 5 năm tới, giúp tăng 10 tỷ USD xuất khẩu hàng năm của nước này).
Với gần 600 triệu dân và GDP đạt 1.100 tỉ USD, Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của nước này. Năm ngoái, giao dịch thương mại hai chiều giữa Mỹ và ASEAN đạt trên 186 tỉ USD. Đồng thời, Mỹ cũng đang là nước đầu tư lớn thứ 3 ở ASEAN, với tổng vốn đầu tư đạt 8,5 tỉ USD năm 2010. Mỹ nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác với khối ASEAN để triển khai hiệu quả các dự án và hoạt động trong kế hoạch Hành động giai đoạn 2011 – 2015.
Đó chính là tiềm năng mà ông J. Kerry phải khai phá trong chuyến công du đầu tiên đến hai khu vực này kể từ khi trở thành Ngoại trưởng Mỹ.
Theo ANTD
Những tín hiệu hạ nhiệt đầu năm ở Đông Bắc Á
Chính trị Đông Bắc Á đón nhận những tin vui ngay ngày đầu năm mới khi cả tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên Kim Jong-un cùng tuyên bố muốn cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.
Trong thông điệp đầu năm mới phát đi ngày hôm qua, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi giãn căng thẳng với Hàn Quốc và đưa tín hiệu về một "bước ngoặt triệt để" trong nền kinh tế quốc gia.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
"Một vấn đề quan trọng trong việc chấm dứt sự chia rẽ của đất nước và đạt được sự thống nhất là phải loại bỏ đối đầu giữa hai miền Bắc - Nam", lãnh đạo Triều Tiên nói trong thông điệp được phát sóng truyền hình nhân dịp đón năm mới 2013.
"Quan hệ giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên thời gian qua cho thấy sự đối đầu giữa những người đồng hương chỉ dẫn tới chiến tranh", ông phát biểu thêm.
Thông điệp này được lãnh đạo Triều Tiên đưa ra chỉ một tuần sau khi Hàn Quốc bầu Tổng thống mới là bà Park Geun-hye. Trong thông điệp, ông Kim Jong-un cũng kêu gọi hai miền tuân thủ các cam kết chung đã ký trước đây.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Triều Tiên nhận định rằng 2013 sẽ là năm của "những kiến tạo, thay đổi", năm tạo ra bước ngoặt triệt để cho nền kinh tế Triều Tiên.
"Chúng ta hãy cùng tạo nên một bước ngoặt triệt để trong việc xây dựng một nền kinh tế khổng lồ với khí phách và tinh thần tương tự như những gì đã thể hiện được trong việc chinh phục không gian", ông Kim Jong-un kêu gọi, đồng thời cho biết đây sẽ là khẩu hiệu chiến đấu của Đảng và nhân dân Triều Tiên trong năm 2013 với mục tiêu nâng cao mức sống của người dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Đây là lần đầu tiên trong 19 năm qua một nhà lãnh đạo Triều Tiên đọc thông điệp đầu năm mới. Lần đọc thông điệp trước được thực hiện từ năm 1994 dưới thời lãnh tụKim Nhật Thành.
Cũng trong ngày hôm qua, hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết tân Thủ tướng nước này Shinzo Abe đã chỉ thị cho đặc phái viên Fukushiro Nukaga tới Hàn Quốc để tìm cách cải thiện quan hệ với Seoul.
"Thủ tướng Abe đã cử ông Nucaga, một nghị sỹ kỳ cựu và cũng là cựu Bộ trưởng Tài chính, tới Seoul để gặp nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Park Geun Hye vào ngày 4/1 tới", tin cho biết.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Fukushiro Nukaga được giao trọng trách kiến tạo lại quan hệ đang căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Abe, ông Nucaga cũng xác nhận Thủ tướng đã yêu cầu ông chuyển thông điệp tới bà Park Geun Hye rằng, Nhật Bản rất coi trọng quan hệ với Hàn Quốc và Hàn Quốc là láng giềng quan trọng nhất của Nhật Bản. Thủ tướng Abe mong muốn tạo sự khởi đầu tốt đẹp mới trong quan hệ giữa hai nước dựa trên những giá trị chung.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở nên căng thẳng sau khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đích thân tới thăm quần đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima trên biển Nhật Bản hồi tháng 8 năm ngoái. Vụ việc đã đẩy quan hệ song phương rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Theo Dantri
Đông Bắc Á có "êm ả" trong năm mới? Năm 2012 đang dần khép lại với một bức tranh thế giới nhiều gam màu sáng, tối pha trộn. Năm 2012 được xem là năm đại bầu cử vì hàng loạt nước từ Tây sang Đông, trong đó có các nước lớn, tiến hành bầu cử nguyên thủ quốc gia cũng như quốc hội. Chuyển giao quyền lực ở các nước lớn, những...