“Khai phá” miền núi với cây trồng mới: Để mắt tới sấu, trám, mắc ca
Ở Tây Bắc, Tây Nguyên và nhiều vùng ở miền Trung, rất nhiều nơi còn vô cùng khó khăn. Điều quan trọng là bà con nơi đây thiếu thông tin trong sản xuất, thiếu quyết tâm của bản thân và ngay cả các cấp lãnh đạo địa phương cũng còn rụt rè …
Tuy nhiên, tại những vùng này, chúng ta cũng đã tạo dựng được nhiều mô hình làm ăn phát đạt, nhiều hộ nông dân trở nên giàu có.
Nhiều tiềm năng phát triển cây ăn quả
Lâu nay ở miền núi, đối tượng của sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu là ngô, sắn, lúa nương và chăn nuôi nhỏ lẻ ở từng gia đình.Cây lâm nghiệp nhiều nhất là bạch đàn và keo nên nhìn chung kinh tế vẫn ở dạng tự túc, tự cấp. Tỷ lệ vươn lên giàu không cao. Tuy nhiên, miền núi có nhiều thế mạnh mà miền xuôi không có được.
Nếu chúng ta phát huy các thế mạnh đó lên thì miền núi có nhiều triển vọng làm ăn còn vượt cả miền xuôi. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn.
Chăm sóc vườn cây mắc ca tại xã Tà Lèng, TP. iện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Hà Thuận
Ngay gần đây nhất, chúng ta thấy Sơn La bật lên mạnh mẽ nhờ đẩy mạnh trồng cây ăn quả. Tỉnh này đã vươn lên đứng thứ hai trong cả nước về diện tích cây ăn quả với 70.000ha. Sơn La nói riêng và cả vùng Tây Bắc nói chung còn rất nhiều tiềm năng để phát triển cây ăn quả.
Xin nêu ví dụ: Nếu được làm quy củ và đưa công nghệ cao vào để tạo giống bằng phương pháp cấy mô thì các đối tượng như dứa và chuối ở các vùng núi non sẽ đủ sức đi vào thị trường thế giới một cách mạnh mẽ hơn.
Video đang HOT
Các loại quả truyền thống ở miền núi như mơ, mận, sơn tra hoàn toàn có thể chế biến để nâng thành các sản phẩm cao cấp với hương vị đặc sắc.
Cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải và quả na của chúng ta đều được thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, phải cải tạo giống và cách thức sản xuất. Phải tạo được giống cam ngọt lừ mà không có hạt (như nhiều nước đã có), mở ra những vùng trồng bưởi rộng lớn theo quy mô trang trại (chứ không nhỏ lẻ từng gia đình như hiện nay), chế biến quả na thành nhiều loại sản phẩm (như kem na, mứt na…).
Các đối tượng cây ăn quả mới như chanh leo, xoài, thanh long đang được đưa mạnh vào các vùng núi non. Chúng có rất nhiều triển vọng.
Cây bơ tuy mới được đẩy mạnh trồng ở vùng núi phía Bắc nhưng cũng đầy tiềm năng. Bơ cho năng suất rất cao mà yêu cầu của thị trường lại lớn. Nếu việc bảo quản và chế biến quả bơ được nâng cao thì chúng sẽ thành một trong những đối tượng cây trồng quan trọng cho vùng này.
Người Trung Quốc rất thích mít và sầu riêng của Việt Nam. Ta nên có hợp đồng chặt chẽ với thị trường nước bạn để xây dựng những vùng chuyên canh cho các địa phương. Đưa các cây này vào miền núi là rất hợp.
“Để mắt” tới quả sấu, trám, mắc ca
Chúng tôi rất muốn các doanh nghiệp sẽ để mắt tới 2 loại quả là sấu và trám. Người Thái đã chế biến quả me thành hàng loạt sản phẩm và bán đi khắp thế giới. Nhưng quả me đâu ngon bằng quả sấu của ta. Chỉ tiếc rằng, chưa ai chế biến quả sấu ra được những loại sản phẩm hay hơn mặt hàng ô mai. Ta có thể cho chúng vào bột canh, làm thành mứt, thành kẹo, làm nước giải khát…
Người Trung Quốc đã lấy quả trám của chúng ta để làm ra một loại kẹo đạt huy chương vàng trong một hội chợ tại Nhật Bản. Nếu được quan tâm và chế biến tốt thì sấu và trám sẽ cho ra những sản phẩm rất hấp dẫn. Bà con ta lại tha hồ trồng sấu và trồng trám. Chúng ta đã thành công trong việc tạo ra các cây ghép cho sấu và trám. Chúng chỉ trồng 3 năm là đã cho quả rồi…
Đặc biệt, việc ra đời Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã đánh dấu một “mốc son” cho việc phát triển kinh tế ở vùng núi của chúng ta. Tới nay, đã có hàng trăm mô hình nông dân trồng mắc ca thành công, nhiều người thành tỷ phú.
Tôi vừa từ Điện Biên về. Tại Tuần Giáo, Công ty Vinamaca Điện Biên đã trồng được 2.000ha mắc ca trên những vùng đồi hoang hóa mà xưa nay không trồng được loại cây gì. Mắc ca lên rất đẹp. Chỉ 2 năm nữa là cây cho quả. Cây càng lâu năm càng cho nhiều quả và cho thu quả tới 50-60 năm.
Chúng tôi cũng đang khuyến khích bà con ở các vùng đồi núi trồng cây sa chi, dổi ăn hạt, gai xanh… và những loại cây này cũng đang cho hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, nếu được quan tâm đúng mức tới các loài dược liệu quý, thì đó cũng sẽ là một thế mạnh cho vùng miền núi và đem lại thu nhập cao cho bà con. Theo đó ta có thể đẩy mạnh việc trồng các cây dược liệu như ba kích, hồi, thảo quả, sa nhân, sâm ngọc linh, bình vôi, trà hoa vàng…
Các đối tượng truyền thống như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu… vẫn cần được quan tâm để vượt qua các trở ngại, vươn lên thành những đối tượng cây công nghiệp mạnh của đất nước.
Theo Danviet
Tướng công an lo tội phạm lộng hành ở vùng nông thôn
Trong xây dựng nông thôn mới, trung tướng Nguyễn Văn Sơn cho rằng nếu để tội phạm lộng hành thì các mục tiêu khác dù đạt được cũng không còn ý nghĩa.
Ngày 3/8, Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía bắc được tổ chức tại Hòa Bình.
Sau 10 năm triển khai chương trình này, 14 tỉnh miền núi phía bắc thuộc vùng lõi nghèo của cả nước đã có những thay đổi cơ bản về bộ mặt nông thôn cũng như nhận thức của người dân đối với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an. Ảnh: Quốc hội.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn (Thứ trưởng Bộ Công an) cho rằng những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn có ý nghĩa quan trọng để củng cố nền quốc phòng an ninh ở địa bàn đặc biệt quan trọng, nơi được xem là phên dậu của tổ quốc.
"Chương trình được triển khai tốt, người dân có cuộc sống ấm no, đầy đủ thì an ninh quốc phòng ở vị trí xung yếu này cũng được bảo đảm tốt hơn", ông Sơn nói.
Khẳng định công tác bảo đảm an ninh, trật tự khu vực nông thôn nói chung và khu vực miền núi phía bắc nói riêng là hết sức quan trọng, mang tính chiến lược, trung tướng Nguyễn Văn Sơn cho rằng cần có những biện pháp quyết liệt hơn. Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Quốc phòng kiểm soát tình hình, bảo đảm an ninh, an toàn trên địa bàn khu vực phía bắc.
"Các mục tiêu chúng ta đạt được nhưng nếu ở đâu đó, đặc biệt là vùng nông thôn còn khó khăn tội phạm lộng hành, nhất là tội phạm ma túy, trộm cắp, cướp giật thì các mục tiêu khác sẽ không đảm bảo ý nghĩa", ông Sơn nói và cho biết đảm bảo yên bình cho người dân là yêu cầu cụ thể mà Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp thực hiện quyết liệt trong thời gian tới.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ thăm gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp trong khuôn khổ hội nghị. Ảnh: Thành Chung.
Nhận định chương trình xây dựng nông thôn mới ở 14 tỉnh phía bắc trong những năm qua đạt nhiều thành công, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao các mô hình mới, cách làm hay, sự chỉ đạo rất quyết liệt, sáng tạo của các cấp, các ngành và đặc biệt là vai trò chủ thể người dân.
"Chúng tôi tin rằng những tỉnh miền núi phía bắc làm được thì không có lý do gì các nơi không làm được. Các tỉnh miền núi phía bắc thành công thì các nơi khác cũng sẽ thành công và phải thành công", ông Vương Đình Huệ nói.
Phó thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung toàn lực để chương trình đạt kết quả tốt nhất, toàn diện nhất, tránh tâm lý thỏa mãn, chủ quan. Mục đích của chương trình là nâng cao thu nhập của người dân, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, điều chỉnh chính sách có tính đột phá để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.
Theo New zing.vn
Xây dựng và phát huy vai trò "cầu nối" của người có uy tín Với mục tiêu "Lắng nghe những tiếng nói trực tiếp ở địa phương, ở cơ sở", Hội thảo Chuyên đề do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức mới đây tại Hà Nội thực sự là diễn đàn để tìm ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát huy tốt hơn...