Khai mở tiềm năng du lịch cộng đồng
Sở Du lịch vừa tổ chức đoàn khảo sát về khả năng xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa. Đây là một trong những bước đi để khai mở tiềm năng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Khám phá
Nằm dưới chân bán đảo Hòn Hèo, từ bao đời nay, người dân Ninh Vân sống lặng lẽ, yên bình với nghề đi biển và làm nông nghiệp (chủ yếu là trồng tỏi và chăn nuôi bò). Nếp sống bình dị ấy ngày càng trở thành của hiếm trước cơn lốc đô thị hóa. Không chỉ vậy, cung đường từ Ninh Phước chạy về Ninh Vân men theo dãy Hòn Hèo đem đến cho du khách những cảnh sắc tuyệt mỹ với một bên là bờ biển trong xanh đan xen với bãi cát dài trắng tinh, đối lập là vách đá dựng đứng được ôm ấp bởi tán cây rừng xanh ngắt. Theo các chuyên gia du lịch, bên cạnh các dự án du lịch nghỉ dưỡng đầu tư với quy mô lớn, Ninh Vân có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Những năm gần đây, nhiều nhóm khách du lịch trẻ đã tìm về Ninh Vân để khám phá đời sống của làng biển yên bình nơi đây.
Ngư dân Ninh Vân chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh bắt hải sản.
Sau khi đi thực tế, đoàn khảo sát của Sở Du lịch đánh giá, Ninh Vân không quá xa Nha Trang nên hoàn toàn có khả năng để phát triển du lịch cộng đồng – một sản phẩm du lịch Khánh Hòa đang thiếu. Ninh Vân có thể xây dựng du lịch cộng đồng xoay quanh các sản phẩm như tập làm ngư dân, lặn biển ngắm san hô, trải nghiệm làm nông dân trên cánh đồng tỏi, thăm địa điểm lưu niệm tàu C235. Khách đến đây có thể ngắm bình minh trên cầu tàu của làng biển, ngắm những chuyến tàu về cảng với sản vật biển khơi, thăm chợ quê, thưởng thức những món ăn đậm chất làng biển… Hiện tại, ở Ninh Vân đã có một số hộ gia đình cho thuê phòng lưu trú theo kiểu homestay (lưu trú trong nhà người dân). Khi được lấy ý kiến về phát triển du lịch cộng đồng, nhiều người dân rất hào hứng với ý tưởng này.
Video đang HOT
Hướng đi phù hợp
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa truyền thống, đời sống hiện tại…).
Trao đổi với đoàn khảo sát, bà Trà Thị Bông Sen – Chủ tịch UBND xã Ninh Vân chia sẻ, tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng của xã khá tốt. Tuy nhiên, để làm được điều này, Ninh Vân cần sự hỗ trợ từ Nhà nước để cải tạo cảnh quan, môi trường; nâng cấp đường ra cánh đồng tỏi; sửa chữa và nâng cấp nhà văn hóa truyền thống; tập huấn đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức cho người dân về du lịch cộng đồng…
Liên quan vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh – Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, trong định hướng phát triển du lịch của Khánh Hòa, thời gian tới sẽ phát triển thêm các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để bổ trợ thêm cho sản phẩm chủ đạo là du lịch biển đảo. Chính vì vậy, việc phát triển du lịch cộng đồng cần phải được đẩy mạnh hơn. Cùng với xã Ninh Vân, sắp tới, Sở Du lịch tiếp tục khảo sát tiềm năng du lịch cộng đồng ở một số địa phương Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh để tham mưu xây dựng Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng ở Ninh Vân cũng như các địa phương khác trong tỉnh là hướng đi phù hợp với xu thế du lịch hiện nay. Tuy nhiên, để biến tiềm năng này thành hiện thực cần sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, sự hỗ trợ của Nhà nước về nguồn vốn, cơ chế chính sách. Điều quan trọng nhất khi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, người dân bản địa phải là chủ thể của mô hình, hưởng lợi từ hoạt động du lịch địa phương… thì mới bền vững. Hy vọng, trong thời gian tới, tiềm năng du lịch cộng đồng của Khánh Hòa sẽ được khai mở, từ đó hình thành nên những mô hình du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách.
Khởi động lại các chương trình du lịch dịp cuối năm
Sau khi nhiều địa phương cho phép mở cửa trở lại các điểm di tích, dịch vụ, một số doanh nghiệp du lịch đã bắt đầu khởi động lại chương trình du lịch. Tuy nhiên, các đơn vị lữ hành dự báo hoạt động du lịch sẽ không sôi động như các tháng hè. Các sản phẩm du lịch cũng đi theo hướng chuyên biệt khám phá và nghỉ dưỡng.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào mùa lúa chín. Ảnh: TTXVN
Ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Hội du lịch cộng đồng (Hiệp hội du lịch Việt Nam) cho biết: Khoảng 1 tuần nay, các điểm vòng cung Tây Bắc - Đông Bắc đang thu hút sự chú ý của du khách do đang vào mùa lúa chín trên ruộng bậc thang. Vào dịp cuối tuần, khách có nhu cầu đi, muốn đặt phòng cũng không còn chỗ do năng lực hạ tầng du lịch ở đây chưa cao.
Theo đánh giá của các đơn vị du lịch, khách đi vòng cung Đông - Tây Bắc chủ yếu là tự đi. Khách đi theo các đơn vị lữ hành tổ chức cũng có nhưng chủ yếu là theo nhóm bạn bè và đặt một số dịch vụ ăn nghỉ.
Bên cạnh tour vòng cung Đông - Tây Bắc, điểm đang thu hút sự chú ý của khách là miền Tây Nam Bộ do đang bước vào mùa nước nổi.
Nhận định chung của các đơn vị lữ hành, đợt khởi động lại hoạt động du lịch lần này cũng hướng đến dòng sản phẩm du lịch chuyên biệt mang tính khám phá trải nghiệm và nghỉ dưỡng, chứ không làm đại trà như trước bởi đã qua mùa du lịch nội địa hè do học sinh đi học trở lại. Khách du lịch tập trung vào nhóm bạn trẻ hoặc người có tuổi như cựu chiến binh...
Ông Đặng Thanh Tùng, Giám đốc Neworld Travel cho biết: Hiện tại, đơn vị thực hiện các dịch vụ lẻ như đặt vé máy bay, đặt phòng cho khách nhưng chủ yếu là khách đi công tác. Trên thị trường, một số đơn vị lữ hành cũng đã liên kết đưa ra một số sản phẩm đi nghỉ dưỡng Nam Trung Bộ tuyến Quy Nhơn - Tuy Hòa; miền Tây - Phú Quốc... nhưng còn phụ thuộc vào tâm lý của khách về lựa chọn điểm đến an toàn.
Ông Trương Tường Lân, Giám đốc du lịch Nam Cường nhận định: Du lịch rậm rịch lại từ đầu tháng 9 đến cuối năm nay chủ yếu phụ thuộc vào các sự kiện của các cơ quan, doanh nghiệp dịp cuối năm. Còn thời điểm này, chủ yếu là khách đi lẻ. Việc khởi động lại các chương trình du lịch chủ yếu để duy trì hoạt động và tạo đà hồi phục cho năm sau.
Kiểm tra thân nhiệt tại điểm tham quan. Ảnh: XC
Đối với mảng du lịch khách quốc tế vào Việt Nam và đi du lịch nước ngoài, các doanh nghiệp cho rằng, dù các đường bay thương mại quốc tế sẽ bắt đầu khởi động lại từ 15/9 nhưng khách du lịch không nhiều do các điều kiện về an toàn và cách ly.
Theo thống kê của các hiệp hội, câu lạc bộ du lịch, do tác động của dịch COVID-19, nhiều khu/ điểm du lịch, khách sạn cho nhân viên nghỉ việc nên ước tính có hơn 1/3 nhân lực trong ngành đã chuyển sang làm nghề khác. Việc tái khởi động các chương trình du lịch sẽ gắn liền với việc đào tạo lại cho nguồn nhân lực mất việc trong thời gian qua.
Ông Phạm Hải Quỳnh cho rằng: Lần tái khởi động chương trình du lịch lần này khó có thể gọi là kích cầu vì thực tế qua 2 đợt triển khai kích cầu vào cuối tháng 2/2020 và tháng 5/2020, đa phần các đơn vị du lịch đã cạn nguồn lực. Những đơn vị trụ được đến thời điểm này còn rất ít nên đợt này có tái khởi động cũng dựa theo các chương trình liên kết của 2 lần trước đó để hỗ trợ, tương tác với nhau khi khách có nhu cầu.
Phía Tổng cục Du lịch và Hiệp hội du lịch Việt Nam cũng cho biết đang tập hợp ý kiến doanh nghiệp về chương trình phát triển du lịch theo các phương án chống dịch cụ thể từ cơ quan chuyên môn.
"Do tâm lý của khách còn e dè về phòng dịch, nên các điểm đến an toàn, theo từng nhóm nhỏ vẫn là luồng khách chủ đạo từ nay đến cuối năm. Hy vọng sang năm khi dịch COVID-19 được hoàn toàn khống chế không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới thì du lịch lúc đó mới hồi phục hoàn toàn", đại diện Hiệp hội du lịch Việt Nam cho biết.
Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban thư ký của Hội đồng Tư vấn du lịch cho biết: Hiện chương trình khởi động lại du lịch cuối năm nay và sang năm 2021 vẫn đang được thảo luận với Tổng cục Du lịch, đại diện hãng hàng không, hãng lữ hành lớn... với hướng chọn từng điểm đến đề cao tiêu chí an toàn và cùng với hãng hàng không tạo các luồng khách.
Khởi sắc du lịch cộng đồng Nghệ An Sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng những giá trị lịch sử, văn hóa bản địa, các huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An có nhiều lợi thế để phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Đó cũng là hướng đi bền vững mà tỉnh chú trọng nhằm phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy bản sắc văn...