Khai mạc Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022 hướng tới tương lai số bền vững
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022 vừa chính thức khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện sẽ diễn ra từ nay cho đến hết ngày 14/10.
Vào sáng nay (11/10), Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022 (Việt Nam International Digitak Week – VIDW2022) do Bộ TT&TT chủ trì tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Với chủ đề “Đối tác toàn cầu vì tương lai số bền vững”, Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022 sẽ diễn ra từ ngày 11-14/10. Sự kiện bao gồm các hội nghị, diễn đàn về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, phát triển mạng 5G, hợp tác bảo vệ dữ liệu, phòng chống tin giả, nâng cao kỹ năng số.
Hợp tác để tạo ra một ASEAN số
Phát biểu khai mạc Tuần lễ Số Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, trong thế giới số, ảnh hưởng lẫn nhau sẽ lớn hơn, chúng ta sẽ phải học thêm để sống cùng nhau. Khả năng chung sống hoà bình cùng nhau là thước đo văn minh của nhân loại.
Một không gian sống mới, một môi trường sống mới sẽ cần đến những nguyên tắc mới, luật lệ mới, văn hoá mới. Cái mới thì không có ai đi trước để dạy bảo, mà chỉ còn cách là trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Đó là lý do Tuần lễ Số Quốc tế đầu tiên có chủ đề: Đối tác toàn cầu vì một tương lai số bền vững.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
5G là một cú huých lớn để nhân loại chuyển lên môi trường số. Di động và băng rộng vẫn là chủ đề chính của viễn thông. Công nghệ số muốn phát huy thì cần hạ tầng số, đó là 5G, là điện toán đám mây.
“Các nước ASEAN, từ năm 2019, đã tổ chức hội nghị thường niên về 5G. ASEAN cam kết đi cùng nhịp với thế giới về công nghệ mới. Không có lý do gì mà chúng ta lại đi sau. Cái mới luôn là cơ hội cho những nước đi sau vượt lên phía trước“, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hợp tác số giữa các nước ASEAN là để tạo ra một ASEAN số. Để thực hiện “One ASEAN” thì chuyển đổi số và hợp tác số là lời giải tốt nhất. Việt Nam mong muốn ký kết hợp tác đối tác số với các nước ASEAN và những quốc gia khác.
Kinh nghiệm phát triển công nghệ số của các quốc gia
Chia sẻ tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào – Boviengkham Vongdara cho biết, công nghệ là một trong những nội dung hợp tác lâu dài giữa Lào và Việt Nam. Lào mong muốn học hỏi kinh nghiệm giúp Việt Nam đã đạt thành tựu về chuyển đổi số trong thời gian qua. Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào cũng thông báo vào tháng 12 tới, nước bạn sẽ tổ chức Tuần lễ Số quốc gia Lào tại Thủ đô Vientiane nhằm thúc đẩy chuyển đổi số đất nước.
Video đang HOT
Đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Phát biểu tại sự kiện, ông Jesus Lavina – Đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết, EU đang có những chính sách ưu tiên về chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Công nghệ số đã cho thấy vai trò quan trọng của mình trong đại dịch Covid-19. Nhiều công việc mới được tạo ra nhờ sự phát triển của công nghệ số.
Liên minh châu Âu đã đưa ra một chiến lược chung với tên gọi La bàn số. Đây là một khuôn khổ về chính sách mà thông qua đó EU sẽ thống nhất về một số mục tiêu và đưa ra công cụ, lộ trình để đạt được những mục tiêu đó.
EU muốn phát triển đội ngũ chuyên gia CNTT-TT khoảng 20 triệu người. Đồng thời, đặt mục tiêu 100% các dịch vụ y tế được cung cấp trực tuyến, trong đó y tế điện tử bao phủ 100% và tỷ lệ kinh tế số là 80%.
Ông Lee Byong Moog chia sẻ kinh nghiệm phát triển lĩnh vực ICT của Hàn Quốc. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Theo ông Lee Byong Moog – Đại diện Bộ Khoa học & Truyền thông Hàn Quốc, từ năm 80 đến nay, chặng đường phát triển công nghệ số của Hàn Quốc được chia thành 5 giai đoạn. Hàn Quốc đang thúc đẩy việc xây dựng các mạng lưới siêu kết nối, nghiên cứu về 6G với tốc độ 1GB.
Nguồn lực đầu tư của Hàn Quốc dành cho ICT hiện chiếm tới 12,9 GDP. Xuất khẩu về ICT chiếm 34% và chi phí cho nghiên cứu phát triển chiếm 58%. Đây là những số liệu cho thấy mức độ quan tâm, đầu tư cho ngành công nghệ số và truyền thông của Hàn Quốc.
Tầm nhìn và hành động của Việt Nam về quốc gia số
Phát biểu tại Tuần lễ số Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã chia sẻ với bạn bè quốc tế các từ khóa quan trọng nhất về một quốc gia số, bao gồm Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bên cạnh đó là tầm nhìn, hành động và đề xuất của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, Chính phủ số cần đóng vai trò tiên phong trong quá trình chuyển đổi số của quốc gia, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Năm 2022, Việt Nam đã thông qua chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số. Đây là cách tiếp cận mới tạo nên sự tăng trưởng nhờ công nghệ số, trong đó dữ liệu số như là yếu tố đầu vào chính. Phát triển số được xác định là dòng chủ lưu để Việt Nam đạt được các mục tiêu trở thành nước phát triển, giúp người dân hạnh phúc hơn.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đưa ra đề xuất các nước hợp tác và cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, đặc biệt là việc phát triển khung pháp lý, luật giao dịch điện tử, thuế, các giao dịch xuyên biên giới, các khuôn khổ sandbox dành cho dịch vụ mới… để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số.
Việt Nam coi kỹ năng số là yếu tố quan trọng để khai phá thế giới số và đề xuất xây dựng khuôn khổ chung về kỹ năng số nhằm hỗ trợ quá trình di chuyển của lực lượng lao động giữa các quốc gia.
Việt Nam mong muốn các nước cùng chia sẻ kinh nghiệm phát triển quốc gia số. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Việt Nam cam kết hỗ trợ, hoan nghênh những sáng kiến số được thực hiện thí điểm tại Việt Nam. Một lĩnh vực khác mà Việt Nam muốn hợp tác với các nước là an ninh mạng. Cần thành lập cơ chế chia sẻ thông tin về mối đe dọa giữa các quốc gia nhằm phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại, tạo nên không gian mạng an toàn hơn.
Việt Nam cũng muốn có sự hợp tác để đo lường đóng góp của kinh tế số trong GDP và so sánh quy mô nền kinh tế số của các nước với nhau. Việt Nam đã thí điểm đưa ra thước đo đóng góp của kinh tế số trong nền kinh tế, mong các nước chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và tri thức để thành lập nhóm công tác chung về vấn đề này.
VIDW2022: Nhật Bản đã đưa ra Sáng kiến xây dựng vườn kỹ thuật số
Ngày 12/10, trong khuôn khổ tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam (VIDW2022), tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề "Chuyển đổi vì một xã hội số bao trùm".
Sự kiện do Bộ TT&TT Việt Nam phối hợp Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, cơ quan Chuyển đổi số Nhật Bản và Trung tâm Hợp tác quốc tế và Tin học hoá Nhật Bản (CICC) đồng tổ chức.
Phát biểu khai mạc sự kiện này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, diễn đàn có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đang quyết tâm phát triển xã hội số an toàn, toàn diện.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia số và chuyển đổi số trở thành một phương thức phát triển mới của đất nước. Thách thức sắp tới của đất nước là xây dựng và duy trì thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ số của mỗi người dân và đưa toàn xã hội tiếp cận bình đẳng, an toàn với các dịch vụ trên môi trường số.
Đại diện đến từ Nhật Bản chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh: mic.gov.vn
"Xã hội số được hiểu là tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên vào mọi mặt đời sống xã hội, người dân có khả năng kết nối, tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng được các dịch vụ số, từ đó hình thành các mối quan hệ mới trên môi trường số, thói quen và văn hoá số", đại diện của Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT) cho hay.
Từ đó, mục tiêu cụ thể phát triển xã hội số của Việt Nam đến năm 2025 là 80% dân số có điện thoại thông minh, 80% hộ gia đình có truy cập Internet cáp quang, 80% dân số độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán ngân hàng và các tổ chức tài chính được cấp phép khác, 50% người trưởng thành có chữ ký số, 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ số
Đồng tình với quan điểm xã hội số cần hướng tới mục tiêu tất cả người dân đều được sử dụng và hưởng lợi ích do công nghệ số mang lại, ông Atsushi Umino, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến cơ sở hạ tầng số quốc tế, thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản chia sẻ về kinh nghiệm của nước này trong xây dựng xã hội số.
Theo Atsushi Umino, Nhật Bản đã đưa ra Sáng kiến xây dựng vườn kỹ thuật số (Digital City Garden Nation), trong đó đặt ra các mục tiêu cụ thể với trọng tâm là hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ số làm nền tảng nâng cao năng lực thực hiện và không để bất kỳ người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Đại diện cơ quan Kỹ thuật số Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số
tại Diễn đàn. Ảnh: Thế Vinh
Đại diện Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết, nước này đặt mục tiêu phổ cập Internet cáp quang không phân biệt trên đất liền, biển hay trên không; phát triển mạng lưới 5G phủ sóng 99% dân số đến năm 2030, mở rộng trung tâm dữ liệu và nghiên cứu phát triển mạng sau 5G.
Để thực hiện các mục tiêu này, Nhật Bản đưa ra các sáng kiến cơ chế tài chính mới, chẳng hạn như thành lập quỹ đóng góp bởi các nhà cung cấp dịch vụ để hỗ trợ cho các địa phương vùng sâu, vùng xa thu không đủ chi khi phổ cập Internet băng thông rộng. Ngoài ra, đa dạng hoá nhà cung cấp dịch vụ và chia sẻ hạ tầng dùng chung (được nhà nước hỗ trợ tài chính) cũng là một trong các giải pháp Nhật Bản đang triển khai.
Xây dựng cơ quan chuyên trách quản lý dữ liệu toàn diện
Dựa trên nhận thức về việc dữ liệu là nguồn gốc phát triển và đổi mới sáng tạo, ông Ryosuke Chiba, Phó Giám đốc phụ trách chiến lược dữ liệu quốc gia, thuộc cơ quan Số Nhật Bản, cho biết cần thiết phải đưa ra chiến lược dữ liệu bao trùm (còn gọi là chiến lược dữ liệu toàn diện) và thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này.
Theo ông Ryosuke, xã hội 5.0 lấy con người làm trung tâm với việc sử dụng công nghệ để giải các bài toán xã hội. Trong đó, chính phủ giữ vai trò lớn, không chỉ là bên sở hữu lượng dữ liệu lớn, mà còn là nền tảng của các nền tảng khác để tạo ra sự liên thông dữ liệu, giúp dữ liệu được kết nối và sử dụng tại bất kỳ đâu.
Tại Nhật Bản, dữ liệu được sử dụng tạo ra giá trị mới, đặc biệt với các lĩnh vực bán công như y tế, giáo dục, quản lý rủi ro thiên tai, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và thành phố thông minh. Ví dụ, trong đối phó với thảm hoạ thiên tại, dữ liệu được sử dụng nhằm tiêu chuẩn hoá các quy định, kết nối những hệ thống đối phó thiên tai trên cả nước cũng như phục vụ công tác phân tích và tối ưu hoá dữ liệu.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp ICT Nhật Bản cũng được khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ số ở nước ngoài theo chương trình hỗ trợ của Bộ Nội vụ và Truyền thông trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro về chính sách và tài chính. Trong đó, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ thu thập thông tin thị trường, thiết lập đội ngũ quan hệ và được các chuyên gia tư vấn chuyên môn trong quá trình triển khai thực tế.
Bên cạnh những kinh nghiệm từ đại diện các cơ quan, ban ngành trực tiếp thực hiện chuyển đổi số tại Nhật Bản, Diễn đàn cũng nhận được nhiều đóng góp ý kiến, chia sẻ ứng dụng điển hình trong lĩnh vực chuyển đổi số của doanh nghiệp 2 nước như VNPT, MobiFone, Voiz FM, Hitachi, Fujitsu, NEC, NTT Data...
MMA Impact Vietnam khởi động với chủ đề "thời sự" của thị trường tiếp thị MMA Impact Vietnam 2022 là diễn đàn thường niên về Modern Marketing. Sự kiện hứa hẹn mang đến những thảo luận hấp dẫn xoay quanh các chủ đề nóng hổi và xu hướng mới từ thị trường trong và ngoài nước. MMA Impact Vietnam 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 20.10 sắp tới tại Sheraton Saigon Hotel Diễn đàn hàng đầu về...