Khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” tại Trường Sa
Trong khuôn khổ chuyến công tác của Đoàn Bộ Thông tin và Truyền thông do Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng làm trưởng đoàn ra làm việc và thăm cán bộ, chiến sĩ tại các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 của Việt Nam từ ngày 19-28/4/2014.
Ngày 25/4/2014, tại đảo Trường Sa Lớn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm lưu động, trao tặng bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử”.
Với gần 120 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế. Triển lãm gồm các nhóm tư liệu chính sau: Các văn bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong đó đáng chú ý là bộ sưu tập gồm 19 châu bản của vương triều Nguyễn, có niên đại từ triều Minh Mạng (1820-1841) đến triều Bảo Đại (1925-1945) phản ánh quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục dưới triều Nguyễn, do Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) nghiên cứu, tuyển chọn, biên dịch, công bố và do nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm và hiến tặng; Phiên bản 05 văn bản Hán Nôm từ năm Gia Long thứ 2 (1803) đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại việc thành lập đội quân ra khảo sát các xứ của Hoàng Sa; Tập bản đồ gồm 60 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay; Phiên bản 15 văn bản hành chính thuộc Pháp và Việt Nam Cộng hòa về việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa; Không gian triển lãm hình ảnh, tư liệu về Trường Sa hôm nay, những đóng góp của ngành Thông tin và Truyền thông trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, triển lãm được tổ chức với mục đích góp phần khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc; giúp bạn bè quốc tế, trong đó có người dân Trung Quốc, hiểu được mong muốn nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, đồng thời cũng một lần nữa khẳng định ý chí quyết tâm của người dân Việt Nam trong bảo vệ mỗi tấc đất biển, trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Triển lãm lần này được tổ chức như một cách tri ân những chiến sĩ hải quân, những người đã ngã xuống tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là lời tri ân tới đồng bào, đồng chí trong và ngoài nước đã dày công sưu tầm, lưu giữ và truyền lại thế hệ hôm nay và mai sau những tư liệu quý giá về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những bằng chứng quan trọng này sẽ nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam phải luôn biết ơn các thế hệ đồng bào, chiến sỹ đã chịu đựng gian khổ, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Video đang HOT
Nhân lễ khai mạc, Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển giao 03 bộ bản đồ và tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” cho các đảo để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền, động viên các cán bộ chiến sỹ hải quân luôn giữ vững tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Một số hình ảnh tại buổi triển lãm:
Theo Mic.gov.vn
Đào móng nhà, phát hiện gần 6kg tiền cổ
Trong lúc đào móng nhà, một gia đình đã phát hiện một vò sành được chôn sâu dưới lòng đất, bên trong đựng rất nhiều đồng tiền cổ. Các đồng tiền gắn kết với nhau thành một khối. Rất nhiều người cho rằng những đồng tiền này là ở thời nhà Nguyễn.
Gia đình phát hiện số tiền trên là nhà bà Đỗ Thị Lòng, ở xã Xuân Lập, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Bà Lòng cho hay, khi gia đình bà đang đào mòng xuống độ sâu khoảng 70cm thì bất ngờ phát hiện một chiếc vò sành. Khi mở bên trong ra thì có rất nhiều đồng tiền kim loại được dính với nhau thành một khối màu xanh và có nhiều xâu tiền khác nhau.
Bà Lòng cho biết, số tiền trên được đựng trong vò và cất giữ bảo quản rất cẩn thận. Chủ nhân trước khi chôn tiền xuống đất đã đem xâu tiền lại với nhau thành vòng tròn. Bên dưới đáy của chiếc vò được bỏ một lớp tro bếp, lớp vỏ trấu nhằm chống ẩm cho tiền khỏi bị hư hại.
Những đồng tiền cổ được cho là tiền thời Nguyễn được gia đình bà Lòng tìm thấy khi đào móng nhà.
Sau khi đào lên, gia đình bà Lòng đã đem số tiền trên đi cọ rửa và cân được 5,75kg. Do nằm dưới đất lâu ngày nên các đồng tiền đã bị rỉ xanh; sau khi cọ rửa lớp chữ trên hai mặt đồng tiền đã bị mờ đi. Một số đồng tiền còn lại chữ cho thấy, đây là những đồng tiền dưới các đời vua thời Nguyễn như tiền đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái, Đồng Khánh.
Được biết, mảnh đất gia đình bà Lòng đang sinh sống là do bố mẹ bà được thừa kế từ đời ông ngoại - từng là một vị quan dưới thời triều Nguyễn. Khoảng 20 năm trước, trong khi đang đào hố trồng chuối, gia đình bà Lòng cũng đã phát hiện một vò đựng khoảng 20 kg tiền đồng như trên và đã bán cho người mua đồng nát.
Thái Bá
Theo Dantri
Phát hiện súng thần công Minh Mạng bên bờ sông Hồng Một khẩu súng thần công được chế tạo vào năm Minh Mạng thứ 20 vừa tình cờ được phát hiện tại khu vực sông Hồng, phường Nguyễn Phúc, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Ngày 5/4, đơn vị thi công thực hiện gói kè chống sạt lở ven bờ sông Hồng số 41, bên bờ lở tả ngạn của sông Hồng, thuộc địa...