Khai mạc phiên họp Ủy ban đặc biệt về Hiến chương Liên hợp quốc
Ngày 21/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), phiên họp định kỳ hằng năm của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ (từ ngày 21/2-1/3) đã bắt đầu diễn ra, với sự tham gia của đại diện hơn 80 quốc gia thành viên.
Đại sứ các nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ họp trực tuyến ngày 19/8/2020. Ảnh minh họa: Hữu Thanh/PV TTXVN tại Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, mục tiêu của khóa họp năm nay là tập trung thảo luận về vai trò của Hiến chương LHQ trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình cũng như vai trò của các cơ chế và thoả thuận khu vực.
Phát biểu tại phiên họp, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa – Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ – đã nêu bật tầm quan trọng của việc tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế nhằm duy trì hoà bình, an ninh quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức chung.
Liên quan các biện pháp trừng phạt, Phó Trưởng Phái đoàn Lê Thị Minh Thoa nhấn mạnh các biện pháp này chỉ nên sử dụng khi đó là biện pháp cuối cùng. Để tránh các tác động bất lợi đối với các hoạt động kinh tế và đời sống của người dân, các biện pháp trừng phạt cần được xây dựng trên cơ sở pháp lý rõ ràng với mục tiêu và thời gian áp dụng cụ thể. Ngoài ra, cũng cần có đánh giá định kỳ nhằm đảm bảo khi mục tiêu đạt được thì các lệnh trừng phạt cũng phải được dỡ bỏ. Đại diện Việt Nam kêu gọi các ủy ban trừng phạt, nhóm chuyên gia cần xem xét đầy đủ tác động của trừng phạt đối với các nước thứ ba.
Video đang HOT
Về giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, Phó Trưởng Phái đoàn Lê Thị Minh Thoa khẳng định Việt Nam luôn đề cao nguyên tắc cơ bản này của luật pháp quốc tế và ủng hộ các biện pháp nêu tại Điều 33 của Hiến chương LHQ. Đồng thời, Việt Nam ủng hộ việc trao đổi và chia sẻ thông tin về thực tiễn quốc gia trong việc sử dụng các cơ chế và thỏa thuận khu vực để xây dựng lòng tin, ngăn ngừa, giảm thiểu xung đột. Đại diện Việt Nam khẳng định ở cấp độ khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đi đầu trong nỗ lực thiết lập hàng loạt cơ chế đối thoại hiệu quả như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Bên cạnh việc tiếp tục củng cố những văn kiện nền tảng cho hợp tác hữu nghị và giải quyết tranh chấp như Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), ASEAN cùng đối tác cũng cùng phối hợp thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ được thành lập năm 1975 để các nước thảo luận việc thực hiện Hiến chương. Ủy ban đặc biệt tổ chức họp hằng năm để các nước cùng bàn bạc và xem xét các đề xuất liên quan. Kể từ khi được thông qua năm 1945 đến nay, Hiến chương LHQ đã được sửa đổi 3 lần vào các năm 1963, 1965 và 1973.
NATO kêu gọi tránh phạm sai lầm với Trung Quốc như đã từng với Nga
Tổng thư ký NATO - Jens Stoltenberg kêu gọi các nước phương Tây "không phạm sai lầm tương tự với Trung Quốc" như đã từng với Nga, quốc gia đã khiến châu Âu có sự phụ thuộc về năng lượng.
Tổng thư ký NATO - Jens Stoltenberg
"Chúng ta nên tránh mắc phải sai lầm tương tự với Trung Quốc và các chế độ khác" như đã làm với Nga, ông Stoltenberg cảnh báo tại Hội nghị An ninh Munich.
"Chúng ta không nên quá phụ thuộc vào các sản phẩm và nguyên liệu thô được nhập khẩu", ông nói thêm.
"Chiến sự tại Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về sự tin tưởng quá mức vào một chính thể nào đó", ông nhấn mạnh.
"Cách đây không lâu, nhiều người cho rằng nhập khẩu từ Nga là một vấn đề kinh tế thuần túy. Tuy nhiên, đây không phải là một tình huống, mà là một vấn đề chính trị", ông nói.
Ông Vương Nghị (phải) tại Hội nghị An ninh Munich.
Theo ông Stoltenberg, "đó là vấn đề về an ninh. Sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng Nga đã khiến chúng ta trở nên dễ bị tổn thương".
"Chúng ta nên tránh xuất khẩu các công nghệ quan trọng có thể được sử dụng để chống lại chính chúng ta, đồng thời bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng", ông nhấn mạnh.
"Tất nhiên, việc giao thương và hợp tác kinh tế với Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra. Nhưng, vấn đề an ninh vẫn phải đặt lên hàng đầu", ông nói, đồng thời cũng cho rằng "tự phòng vệ là điều hết sức bình thường".
"Cần nhớ rằng việc giao thương giữa các quốc gia đồng minh đã giúp chúng ta mạnh mẽ và kiên cường hơn. Vì vậy, không nên tạo ra những rào cản mới giữa các nền kinh tế cởi mở và tự do.Bài học đúc kết từ cuộc chiến tại Ukraine là Bắc Mỹ và châu Âu cần phải đoàn kết hơn", ông Stoltenberg nói.
Hơn 150 đại diện các chính phủ có mặt tại Hội nghị thường niên về các vấn đề an ninh quốc tế, bao gồm Ngoại trưởng Trung Quốc - Vương Nghị, người sẽ đến thăm Nga sau chuyến công du châu Âu.
Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh ưu tiên cải cách hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại Ngày 13/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh cải cách hệ thống giải quyết tranh chấp là một ưu tiên của tổ chức này. Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại Hội nghị hượng đỉnh Chính phủ Thế...