Khai mạc kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 76
Ngày 21/5, kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 76 đã khai mạc tại thành phố Geneva của Thụy Sĩ, trong đó tập trung vào việc “cứu sống, nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người”.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra thông báo cho biết 2023 là năm kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức này, theo đó kỳ họp WHA lần thứ 76 sẽ xác định tương lai trước mắt và dài hạn của WHO, bắt đầu từ dự thảo ngân sách trong 2 năm tới, các quyết định quan trọng về tài chính bền vững và những thay đổi để cải thiện quy trình và trách nhiệm giải trình của WHO.
Tại kỳ họp kéo dài 10 ngày này, các đại biểu sẽ thảo luận vai trò quan trọng của WHO trong Hệ thống khẩn cấp y tế toàn cầu. Kỳ họp cũng sẽ đánh giá những kết quả và thách thức của WHO trong năm ngoái cùng với những ưu tiên trong tương lai trên cơ sở các trụ cột chính: Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC), Trường hợp khẩn cấp và Tăng cường sức khỏe và hạnh phúc.
Trong bài phát biểu qua video gửi tới lễ khai mạc kỳ họp, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nhấn mạnh “đạt được sức khỏe tốt nhất cho tất cả mọi người ở mọi nơi là nhờ vào sự hợp tác”. Ông Guterres cho biết kể từ khi WHO ra đời cách đây 75 năm, sức khỏe của con người đã được nâng cao đáng kể, đồng thời cho biết tuổi thọ toàn cầu đã tăng 50%, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm 60% và bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã làm đình trệ và thậm chí đảo ngược những tiến bộ trong lĩnh vực y tế công cộng, có nguy cơ làm xói mòn những thành tựu to lớn đã đạt được trong những thập kỷ qua và làm thụt lùi các Mục tiêu Phát triển Bền vững, ông Guterres kêu gọi thế giới “tiếp tục làm việc cùng nhau và hỗ trợ WHO đạt được tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất cho tất cả mọi người”.
Video đang HOT
Phát biểu khai mạc kỳ họp WHA lần thứ 76, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nhắc lại những thành tựu quan trọng mà tổ chức này đã đạt được trong 75 năm qua. Ông nhấn mạnh WHO phải đối mặt với những thách thức phức tạp khi kỳ vọng của thế giới đối với tổ chức này đã tăng lên rất nhiều.
Người đứng đầu WHO cho biết thêm các quốc gia thành viên của WHO đã bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận quốc tế nhằm đảm bảo thế giới được trang bị tốt hơn để ngăn chặn hoặc ứng phó hiệu quả hơn trong trường hợp xảy ra đại dịch bệnh khác trong tương lai. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng đó phải là “thỏa thuận lịch sử” đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận đối với an ninh y tế toàn cầu sau cuộc khủng hoảng COVID-19.
Theo ông, hiện quá trình đàm phán thỏa thuận này vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng mục tiêu là đạt được kết quả vào thời điểm diễn ra kỳ họp WHA tiếp theo vào tháng 5 năm sau. Đây cũng là thông điệp của một loạt diễn giả cấp cao khác cùng ngày.
WHO kỷ niệm 75 năm thành lập, đề cao vai trò của các quốc gia thành viên
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, nhân dịp Ngày Sức khỏe thế giới 7/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sỹ) cùng với 194 quốc gia thành viên trên thế giới đã tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập WHO, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các quốc gia thành viên trong việc tăng cường sức khỏe cho mọi người, kêu gọi thúc đẩy công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế toàn cầu.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập WHO, tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 6/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Geneva, từ ngày 3/4-1/5/2023, WHO cùng với chính quyền thành phố Geneva đã tổ chức cuộc Triển lãm ảnh về sức khỏe, trưng bày 59 bức ảnh thể hiện 75 năm tiến bộ và thách thức trong lĩnh vực y tế, trong đó có bức ảnh về Việt Nam trong nỗ lực tăng cường an toàn đường bộ để bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Ngày 6/4, phát biểu tại lễ khai mạc cuộc Triển lãm ảnh, Thị trưởng thành phố Geneva, bà Marie Barbey-Chappuis, đã điểm lại những thành tựu quan trọng mà WHO đã đạt được trong 75 năm qua, ví dụ như nhờ chiến dịch tiêm chủng 12 năm do WHO lãnh đạo, thế giới đã ngăn chặn được bệnh đậu mùa từ năm 1980, một bệnh dịch do virus đã từng khiến hàng triệu người chết.
Cũng trong bài phát biểu khai mạc Triển lãm ảnh nêu trên, Tổng Giám đốc WHO, Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus, khẳng định "Lịch sử của WHO cho thấy chúng ta có thể đạt được nhiều kết quả quan trọng khi các quốc gia đoàn kết với nhau vì một mục tiêu chung".
Kể từ ngày 7/4/1948, khi WHO được thành lập và Hiến chương WHO bắt đầu có hiệu lực, trải qua 75 năm, hệ thống y tế toàn cầu đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân, như ngăn chặn bệnh đậu mùa, giảm 99% tỷ lệ mắc bệnh bại liệt, cứu sống hàng triệu người nhờ chương trình tiêm chủng cho trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và cải thiện sức khỏe cũng như phúc lợi cho hàng triệu người khác.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng, Tổng Giám đốc WHO cũng nhấn mạnh: "Dù tự hào vì những thành tựu đã đạt được, song chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm để hiện thực hóa tầm nhìn của tổ chức khi thành lập, đó là mang lại tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất cho tất cả mọi người. Hiện chúng ta vẫn phải tiếp tục đối mặt với sự bất bình đẳng lớn trong tiếp cận các dịch vụ y tế, hệ thống y tế toàn cầu vẫn còn nhiều lỗ hổng, các sản phẩm gây hại cho sức khỏe và khủng hoảng khí hậu tiếp tục đe dọa sức khỏe của người dân".
Theo thống kê của WHO, hiện 30% dân số toàn cầu vẫn không thể tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu, gần 2 tỷ người chi tiêu ít ỏi cho y tế. Đặc biệt, đại dịch COVID-19, các tình huống y tế khẩn cấp, các cuộc khủng hoảng khí hậu và nhân đạo đan xen, khó khăn kinh tế và chiến tranh càng khiến sự mất công bằng trong y tế trở nên trầm trọng.
Trước bối cảnh đó, WHO cam kết sẽ thúc đẩy sự công bằng về y tế, coi quyền tiếp cận các dịch vụ y tế là quyền cơ bản của con người, nhấn mạnh đây là chìa khóa để vượt qua các thách thức, đảm bảo hòa bình, an ninh và phát triển cho thế giới. Các biện pháp được đưa ra bao gồm tập trung giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề sức khỏe, y tế, xây dựng hệ thống y tế cơ bản, coi đây là nền tảng cho chương trình bao phủ y tế toàn dân, thúc đẩy đầu tư vào khoa học, nghiên cứu, đổi mới, dữ liệu, công nghệ kỹ thuật số trong lĩnh vực y tế. Đồng thời, WHO cũng cam kết hỗ trợ các quốc gia đàm phàn một thỏa thuận quốc tế mới về phòng chống dịch bệnh, sửa đổi Điều lệ Y tế Quốc tế cũng như thúc đẩy các sáng kiến, cơ chế hợp tác để đối phó với dịch bệnh trong tương lai. Cùng với đó, WHO cũng kêu gọi các quốc gia cần khẩn trương có các hành động để bảo vệ, hỗ trợ và mở rộng lực lượng lao động trong ngành y, coi đây là một ưu tiên chiến lược, nhất là trong bối cảnh gia tăng nhu cầu dịch vụ y tế và tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu trong lĩnh vực y tế.
WHO được thành lập ngày 7/4/1948. Đây cũng là ngày Hiến chương WHO bắt đầu có hiệu lực. WHO là tổ chức liên chính phủ về y tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc. WHO đóng vai trò xây dựng quy phạm, quy tắc quốc tế trong lĩnh vực y tế, với tư cách cơ quan liên chính phủ có thẩm quyền chỉ đạo về lĩnh vực y tế trong hệ thống Liên hợp quốc. Theo Hiến chương WHO được các quốc gia thành viên chấp thuận, WHO đặt ra các chuẩn mực, tiêu chí về y tế cộng đồng. Các quốc gia thành viên sau đó đưa các chuẩn mực quốc tế vào pháp luật trong nước. Ngoài ra, WHO xác định các chương trình nghiên cứu toàn cầu và đưa kết quả vào các khuyến nghị của WHO.
Bên cạnh đó, WHO đóng vai trò hỗ trợ các quốc gia thành viên. Hiến chương của WHO nhấn mạnh mục tiêu lý tưởng "tất cả các dân tộc có được mức độ sức khỏe cao nhất có thể", được định nghĩa là "trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất và tinh thần chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay thương tật". Theo lời kêu gọi này, WHO phối hợp với tất cả các quốc gia thành viên để hỗ trợ quá trình phát triển y tế quốc gia. Một trong những dấu mốc quan trọng toàn cầu trong đại dịch, đó là việc thành lập cơ chế Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó COVID-19 do Tổng Giám đốc WHO cùng Tổng thống Pháp và Quỹ Bill & Melinda Gates khởi xướng, giúp thúc đẩy hợp tác trên toàn cầu tăng tốc phát triển, sản xuất và tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm, điều trị và vaccine ngừa COVID-19.
Vấn nạn tân dược giả bùng nổ ở châu Phi Tại các nước Sahel (khu vực ranh giới Châu Phi, nơi nằm giữa sa mạc Sahara ở phía Bắc với khu vực màu mỡ hơn ở miền Nam là Sudan), khả năng chi trả thấp, tính sẵn có và việc tiếp cận chăm sóc y tế đã tạo ra một dạng môi trường mà ở đó các kênh chính thức đã không đáp...