Khai mạc hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc – khu vực 1
Hôm nay 1.8, hội thi “Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ 4 năm 2017″ khu vực 1 chính thức khai mạc tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Hội thi do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
Chiều 31.7 tại thành phố Tuyên Quang, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lương Quốc Đoàn-Trưởng Ban tổ chức hội thi khu vực 1 đã có buổi làm việc với các trưởng đoàn các đội dự thi.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Lương Quốc Đoàn khẳng định, hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc là hoạt động lớn của Hội NDVN được tổ chức định kỳ 5 năm một lần, bắt đầu từ năm 2002. Tiếp nối thành công của 3 kỳ tổ chức trước, năm 2017, T.Ư Hội NDVN tiếp tục tổ chức hội thi “Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ IV” với chủ đề “Nông dân Việt Nam: Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”.
Trao đổi về thể lệ, nội dung, tiêu chí chấm của hội thi, Trưởng ban Tuyên huấn T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng ban Giám khảo cho biết, hội thi được tổ chức trên 63 tỉnh, thành phố. Vòng chung kết toàn quốc diễn ra từ 1.8 – 1.10.2017 bao gồm 4 vòng thi khu vực 1,2,3,4 được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hóa, Khánh Hòa và TP.Cần Thơ; vòng bán kết tổ chức tại TP.Đà Nẵng và chung kết sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Nội dung các thí sinh tranh tài có 5 phần: Lời chào nông dân; cùng nhau giải đáp; ai giỏi hơn ai; ý tưởng nhà nông và so tài nhà nông.
Tại địa điểm tỉnh Tuyên Quang, vòng thi khu vực 1 được tổ chức trong 2 ngày 1 và 2.8 với sự tham gia của hơn 100 nông dân tiêu biểu của 15 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và chia làm 2 bảng thi.
Các trưởng đoàn đội thi bốc thăm thứ tự dự thi vòng thi khu vực 1 “Nhà nông đua tài” tại tỉnh Tuyên Quang. ảnh: Thu Hà
Video đang HOT
Theo Ban Tổ chức, hội thi “Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ IV năm 2017″ có nhiều điểm mới khác hẳn so với những lần tổ chức trước, như trang bị cho các thí sinh kiến thức toàn diện hơn về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh… Đặc biệt, hội thi lần này có các phần thi mới là “Ý tưởng nhà nông” và “So tài nhà nông”.
Phó Chủ tịch Lương Quốc Đoàn cũng nêu rõ, phần thi “Ý tưởng nhà nông”, ngoài việc trang bị kiến thức, các đội tuyển phải có tư duy sáng tạo, phải đưa ra những ý tưởng mới để giải quyết những khó khăn, bức xúc của chính người nông dân hiện nay như về vấn đề được mùa, mất giá, môi trường…
“Hội NDVN rất kỳ vọng thông qua phần thi “Ý tưởng nhà nông” này để nhằm chia sẻ những ý tưởng từ các đội tuyển nhưng cũng là một kinh nghiệm cho các cấp Hội đúc rút thành những giải pháp thiết thực để triển khai sâu rộng trong cả nước” – Phó Chủ tịch Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh./.
Theo Danviet
Tập huấn giúp nông dân hiểu pháp luật, ký "chuẩn" hợp đồng kinh tế
Đó là 1 trong những nội dung chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn trong buổi thăm, làm việc với Hội Nông dân tỉnh Điện Biên chiều hôm nay, 31.7.
Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn (đứng, bên phải) thăm, trao đổi với học viên học nghề tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, thuộc Hội Nông dân tỉnh Điện Biên.
Báo cáo với Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác Trung ương Hội NDVN, đại diện lãnh đạo Hội ND tỉnh, lãnh đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh cho biết, trong thời gian qua, Trung tâm này đã làm tốt công tác đào tạo nghề cho nông dân. Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm đã tổ chức hơn 100 lớp đào tạo nghề cho hơn 2.000 lượt người; phối hợp với các đơn vị, huyện, thị xã mở nhiều lớp nghề cho nông dân; liên kết với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, định hướng cho nông dân trong sản xuất...
Chủ tịch Lại Xuân Môn (trái) tìm hiểu việc tiêu thụ nông sản cho nông dân tại Cửa hàng trưng bày, bán nông sản của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Điện Biên.
Tai buổi làm việc Chủ tịch Lại Xuân Môn đã đề nghị cán bộ lãnh đạo Trung tâm cần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ đào tạo nghề; liên kết để hỗ trợ nông dân. "Vừa hỗ trợ nông dân, vừa tổ chức đào tạo nghề cho nông dân, làm sao sau khi nông dân được đào tạo nghề có thể sống, sản xuất, kinh doanh từ nghề đã được đào tạo...", Chủ tịch Lại Xuân Môn gợi ý.
Theo người đứng đầu Hội NDVN, để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh tốt hơn, tránh tình trạng nông dân bị ép giá, giá nông sản xuống thấp thì Trung tâm phải làm tốt công tác liên kết với các doanh nghiệp để cung ứng máy sản xuất nông nghiệp, cung ứng phân bón, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi cho nông dân, sản phẩm nào chất lượng tốt, giá bán phù hợp, cho trả chậm thì càng tốt. Đồng thời, Trung tâm phải giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tốt các mô hình, giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho nông dân.
Chủ tịch Lại Xuân Môn thăm mô hình trồng nấm tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Điện Biên.
Chủ tịch Lại Xuân Môn còn cho rằng, không chỉ chú trọng đến đào tạo nghề cho nông dân, Trung tâm cần làm tốt nhiệm vụ và là địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý, tổ chức tập huấn pháp luật cho nông dân, tránh để nông dân không hiểu pháp luật trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế...
Những đề xuất, kiến nghị của Trung tâm nhằm giải quyết những khó khăn, vướng vắc trong hoạt động đã được Chủ tịch Lai Xuân Môn ghi nhận và khẳng định Trung ương Hội NDVN sẽ giúp Hội ND tỉnh Điện Biên giải quyết vấn đề.
Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn và đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Điện Biên.
Theo kế hoạch, ngày mai, 1.8, Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác Trung ương Hội NDVN tiếp tục làm việc với Thường trực Tỉnh ủy và Hội Nông dân tỉnh Điện Biên; đi thăm một số mô hình phát triển kinh tế của nông dân giỏi tỉnh Điện Biên
Theo Danviet
Nhân rộng các mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản Sáng nay (27.7), Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam do ông Lương Quốc Đoàn - Phó Chủ tịch Trung ương HND Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân; khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện Điều lệ HND Việt Nam tại HND tỉnh Kiên Giang. Bà con...