Khai mạc hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 6
Sáng nay 17.11, tại TP.Đà Nẵng đã khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 6 với chủ đề ‘Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực’ do Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.
Học giả, chuyên gia quốc tế tham gia hội nghị về biển Đông tại TP.Đà Nẵng
Phát biểu tại phiên khai mạc, Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho rằng năm qua có lẽ là một trong những năm tình hình biển Đông diễn biến phức tạp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Có nhữnh vụ việc lần đầu tiên xảy ra nhưng hết sức nghiêm trọng, kéo dài về thời gian, dồn dập về diễn biến và thu hút sự chú ý trong và ngoài khu vực.
“Có những vụ việc đã từng xảy ra nhưng được lặp lại với cường độ và nhịp độ lớn hơn nhiều so với trước. Tình hình có lúc căng thẳng tới mức mà các bên liên quan chỉ thiếu sự kiềm chế một chút thôi thì xung đột đã nổ ra”, Đại sứ Đặng Đình Quý nói.
Nhận định về tình hình trên biển Đông, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh: “Biển Đông tiếp tục là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới. Chủ nghĩa dân tộc quá khích đã gia tăng trong một số nước; xu hướng tăng cường vũ trang, bán vũ trang đang mạnh dần lên; lòng tin giữa các bên liên quan tiếp tục suy giảm. Những xu hướng này sẽ làm cho tình hình biển Đông có thể diễn biến phức tạp hơn, không loại trừ khả năng bùng nổ xung đột vũ trang”.
Theo ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, về vấn đề biển Đông, chỉ có thể được giải quyết dựa trên nhận thức đầy đủ, sâu sắc về các thách thức cũng như cơ hội đặt ra hiện nay và với sự chủ động, nỗ lực tích cực dựa trên tinh thần hợp tác của tất cả các bên liên quan khi đối mặt với những thách thức và cơ hội.
Video đang HOT
Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 6 diễn ra trong hai ngày 17-18.11, tập trung vào các vấn đề được các nước trong và ngoài khu vực quan tâm như: Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề biển Đông; Các bên tham gia và lực lượng hoạt động trên biển Đông; Tình hình chung ở biển Đông và chính sách của các bên liên quan; Quan hệ quốc tế và trật tự biển ở biển Đông; Luật Biển quốc tế: Các yêu sách và giải pháp; Các biện pháp xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao phòng ngừa…
Theo TNO
Ấn Độ tiếp tục coi Việt Nam là trụ cột của Chính sách Hướng Đông
Tại cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj khẳng định, khẳng định Ấn Độ tiếp tục coi Việt Nam là một trong những trụ cột của Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj trước buổi hội đàm
Tại cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vào sáng nay 25/8/2014, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj khẳng định, chính phủ mới của Ấn Độ tiếp tục coi Việt Nam là một trong những trụ cột của Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25-26/8/2014, theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Tại cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược với Ấn Độ; ủng hộ chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và việc Ấn Độ tăng cường kết nối với khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; khẳng định Chính phủ mới của Ấn Độ tiếp tục coi Việt Nam là một trong những trụ cột của Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ.
Hai bên bày tỏ vui mừng về những phát triển tích cực trong quan hệ hai nước trong thời gian qua, nhất là trên các lĩnh vực trụ cột của mối quan hệ đối tác chiến lược như chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh, khoa học công nghệ và văn hóa giáo dục.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể như thương mại, nông nghiệp, ngân hàng, quốc phòng an ninh, thương mại, du lịch...phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt 7 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020.
Thủ tướng Ấn Độ sắp thăm Việt Nam
Trong cuộc hội đàm, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, trên tất cả các kênh Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân. Phía Việt Nam hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam sắp tới của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.
Hai bên cũng nhất trí cần phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương như Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa, giáo dục, Đối thoại An ninh - Quốc phòng và Tham khảo Chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước, Tiểu ban hỗn hợp thương mại, Tiểu ban hợp tác về khoa học công nghệ, Nhóm công tác chung về giáo dục đào tạo và công nghệ thông tin...
Tại buổi hội đàm, hai bên cũng trao đổi vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm
Hai bên cam kết sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư trên những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh. Việt Nam hoan nghênh các công ty và doanh nghiệp Ấn Độ sang hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như năng lượng, thăm dò khai thác dầu khí, công nghiệp chế biến, xây dựng, dược phẩm. Hai bên hoan nghênh hàng hãng không Ấn Độ Jet Airways dự kiến mở đường bay thẳng giữa hai nước vào tháng 11 năm 2014 và cho rằng việc mở đường bay thẳng giữa hai nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động kinh tế, thương mại, văn hóa và du lịch.
Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định tiếp tục phối hợp và ủng hộ nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như hợp tác ASEAN - Ấn Độ, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc.
Việt Nam và Ấn Độ cũng trao đổi về những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông; nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS-1982), thực hiện đầy đủ và nghiêm túc DOC, sớm xây dựng và hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử COC. Việt Nam đánh giá cao việc Ấn Độ khẳng định tiếp tục hợp tác lâu dài về thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông.
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã đồng chủ trì khai mạc Hội thảo Mạng lưới học giả ASEAN - Ấn Độ tổ chức tại Hà Nội.
Nam Hằng
Theo Dantri
TQ bất ngờ tổ chức hội thảo quốc tế về vụ kiện trọng tài Biển Đông Hội thảo có hơn 40 chuyên gia, học giả tham gia, tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. "Hội thảo nghiên cứu quốc tế trọng tài Biển Đông Trung Quốc-Philippines" Ngày 21 thang 8, tại Bắc Kinh, Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc và Trung tâm sáng tạo hiệp đồng nghiên...