Khai mạc hội nghị về hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của LHQ
Ngày 21/6, hội nghị về Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của LHQ đã khai mạc tại thủ đô Vienna của Áo.
Trong khuôn khổ hội nghị, các bên tham gia TPNW đã bắt đầu rà soát việc thực thi hiệp ước, thực trạng, cũng như đánh giá những tiến bộ đạt được trong thực hiện các mục tiêu của hiệp ước.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng TPNW là “một bước tiến quan trọng hướng tới nguyện vọng chung về một thế giới không có vũ khí hạt nhân”. Ảnh: AFP.
Phát biểu với các đại biểu tham dự hội nghị qua video, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng TPNW là “một bước tiến quan trọng hướng tới nguyện vọng chung về một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.
Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh các quyết định được đưa ra tại hội nghị này sẽ giúp củng cố vai trò của hiệp ước là yếu tố quan trọng trong giải trừ quân bị và thúc đẩy không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. TPNW là thỏa thuận quốc tế đầu tiên cấm phát triển, thử nghiệm, sản xuất, mua, sở hữu và sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước này được thông qua vào tháng 7/2017 tại LHQ và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2021. Theo cơ quan thông tin của LHQ (UNIS) tại Vienna, đến nay, 65 quốc gia đã phê chuẩn hoặc tán thành hiệp ước này và 86 quốc gia đã ký hiệp ước.
IAEA tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về luật hạt nhân
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về luật hạt nhân để thảo luận về những thách thức và cơ hội phát triển trong lĩnh vực này.
Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại cuộc họp tại Vienna, Áo, ngày 7/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Với tên gọi "Cuộc tranh luận toàn cầu", hội nghị về luật hạt nhân sẽ diễn ra từ ngày 25-29/4 tại trụ sở của IAEA ở thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo. Hơn 450 chuyên gia sẽ xem xét thể thức luật hạt nhân tạo ra các giải pháp cho các vấn đề quốc tế hiện nay như biến đổi khí hậu và không phổ biến vũ khí hạt nhân, cũng như phương thức luật hạt nhân cần phát triển để cho phép sử dụng các công nghệ mới nổi như lò phản ứng dạng module nhỏ, nhiệt hạch và các ứng dụng hạt nhân trong không gian vũ trụ. Các đại biểu sẽ thảo luận về các vấn đề và xu hướng, cũng như đi sâu vào các vấn đề thời sự trong 4 nhánh chính của luật hạt nhân: an toàn, an ninh, các biện pháp bảo vệ và trách nhiệm dân sự đối với tác hại hạt nhân, đồng thời sẽ thảo luận về hỗ trợ lập pháp và nâng cao năng lực trong lĩnh vực này.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi sẽ phát biểu tại phiên khai mạc. Ông dự kiến cũng sẽ trình bày "Luật hạt nhân: Cuộc tranh luận toàn cầu", văn bản đầu tiên của IAEA về luật hạt nhân. Các diễn giả cấp cao từ khắp nơi trên thế giới dự kiến sẽ có các bài phát biểu tại phiên họp toàn thể kéo dài 5 ngày này. Các sự kiện bàn tròn về các chủ đề xuyên suốt sẽ tạo cơ hội cho các cuộc thảo luận tập trung và phản biện từ các chuyên gia nổi tiếng.
Trong khuôn khổ hội nghị cũng có các sự kiện khuyến khích sự tham gia và phát triển nghề nghiệp ban đầu của sinh viên và các chuyên gia chuyên ngành quan tâm đến luật hạt nhân. Những người chiến thắng trong cuộc thi của IAEA "Luật Hạt nhân: Hôm nay và ngày mai" sẽ trình bày các bài tham luận trong một sự kiện bên lề. Các chuyên gia mới nổi sẽ thảo luận về các quan điểm để tăng hiệu quả của luật hạt nhân tại Diễn đàn Thế hệ trẻ chuyên ngành.
Iran khẳng định quyết tâm theo đuổi một thỏa thuận hạt nhân mạnh mẽ Truyền thông Trung Đông ngày 14/3 dẫn lời Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao của Iran, ông Ali Shamkhani, cho biết Tehran sẽ vẫn tham gia tiến trình đàm phán hạt nhân tại thủ đô Vienna của Áo cho tới khi đạt được một "thỏa thuận mạnh mẽ". Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran...