Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á
Tối 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bạch Lệ Viện đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á, sự kiện nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) chụp ảnh chung cùng lãnh đạo các quốc gia Trung Á dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tối 18/5/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 18 – 19/5 tại thành phố cổ Tây An, tỉnh Thiểm Tây, miền Tây Trung Quốc, điểm cuối phía Đông của “Con đường Tơ lụa” từng kết nối Trung Quốc với châu Âu thông qua Trung Á.
Đây là lần đầu tiên hội nghị này diễn ra trực tiếp kể từ khi Trung Quốc thiết lập quan hệ với các nước Trung Á (gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan) cách đây 31 năm. Bắc Kinh khẳng định hội nghị thượng đỉnh hôm nay mang “ý nghĩa rất quan trọng”.
Video đang HOT
Theo số liệu chính thức của Bắc Kinh, giao thương giữa Trung Quốc với các nước Trung Á đạt 70 tỷ USD vào năm 2022 và trong quý I/2023 đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc – nước tiêu thụ năng lượng nhiều thứ hai thế giới – đã đầu tư hàng tỷ USD vào các mỏ khí tự nhiên tại Trung Á, trong khi hệ thống tuyến đường sắt đã kết nối Trung Quốc với khu vực này của châu Âu.
Các chuyên gia dự báo tại hội nghị này, các bên sẽ nỗ lực đạt các thỏa thuận để mở rộng mạng lưới rộng lớn này hơn nữa, bao gồm một tuyến đường sắt nối Trung Quốc với Kyrgyzstan và Uzbekistan trị giá 6 tỷ USD và mở rộng đường ống dẫn khí từ Trung Á tới Trung Quốc.
Theo kế hoạch, một sự kiện truyền thông sẽ được tổ chức vào sáng 19/5, với sự tham dự của cả 6 nhà lãnh đạo và nhân sự kiện này có thể sẽ ra tuyên bố chung.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo của Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã có những cuộc hội đàm song phương đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc. Tại các cuộc gặp, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng tăng cường mức độ hợp tác ở nhiều lĩnh vực trên nền tảng tình hữu nghị lâu dài, đoàn kết và cùng có lợi, đồng thời phát triển hợp tác toàn diện để đóng góp vào sự tăng trưởng chung của Trung Quốc với các nước láng giềng.
Ông Tập Cận Bình tiết lộ kế hoạch phát triển lớn với 5 nước Trung Á
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 19.5 đã tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng nhằm giúp nâng Trung Á lên tầm phát triển mới, theo Reuters.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á ở thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng phối hợp các chiến lược phát triển với 5 quốc gia Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, đồng thời nỗ lực chung để thúc đẩy hiện đại hóa cả 6 quốc gia.
"Thế giới cần một Trung Á ổn định, thịnh vượng, hài hòa và kết nối tốt", Chủ tịch Tập phát biểu. Ông còn nói rằng 6 nước cần phản đối "sự can thiệp từ bên ngoài" vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực và duy trì lập trường không khoan nhượng đối với chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á ở Tây An ngày 19.5. Ảnh Reuters
"Trung Quốc sẵn sàng giúp các nước Trung Á cải thiện việc thực thi pháp luật, an ninh và xây dựng năng lực quốc phòng", ông Tập phát biểu tiếp. Cũng theo nhà lãnh đạo, Trung Quốc và các nước Trung Á nên tăng cường lòng tin chiến lược lẫn nhau và luôn đưa ra "sự hỗ trợ rõ ràng và mạnh mẽ" cho nhau về các vấn đề lợi ích cốt lõi như chủ quyền, độc lập và sự phát triển lâu dài.
Ông Tập cho biết thêm Trung Quốc sẽ nâng cấp các hiệp định đầu tư song phương với các nước Trung Á và nâng cao khối lượng vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới với khu vực một cách toàn diện. Bắc Kinh cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp do Trung Quốc tài trợ ở Trung Á tạo thêm việc làm tại địa phương, xây dựng các nhà kho ở nước ngoài trong khu vực và triển khai dịch vụ xe lửa đặc biệt nhằm thúc đẩy du lịch văn hóa với Trung Á, theo ông Tập.
Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Trung Á đạt mức kỷ lục 70 tỉ USD vào năm ngoái, trong đó Kazakhstan dẫn đầu với 31 tỉ USD, khi Trung Quốc tìm kiếm các liên kết kinh tế sâu sắc hơn nhằm đạt được an ninh năng lượng và lương thực lớn hơn.
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại thành phố Tây An đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả là một chiến thắng trong chính sách ngoại giao khu vực của Trung Quốc, với việc các nhà lãnh đạo của Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan trước đó đã cam kết ủng hộ Bắc Kinh và thắt chặt hợp tác song phương.
Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á diễn ra gần như cùng lúc với Hội nghị thượng đỉnh G7. Ảnh Reuters
Tình đoàn kết của các nước láng giềng Trung Á dành cho Trung Quốc dự kiến sẽ tương phản rõ rệt với thái độ đối với Bắc Kinh mà các nhà lãnh đạo Nhóm G7 (gồm Nhật Bản, Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức và Ý) sẽ thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh ở thành phố Hiroshima (Nhật) từ ngày 19-21.5, theo Reuters.
Những ưu tiên của Trung Quốc tại Trung Á Trung Quốc sẽ đón tiếp lãnh đạo từ năm quốc gia Trung Á để thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại với khu vực này. Quảng trường Registon ở thủ đô Uzbekistan. Ảnh: Duy Trinh - PV TTXVN tại Nga Kênh DW (Đức) đánh giá Trung Á đang ngày càng nổi bật hơn trong các vấn đề quốc tế và thương...