Khai mạc hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực quản lý văn học nghệ thuật
Sáng 10-9 tại TPHCM, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương khai mạc hội nghị tập huấn nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lý, lãnh đạo văn học nghệ thuật, với sự tham gia của 267 đại biểu đến từ các tỉnh thành khu vực phía Nam.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM tham dự và phát biểu tại hội nghị.
Văn nghệ chào mừng hội nghị. Ảnh: CAO THĂNG
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương nhấn mạnh vai trò của văn học nghệ thuật. Đồng thời khẳng định trong quá trình lãnh đạo cách mạng gần 90 năm qua, Đảng luôn coi trọng công tác lãnh đạo chỉ đạo, không ngừng đổi mới, hoàn thiện tư duy lý luận, đường lối quan điểm về văn hóa, văn học nghệ thuật.
Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm được vẫn còn những khuyết điểm yếu kém. Nghị quyết của Đảng đã nhìn nhận, một trong những hạn chế là năng lực lãnh đạo chỉ đạo quản lý của các cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước bộc lộ những bất cập, hạn chế, chậm đổi mới, chưa lường hết những tác động của mặt trái của kinh tế thị trường, dẫn đến lúng túng thụ động… Một bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa văn nghệ thiếu hiểu biết về văn học nghệ thuật, ít học tập, ngại tiếp xúc nên hiệu quả lãnh đạo quản lý còn thấp.
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: CAO THĂNG
Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ cho biết đây là hội nghị thứ 19 được Hội đồng tổ chức. Đại biểu tham dự hội nghị là lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy phụ trách mảng văn hóa văn nghệ, lãnh đạo các hội văn học nghệ thuật ở địa phương, cán bộ chuyên nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật, các phóng viên biên tập viên phụ trách mảng văn hóa văn nghệ của các cơ quan báo chí xuất bản, giáo viên tại các trường….
Đồng chí Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh mục tiêu của hội nghị là giúp học viên củng cố và nắm quan điểm đường lối phát triển văn học nghệ thuật của Đảng và Nhà nước, kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 9 khóa XI về xây dựng phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, nắm bắt thực tiễn đời sống văn hóa nghệ thuật nói chung, thực trạng định hướng phát triển lý luận, phê bình văn học nghệ thuật nói riêng, đấu tranh chống những quan điểm sai trái trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Đồng thời xây dựng và nâng cao khả năng xử lý các vấn đề thực tiễn…
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: CAO THĂNG
Video đang HOT
Phát biểu chào mừng hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho rằng đây là dịp giúp TPHCM tự đánh giá, rà soát đánh giá thêm công tác lãnh đạo quản lý của mình trên lĩnh vực quản lý, phát triển văn học nghệ thuật. Đồng chí Bí thư Thành ủy điểm lại những nét chính trong sự phát triển kinh tế xã hội của TPHCM những năm qua. Trong đó, đồng chí nhấn mạnh, để đạt được những kết quả như hiện nay, đóng góp cho sự phát triển chung của cả nước là nhờ năng suất lao động của TP cao gần 3 lần cả nước, và nhờ vào truyền thống sáng tạo của TP hàng trăm năm qua.
Đồng chí lý giải truyền thống sáng tạo ấy có phần đóng góp rất lớn của con người đặc biệt là Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt. Ông đã cảm hóa những đạo quân trộm cướp thành người bảo vệ cho Thành, tiếp nhận người nhập cư từ khắp nơi, người truyền đạo từ phương Tây… Chính vì sự chấp nhận, không kỳ thị những điều khác biệt là tiền đề để cái mới nảy sinh và trở thành truyền thống tốt đẹp của mảnh đất Gia Định – Sài Gòn – TPHCM.
Đồng chí cũng thông tin thêm về những thách thức mà TPHCM đang phải đối mặt và những chuyên đề mà TPHCM đang thực hiện để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ sắp tới. Đồng chí Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, ngoài những nội dung trên thì TPHCM cũng khẳng định vai trò của văn hóa, văn học nghệ thuật đối với sự phát triển của TP. Hiện nay TP có 9 hội văn học nghệ thuật đang hoạt động với hơn 5.500 hội viên. Nhiều năm qua, Đài Truyền hình TP đã tổ chức chương trình lý luận phê bình văn nghệ, phát sóng mỗi tháng một lần đến nay đã được 39 chương trình. Lãnh đạo TP cũng thường xuyên gặp gỡ văn nghệ sĩ thông qua đầu mối là Ban Tuyên giáo để lắng nghe tâm tư và hiến kế của các văn nghệ sĩ.
“TPHCM coi văn hóa là động lực, coi gia đình là tế bào phát triển”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu trao đổi tại hội nghị. Ảnh: CAO THẲNG
Hội nghị sẽ diễn ra trong ba ngày từ ngày 10 đến ngày 12-9 tại TPHCM, với các chuyên đề Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái trong lĩnh vực văn học nghệ thuật; Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 33 của Ban chấp hành trung ương Đảng về Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Định hướng xây dựng và phát triển lý luận văn học nghệ thuật; chuyên đề về tình hình điện ảnh, tình hình sân khấu hiện nay.
MAI HOA
Theo SGGP
Báo chí đồng hành cùng TP. Hồ Chí Minh trong đột phá cải cách hành chính
Phát biểu tại Tọa đàm "Báo chí - Xuất bản đồng hành cùng Thành phố trong đột phá cải cách hành chính", đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Báo chí tiếp tục phát hiện những mô hình, sáng kiến hay trong cải cách hành chính để cổ vũ, nhân rộng. Đối với các nơi chưa thực hiện tốt, báo chí cũng cần thông tin kịp thời.
Ngày 4/9, tại Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố, Hội Nhà báo Thành phố phối hợp tổ chức Tọa đàm "Báo chí - Xuất bản đồng hành cùng Thành phố trong đột phá cải cách hành chính" được tổ chức.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh trao đổi với các đại biểu bên lề Tọa đàm
Đến tham dự và chủ trì Tọa đàm có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Phan Nguyễn Như Khuê, Thành ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố; Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố; Trần Trọng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố.
Tham dự Toạ đàm còn có các đồng chí: Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; Phan Xuân Biên, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; lãnh đạo một số cơ quan báo chí Trung ương đóng trên địa bàn; lãnh đạo một số sở, ngành, quận-huyện Thành phố; lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản Thành phố cùng các phóng viên, nhà báo trên địa bàn Thành phố.
Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Văn Minh cho biết: Cải cách hành chính (CCHC) là một trong nhiều nội dung được Đảng bộ Thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm năm 2019. Thời gian qua, các cơ quan báo chí Thành phố và một số cơ quan báo chí Trung ương đã tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức và nội dung phong phú, đa dạng về chủ trương, kế hoạch của Thành phố thực hiện "Năm đột phá CCHC và thực hiện Nghị quyết số 54 của Quốc hội". Qua đó, giúp cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp Thành phố hiểu rõ quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền Thành phố để cùng xác định tâm thế tham gia tích cực. Phóng viên các cơ quan báo chí cũng thường xuyên bám sát thực tiễn đời sống xã hội, gắn bó thường xuyên với các bộ phận giải quyết thủ tục hành chính của địa phương, đơn vị; tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp để kịp thời tuyên truyền những nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng như kịp thời phản ánh những tồn tại, hạn chế gây phiền hà, nhũng nhiễu trong khi giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ, công chức và những rào cản, bất cập trong cơ chế, chính sách. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí đã chủ động tổ chức các diễn đàn, chuyên trang, chuyên mục về CCHC để tiếp nhận những mô hình, giải pháp hay, hiệu quả từ các chuyên gia, nhà quản lý. Qua đó, giúp các địa phương, các đơn vị có điều kiện tham khảo, vận dụng.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Lê Văn Minh mong muốn, tại Tọa đàm lần này, các đại biểu tập trung thảo luận xoay quanh chủ đề của Hội thảo; chia sẻ các mô hình, giải pháp, cách làm sáng tạo, hiệu quả nhằm cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; đồng thời qua Tọa đàm, tìm giải pháp tuyên truyền các thành tựu cải cách hành chính của Thành phố, những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền Thành phố trong công tác xây dựng chính quyền hiệu quả để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Đồng chí Phan Xuân Biên, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm
Báo chí Thành phố phải phản ánh thực tiễn sinh động
Tại buổi tọa đàm, đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND Thành phố chia sẻ, TP Hồ Chí Minh là nơi có nhiều cơ quan báo chí, nơi có đội ngũ những người làm báo đông, xông xáo, chuyên nghiệp. Trước yêu cầu và sự đòi hỏi phát triển mạnh mẽ của Thành phố, hơn lúc nào hết, báo chí đang được đòi hỏi cao - là lực lượng đồng hành tin cậy, cổ vũ cho những nhân tố mới, đề xuất giải pháp sáng tạo...góp phần đắc lực đưa Thành phố đi lên.
TP Hồ Chí Minh là nơi có thực tiễn sinh động, báo chí Thành phố phải phản ánh thực tiễn sinh động ấy. Điều đó tùy thuộc rất lớn vào khả năng lăn lộn thực tiễn, khai thác, xử lý thông tin và bản lĩnh của người làm báo.
Báo chí đồng hành cùng chính quyền Thành phố trong đột phá cải cách hành chính là đồng hành trong việc cùng Thành phố đề xuất tháo gỡ những khó khăn, ách tắc từ những quy định của pháp luật hiện hành. Đồng chí Phạm Phương Thảo cho rằng, báo chí đồng hành cùng Thành phố là nội dung quan trọng, có thể mở chuyên trang, chuyên mục, những diễn đàn, những điểm nhấn mời gọi và thu hút sự tham gia trao đổi, góp ý, phản biện xây dựng và đề xuất giải pháp từ chuyên gia, nhà khoa học, quản lý và hoạt động thực tiễn...
Đồng thời, đồng chí Phạm Phương Thảo cũng bày tỏ mong muốn lãnh đạo Thành phố tạo điều kiện để báo chí có thêm thông tin, có cơ hội cùng lắng nghe, trao đổi và xử lý các vấn đề đặt ra một cách thuyết phục, hiệu quả nhằm tạo đồng thuận, thúc đẩy phát triển.
Đồng tình với quan điểm của đồng chí Phạm Phương Thảo, đồng chí Phan Xuân Biên, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng: Báo chí đồng hành cùng Thành phố trong đột phá CCHC đòi hỏi báo chí cần nhập cuộc nhiệt thành, "đóng đúng vai", đưa ý chí và tri thức về cải cách hành chính vào cuộc sống trở thành khát vọng, trách nhiệm của nhân dân, tạo nên sự đồng thuận xã hội về chương trình quan trọng này. Bên cạnh đó, báo chí phải có và thực hiện đúng chuyên môn nghiệp vụ cao, phương pháp tác nghiệp hiện đại, hấp dẫn độc giả. Tuy nhiên, không chỉ có chuyên môn, nghiệp vụ, nhà báo phải có bản lĩnh, trung thực, thẳng thắn, luôn thẩm thấu lời dạy của Bác Hồ "viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì..."
"TP Hồ Chí Minh có nhiều nhà báo giỏi thuộc nhiều thế hệ... Lực lượng đông đảo nhà báo cần không ngừng được nâng cao bản lĩnh, trình độ, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân... tránh lo "bình thiên hạ" mà "quên mình" - đồng chí Phan Xuân Biên chia sẻ.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Tọa đàm.
TP Hồ Chí Minh không để thiếu thông tin về CCHC cho các cơ quan báo chí
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã hoan nghênh các cơ quan báo chí tuyên truyền, phản ánh về công tác CCHC trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt, một số cơ quan báo chí còn tổ chức các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về công tác này.
Theo đồng chí, hiện nay, một trong những vấn đề gây cản trở đối với sự phát triển của Thành phố là công tác CCHC không đạt yêu cầu, chưa thật sự như mong muốn. Đây cũng chính là điểm nghẽn, chưa phát huy được nguồn lực của người dân, doanh nghiệp nên phải được tập trung tháo gỡ.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân mong muốn báo chí luôn đồng hành cùng Thành phố trong đột phá cải cách hành chính, tiếp tục phát hiện những mô hình, sáng kiến hay, hiệu quả trong lĩnh vực CCHC để cổ vũ, nhân rộng; báo chí tiếp tục tham gia phản ánh sâu rộng hơn nữa kết quả CCHC đến người dân, doanh nghiệp. Mặc khác, đối với các nơi chưa thực hiện tốt công tác CCHC thì báo chí cũng cần thông tin kịp thời, để tạo tác dụng cảnh báo, từ đó khắc phục các hạn chế, yếu kém.
Để hỗ trợ cho hoạt động tác nghiệp của báo chí, bên cạnh các cơ quan, đơn vị liên quan trực tiếp thì Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh tiếp nhận, cung cấp thông tin cho báo chí. Cùng với đó, chính quyền các cấp của Thành phố phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí. Yêu cầu đặt ra là TP Hồ Chí Minh không để thiếu thông tin về CCHC cho các cơ quan báo chí.
"Chính quyền khẳng định đã làm hay, làm tốt nhưng người dân, doanh nghiệp vẫn không hài lòng thì rõ ràng công tác CCHC chưa đạt yêu cầu", đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh. Trong các giải pháp như về ứng dụng công nghệ, chuẩn hóa quy trình... thì việc ghi nhận sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là giải pháp tập trung, nhằm tạo thúc đẩy thật sự trong công tác CCHC. Kết quả hài lòng của người dân cũng chính là thước đo hiệu quả trong công tác CCHC.
Đồng chí bày tỏ mong muốn báo chí qua tác nghiệp, đánh giá được người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi gì, mức độ hài lòng đến đâu qua những đột phá về cải cách hành chính mà chính quyền Thành phố đã và đang thực hiện.
Tại Tọa đàm lần này, Ban tổ chức đã nhận được 45 bài tham luận. Các tham luận tập trung vào 3 nội dung: Báo chí - Xuất bản với vai trò tuyên truyền, cổ vũ công cuộc CCHC; Một số nội dung CCHC đã thực hiện tại các địa phương, cơ quan, đơn vị; Các giải pháp để làm tốt công tác CCHC trong thời gian tới trên địa bàn TP Hồ Chí Minh./.
Tin, ảnh: V.Lê
Theo ĐCSVN
Đoàn cán bộ cấp cao TPHCM thăm, làm việc tại Singapore và Indonesia Hôm nay 21-8, đoàn cán bộ cấp cao TPHCM do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, dẫn đầu bắt đầu chuyến thăm, làm việc tại Singapore và Indonesia. Chuyến thăm và làm việc diễn ra trong bối cảnh Việt Nam là đối tác chiến lược của Singapore, Indonesia và cả 3 nước đều là...