Khai mạc hội nghị quốc tế về an ninh tại thành phố St. Petersburg (Nga)
Ngày 23/4, hội nghị quốc tế về an ninh đã khai mạc tại thành phố St. Petersburg của Nga, quy tụ đại diện cấp cao về an ninh của các nước.
Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 25/4.
Tham dự cuộc họp là các thư ký hội đồng an ninh, cố vấn an ninh quốc gia, các phó thủ tướng liên quan, người đứng đầu các cơ quan an ninh và các cơ quan đặc biệt, cũng như đại diện của các tổ chức quốc tế.
Một góc thành phố St. Petersburg. Ảnh minh họa: Euronews
Sự kiện kéo dài 3 ngày tập trung vào đảm bảo cung cấp an ninh thông tin trong bối cảnh thế giới phân cực. Chương trình nghị sự cũng bao gồm vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống như một yếu tố không thể thiếu trong việc hỗ trợ an ninh, hòa bình và ổn định quốc tế.
Ngoài ra, đại diện của các nước sẽ thảo luận về hợp tác nhằm ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp cũng như bảo vệ người dân trong các cuộc xung đột và các tình huống khẩn cấp do thảm họa. Theo kế hoạch, một số cuộc gặp song phương sẽ diễn ra bên lề hội nghị.
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga, ông Nikolai Patrushev đã gặp gỡ các đối tác tại hội nghị an ninh quốc tế này. Tại cuộc gặp với ông Trần Văn Thanh ( Chen Wenqing), Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong ngày 23/4, ông Patrushev cho biết Nga mong muốn tiếp tục đối thoại nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan tình báo, kể cả trong khuôn khổ tham vấn về an ninh công cộng, luật pháp và trật tự.
Hội nghị được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội đồng An ninh Nga kể từ năm 2010 và năm nay là cuộc họp lần thứ 12 theo hình thức như vậy. Hội nghị năm ngoái diễn ra ở vùng thủ đô Moskva, với sự tham gia của đại diện hơn 100 quốc gia.
Hòa bình Ukraine còn lâu mới đạt được khi nhân vật chủ chốt vắng mặt
Tại Davos, Ukraine đang cố gắng xua tan sự mệt mỏi vì chiến sự mà ít nhiều các đồng minh đang cảm nhận.
Video đang HOT
Thị trấn nghỉ mát Davos nổi tiếng của Thụy Sĩ là bối cảnh cho một cuộc họp quan trọng của các cố vấn an ninh toàn cầu, được triệu tập để thảo luận về công thức hòa bình cho Ukraine.
Cuộc họp hôm 14/1, diễn ra ngay trước thềm hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, nhấn mạnh quyết tâm quốc tế trong việc giải quyết một trong những vấn đề an ninh cấp bách nhất của thời đại: Cuộc xung đột đang diễn ra gay gắt giữa Ukraine và Nga.
Đề xuất hòa bình gồm 10 điểm do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là tâm điểm của các cuộc thảo luận với sự tham gia của 83 phái đoàn đại diện cho các quốc gia và tổ chức quốc tế, bao gồm 18 đối tác từ châu Á và 12 đối tác từ châu Phi, Bloomberg dẫn thông tin của Liên minh châu Âu (EU) cho biết. Nga không được mời, và đồng minh quan trọng nhất của Moscow là Trung Quốc không tham dự.
Tuy nhiên, hội nghị cấp cố vấn an ninh quốc gia đã kết thúc ở Davos mà không có đường hướng rõ ràng nào phía trước, giống như 3 hội nghị tương tự trước đó tại Copenhagen (Đan Mạch), Jeddah (Ả Rập Xê-út) và Malta vào năm 2023.
Nỗ lực xua tan sự mệt mỏi vì chiến sự
Tại một cuộc họp báo sau hội nghị hôm 14/1, trợ lý Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak, cho biết Ukraine không bị các đối tác gây áp lực để thảo luận về việc nhường lãnh thổ cho Nga để đổi lấy hòa bình, gần 2 năm đã trôi qua kể từ thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở quốc gia Đông Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết việc quay trở lại đường biên giới năm 1991 vẫn là mục tiêu chiến lược của Ukraine. Điều đó sẽ bao gồm Crimea, bán đảo mà Nga sáp nhập năm 2014.
Nhìn chung, Ukraine đặt mục tiêu tận dụng cuộc họp mặt thường niên của các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh tại Davos - WEF Davos, diễn ra từ ngày 15-19/1, để làm mới sự ủng hộ và chú ý của quốc tế đối với cuộc chiến của Kiev chống lại Moscow. Các quan chức Ukraine đang cố gắng xua tan sự mệt mỏi vì chiến sự mà ít nhiều các đồng minh đang cảm nhận.
Ông Andriy Yermak (trái), người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, và Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis, tham gia cuộc họp lần thứ 4 của các cố vấn an ninh quốc gia (NSA) về công thức hòa bình cho Ukraine, tại Davos, Thụy Sĩ, ngày 14/1/2024. Ảnh: The Guardian
Hơn 50 nhà báo đã hồi hộp chờ đến phút chót mới biết địa điểm tổ chức cuộc họp báo do an ninh được thắt chặt xung quanh cuộc đàm phán hòa bình. Mức độ an ninh cao cũng có thể được cảm nhận trên đường phố với sự hiện diện dày đặc của cảnh sát và quân đội. Không phận phía trên Davos đã bị đóng cửa kể từ ngày 12/1.
Tiếp nối các nỗ lực ngoại giao, vào ngày 15/1, Tổng thống Ukraine Zelensky sẽ tới thủ đô Bern để gặp những người đứng đầu cả 2 viện của Quốc hội Thụy Sĩ, Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd và các lãnh đạo cấp cao khác của quốc gia vùng Alps.
Vào ngày 16/1, ông Zelensky sẽ đến Davos dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Phái đoàn Ukraine cũng sẽ tổ chức các cuộc thảo luận bàn tròn với các nhà đầu tư và CEO, tập trung vào việc tái thiết đất nước thời hậu chiến và việc sử dụng các tài sản bị đóng băng của Nga.
Nhân vật chủ chốt vắng mặt
Đồng chủ trì hội nghị hòa bình Ukraine ở Davos hôm 14/1 bên cạnh ông Yermak, Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis cho biết, không có giải pháp thay thế nào khác cho các cuộc đàm phán "ảnh hưởng đến số phận của hành tinh".
"Người dân Ukraine rất cần hòa bình sau gần 2 năm giao tranh. Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để giúp Ukraine chấm dứt cuộc chiến này", ông Cassis nói.
Cả ông Yermak và ông Cassis đều nhấn mạnh rằng dấu hiệu thành công của cuộc đàm phán hòa bình ở Davos là số lượng quốc gia tham gia ngày càng tăng. Ngoài các cố vấn an ninh quốc gia từ Mỹ và nhiều nước châu Âu, còn có đại diện từ Argentina và các nước thành viên BRICS là Brazil, Ấn Độ, Ả Rập Xê-út, và Nam Phi.
Theo Ngoại trưởng Cassis, việc có các quốc gia này cùng tham gia là rất quan trọng để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các mối liên hệ với Nga và tìm ra "những cách sáng tạo để thoát khỏi cuộc chiến này". Ukraine hiện đang lên kế hoạch tổ chức các hội nghị tương tự ở châu Mỹ Latinh và châu Phi.
Phái đoàn Ukraine dự họp báo sau hội nghị quốc tế ở Davos bàn về công thức hòa bình cho Ukraine, ngày 14/1/2024. Ảnh: Daily News Record
Nhân vật chủ chốt vắng mặt trong các cuộc đàm phán về công thức hòa bình Ukraine là Trung Quốc - quốc gia đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Nga. Ông Yermak chỉ ra rằng Bắc Kinh đã cử đặc phái viên tới Kiev và có đại diện trong cuộc đàm phán trước đó ở Jeddah.
"Trung Quốc là một quốc gia quan trọng và có ảnh hưởng", ông Yermak nói. "Chúng tôi sẽ tìm cách lôi kéo Trung Quốc tham gia". Không có xác nhận nào về việc Tổng thống Zelenksy và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) có gặp nhau trong khuôn khổ WEF ở Davos vào tuần này hay không.
Trong cuộc họp báo, ông Cassis cho biết các cuộc đàm phán như thế này còn lâu mới có thể chấm dứt chiến sự. Ông thừa nhận không thể có hòa bình nếu không có Nga ngồi vào bàn đàm phán. Ông nói: "Bằng cách này hay cách khác, Nga sẽ phải tham gia. Sẽ không có hòa bình nếu không có lời nói của Nga".
Moscow đã bác bỏ công thức hòa bình Ukraine là vô lý vì nó không bao gồm sự tham gia của Nga, theo Reuters.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Thụy Sĩ nói rõ rằng mục tiêu của các cuộc đàm phán không phải là làm hài lòng Nga mà là tạo ra sự hiểu biết chung giữa các quốc gia về kế hoạch hòa bình 10 điểm và xem "khi nào và bằng cách nào chúng ta có thể thuyết phục được Nga tham gia".
Nga, Iran hợp tác lâu dài về an ninh và thực thi pháp luật Hãng thông tấn nhà nước IRNA của Iran đưa tin ngày 28/6, cảnh sát nước này và Lực lượng Vệ binh quốc gia Nga đã ký một bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác lâu dài trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật. Bản ghi nhớ này được Cảnh sát trưởng Iran Ahmad Reza Radan và Chỉ huy Lực lượng...