Khai mạc Hội nghị Nước Liên hợp quốc năm 2023
Ngày 22/3 (theo giờ New York), Hội nghị Nước Liên hợp quốc (LHQ) năm 2023 đã khai mạc tại trụ sở LHQ, nêu bật cam kết của cộng đồng quốc tế đối với một trong những vấn đề lớn của thế giới hiện nay.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Trẻ em lấy nước tại vòi nước công cộng trong trại tị nạn ở Kidjendi, đông nam Niger. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, Hội nghị Nước LHQ 2023 diễn ra từ ngày 22 – 24/3 với 5 chủ đề đối thoại chính: Nước cho sức khỏe; Nước vì sự phát triển bền vững; Nước đối với khí hậu, phục hồi và môi trường; Nước đối với sự hợp tác; và Thập kỷ hành động nước. Các phiên thảo luận nhằm hướng tới việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững trước năm 2030.
Theo LHQ, nước đóng vai trò nòng cốt và vô cùng quan trọng đối với sự sống trên hành tinh, trong đó có sự phát triển bền vững hiện nay cũng như trong tương lai; tiếp cận nguồn nước sạch và an toàn là quyền cơ bản nhất của con người.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thế giới đã trải qua nhiều thập kỷ quản lý sai và lạm dụng nguồn nước, khiến nước giờ đây trở thành một vấn đề cấp bách, đe dọa nhiều khía cạnh của cuộc sống và ảnh hưởng tới hàng tỷ người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên quan trọng này.
Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu càng khiến nước ảnh hưởng sâu sắc hơn đến các nền kinh tế, xã hội và môi trường trên thế giới. Hơn 80% nước thải ra môi trường mà không được xử lý hoặc tái sử dụng. Gần 3/4 số vụ thảm họa những năm gần đây liên quan đến nước, gây thiệt hại kinh tế gần 700 tỷ USD trong vòng 20 năm qua.
Cuộc khủng hoảng nước hiện nay là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia. Đại dịch COVID-19 càng phơi bày thêm những lỗ hổng chung của thế giới trong vấn đề khai thác, quản lý và sử dụng nguồn nước. LHQ nhấn mạnh nếu không khẩn trương hành động và có một chu trình quản lý nước hiệu quả ngay từ bây giờ, sức khỏe con người và môi trường thế giới sẽ đối mặt với khủng hoảng và một tương lai bền vững, công bằng sẽ vẫn nằm ngoài tầm với.
Dự kiến, Hội nghị Nước LHQ sẽ thông qua Chương trình Hành động nước 2023.
Tình trạng hạn hán ngày càng trầm trọng tại Italy
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 9/3, chính quyền lưu vực sông Po thông báo các nguồn nước ở phía Bắc Thung lũng sông Po, miền Bắc Italy, đang chịu áp lực ngày càng tăng do hạn hán kéo dài.
Sông Po ở Boretto, đông bắc Parma, Italy, khô cạn do hạn hán ngày 15/6/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo của chính quyền sở tại nêu rõ cuộc khủng hoảng nước vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" ở phần lớn khu vực thung lũng sông Po, đặc biệt là tại các vùng Piedmont và Lombardy. Tình trạng thiếu nước ở hai vùng này càng trở nên nghiêm trọng hơn trong những tuần gần đây do hạn hán kéo dài. Hạn hán là mối quan ngại đặc biệt trong những tháng tới.
Cùng ngày, Liên đoàn các công ty nước, môi trường, năng lượng và khí đốt Italy (Utilitalia) cho biết 19 thành phố tại Piedmont đang phải đối mặt với mức độ thiếu nước cao nhất, tăng so với 7 thành phố trước đó. Xét lượng mưa dự kiến trong những tuần tới, tình hình có thể còn xấu hơn. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đang diễn ra ở một số khu vực quan trọng và cơ quan chức năng đã điều động xe bồn chở nước bổ sung cho các hồ chứa.
Lượng mưa và tuyết rơi thấp trong mùa đông năm nay càng làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã khó khăn sau đợt hạn hán nghiêm trọng và các đợt nắng nóng kéo dài mà Italy phải hứng chịu vào mùa hè năm ngoái. Ngoài ra, nhiệt độ mùa đông ấm hơn cũng khiến tuyết tan, hiện tượng đáng lo ngại vì tuyết là nguồn cung cấp nước quan trọng vào mùa xuân và mùa hè khi băng tan đảm bảo nguồn cung cấp nước trong những tháng cần thiết nhất.
Hội đồng Nghiên cứu quốc gia (CNR) của Italy cho biết lượng mưa ở miền Bắc nước này đã giảm 40% trong năm 2022 và việc không có mưa từ đầu năm 2023 đến nay rất nghiêm trọng.
Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Italy Luca Mercalli, cho biết: "Không có gì thay đổi kể từ năm 2022. Nước sông Po vẫn cạn. Nếu năm nay tiếp tục không có mưa xuân, thì đây sẽ là lần đầu tiên Italy không có mưa xuân trong 2 năm liên tiếp".
Ngày 1/3 vừa qua, Chính phủ Italy đã quyết định thành lập một lực lượng đặc nhiệm trực thuộc Văn phòng Thủ tướng để giám sát việc soạn thảo kế hoạch hành động nhằm giải quyết các tác động của tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Trong kế hoạch này có chiến dịch nâng cao nhận thức về việc sử dụng nguồn nước một cách có trách nhiệm, chuẩn bị cho năm hạn hán thứ hai liên tiếp tại quốc gia này.
Theo kế hoạch, chính phủ sẽ bổ nhiệm một ủy viên đặc biệt có quyền hành pháp. Chính phủ cũng đang chuẩn bị một nghị định mới nhằm đơn giản hóa các thủ tục liên quan các biện pháp can thiệp cần thiết để giải quyết tình trạng khẩn cấ do khủng hoảng nước.
Các chuyên gia cho biết lần gần đây nhất Italy trải qua 2 năm hạn hán liên tiếp là các năm 1989 - 1990, nhưng tình hình hiện nay nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, Hiệp hội nông dân Italy (Coldiretti) thông báo tình trạng khan hiếm nước đang ảnh hưởng tới 300.000 trang trại.
Theo các nhà khoa học, các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, bão mạnh, lũ lụt và hạn hán đang xuất hiện thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu.
Nigeria: Xung đột cộng đồng khiến 18 người thiệt mạng Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 5/11, giới chức bang Benue ở miền Trung Nigeria cho biết 18 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa các cộng đồng chăn gia súc và nông dân ở bang này. Binh sĩ Nigeria tuần tra tại thị trấn Banki. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN Vào tối hôm 3/11 theo giờ địa phương,...