Khai mạc Hội nghị Nhà báo Thế giới 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hội nghị Nhà báo Thế giới 2023 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề “Lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số và vai trò của báo chí đối với sự phát triển khu vực” đã khai mạc tại Seoul ngày 25/4.
Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức sau 4 năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19 và là hội nghị lần thứ 11.
Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc Kim Dong Hoon phát biểu khai mạc hội nghị Ảnh: Nguyễn Yến/Vietnam
Tham dự hội nghị có 70 nhà báo đến từ 50 quốc gia trên thế giới. Hội Nhà báo Việt Nam đã cử 2 đại diện tham dự sự kiện này.
Video đang HOT
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội Nhà báo Hàn Quốc Kim Dong-hoon nhấn mạnh: “Chúng ta hiện đang sống trong thời đại mà bất cứ ai cũng có thể truy cập tin tức và các thông tin cần thiết mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh. Những điều không thể tưởng tượng chỉ vài năm trước đây đã trở thành hiện thực. Khoa học và công nghệ kỹ thuật số đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta không chuẩn bị cho tương lai của mình, báo chí có thể phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng chưa từng có.”
Chủ tịch Quỹ Báo chí Hàn Quốc Pyo Wan-soo nêu rõ hội nghị là cầu nối để nhà báo từ khắp nơi trên thế giới phản ánh, chia sẻ ý tưởng, tranh luận và cùng hợp tác. Ông bày tỏ tin tưởng rằng các đề xuất khác nhau liên quan đến phát triển khu vực và thiết lập hòa bình sẽ được các nhà báo trên toàn thế giới trình bày để cùng hình thành một nền tảng hiểu biết chung.
Ngay trong ngày 25/4, các nhà báo đã tham gia 2 phiên thảo luận về các nội dung “Thách thức của báo chí đối với sự phát triển của khu vực” và “Lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số và tương lai của báo chí”. Ông Pyo Wan-soo cho rằng ngành báo chí đã bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới khi vượt qua giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số và hiện đang chứng kiến sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (Al). Hiện vẫn chưa rõ liệu những thay đổi này sẽ dẫn đến khủng hoảng hay cơ hội cho lĩnh vực báo chí, nhưng điều rõ ràng là việc “xác minh” đúng cách của con người đối với các công nghệ mới như ChatGPT đã trở nên rất quan trọng. Đây có thể là mô hình lãnh đạo và chức năng của báo chí mà thế giới cần trong thời đại ngày nay.
Hội nghị các nhà báo thế giới khai mạc tại Seoul, Hàn Quốc Ảnh: Nguyễn Yến/Vietnam
Hội nghị Báo chí Thế giới năm 2023 được tổ chức với nhiều chương trình khác nhau như hội thảo, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, các bài giảng đặc biệt, các chuyến tham quan khu vực và thăm khu phi quân sự (DMZ) trên Bán đảo Triều Tiên. Trong thời gian diễn ra sự kiện từ ngày 24-29/4, các nhà báo sẽ có cơ hội tham dự nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc. Các nhà báo sẽ đến thăm các thành phố lớn như Gyeonggi, Suwon, Busan và Incheon.
Hội nghị Nhà báo Thế giới được tổ chức thường niên với nhiều chủ đề khác nhau như các vấn đề về báo chí, hòa bình thế giới và môi trường. Hội nghị đã trở thành sự kiện lớn trên thế giới thu hút đông đảo các nhà báo tham dự.
Hội Nhà báo Hàn Quốc được thành lập năm 1964 với hơn 10.000 thành viên đến từ 203 tổ chức, là các cơ quan báo chí, các đài phát thanh truyền hình, các công ty viễn thông và Internet.
Nhật Bản cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 13/4, Đại sứ Nhật Bản tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Kiya Masahiko cho biết ASEAN là đối tác quan trọng của Nhật Bản và Tokyo cam kết tăng cường hợp tác với khối này.
Đại sứ Kiya Masahiko, Phái đoàn Nhật Bản tại ASEAN trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn chính thức Antara của Indonesia, Đại sứ Kiya cho biết: "Về mặt địa chính trị, ASEAN nằm ở vị trí chiến lược kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ngoài ra, dân số ASEAN lên tới 670 triệu người và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Đây là những lý do thúc đẩy Nhật Bản tiếp tục duy trì quan hệ với ASEAN".
Theo ông Kiya, Nhật Bản là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN và đã tiến hành đối thoại không chính thức đầu tiên vào năm 1973 trước khi chính thức vào tháng 3/1977. Năm 2023 đánh dấu 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương với Hội nghị cấp cao kỷ niệm tại Tokyo vào tháng 12.
Ông Kiya cho hay Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã cam kết đóng góp, hợp tác với ASEAN trong một số lĩnh vực quan trọng như hàng hải, kết nối trong đó có việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai, và hợp tác trong các chương trình nghị sự kinh tế như phục hồi chuỗi cung ứng, công nghệ kỹ thuật số và an ninh lương thực.
Hồi đầu tháng 3 vừa qua, trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, Đại sứ Kiya cho rằng những giá trị mà ASEAN và Nhật Bản cùng chia sẻ trong 50 năm qua là hòa bình, sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Tầm nhìn này đã được thể hiện từ hơn 40 năm trước khi Thủ tướng Nhật Bản khi đó Fukuda Takeo tới thăm các nước ASEAN và có bài phát biểu chính sách đối ngoại quan trọng mà ngày nay được gọi là "Học thuyết Fukuda".
Học thuyết trên nhấn mạnh rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ trở thành cường quốc quân sự đe dọa khu vực; sẽ xây dựng mối quan hệ "từ trái tim đến trái tim" với các nước Đông Nam Á; tích cực hợp tác và ủng hộ các nỗ lực của ASEAN với tư cách là đối tác bình đẳng. Theo nhà ngoại giao này, đây là những giá trị thực tế cơ bản thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Nhật Bản-ASEAN trong suốt 50 năm qua.
ASEAN thành lập 6 nhóm công tác tài chính và tiền tệ Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 31/3, phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương ASEAN (AFMGM) lần thứ nhất năm 2023 tại Bali, Bộ trưởng Tài chính nước chủ nhà Sri Mulyani Indrawati cho biết các nước khu vực đã nhất trí thành lập 6 nhóm công tác về tài chính và...