Khai mạc Hội nghị liên bộ trưởng ngoại giao – kinh tế APEC
Chiều ngày 7/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế lần thứ 26 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã khai mạc trọng thể.
Hội nghị diễn ra dưới sự đồng chủ tọa của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành. Tham dự có các Bộ trưởng Ngoại giao và các Bộ trưởng Kinh tế của 21 nền kinh tế thành viên. Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), hai đồng Chủ tịch Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC),Tổng thư ký ASEAN, và đại diện Diễn đàn
các quốc đảo Thái Bình Dương được mời tham dự với tư cách khách mời của Hội nghị.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn nước ta tham dự Hội nghị.
Phát biểu tại Phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giaoTrung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của Hội nghị năm nay, đánh dấu chặng đường 25 năm hình thành và phát triển của Diễn đàn APEC và 20 năm thực hiện các Mục tiêu Bô-go. Những thành tưu của Diễn đàn APEC đã góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển năng động và đề cao vai trò của cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với chủ đề “ Định hình tương lai thông qua quan hệ Đối tác châu Á – Thái Bình Dương“, Hội nghị sẽ tập trung trao đổi những nội dung lớn đang đặt ra đối với APEC – đó làthúc đẩy liên kết khu vực, đẩy mạnh cải cách kinh tế và kết nối toàn diện và duy trì vị thế của Diễn đàn.
Ngay sau Phiên khai mạc, đã diễn ra Phiên họp toàn thể thứ nhất. Các Bộ trưởng khẳng định, chỉ trong khoảng thời gian 25 năm, APEC đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, thể hiện vai trò là một diễn đàn hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu ở khu vực và thế giới, quy tụ hầu hết các nền kinh tế năng động của khu vực. Diễn đàn đã phát triển mạnh mẽ, với tiềm năng hợp tác to lớn, với số lượng thành viên gia tăng từ 13 lên 21, đại diện 40% dân số, đóng góp 55% GDP và 44% thương mại toàn cầu. Với hợp tác ngày càng sâu rộng, APEC luôn đi đầu thúc đẩy thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư, các thỏa thuận thương mại tự do, liên kết khu vực …
Video đang HOT
Hội nghị nhất trí, trong tình hình mới, cần tiếp tục gia tăng hợp tác để duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, thúc đẩy hợp tác trên tinh thần tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi. Các Bộ trưởng đã đề ra nhiều biện pháp quan trọng nhằm tăng cường kết nối toàn diện, phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển bền vững, ứng phó với các thách thức toàn cầu, nhất là thiên tai, chống tham nhũng…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh chặng đường hình thành và phát triển của Diễn đàn APEC có ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng chiến lược, góp phần thúc đẩy xu thế hợp tác và liên kết đa tầng nấc cũng như sự chuyển dịch quyền lực kinh tế – chính trị từ Tây sang Đông và nâng cao vai trò của châu Á – Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Phó Thủ tướng đề nghị, trong giai đoạn mới,hợp tác và liên kết của APEC cần gắn bó chặt chẽ và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chú trọng giảm khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới và ứng phó với các thách thức toàn cầu. APEC cũng cần tiếp tục coi trọng trụ cột hợp tác kinh tế – kỹ thuật (ECOTECH), hỗ trợ nâng cao năng lực cho các thành viên đang phát triển và tính đến trình độ phát triển của các nền kinh tế thành viên trong triển khai hợp tác.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao và đề nghị các thành viên tiếp tục hỗ trợ tích cực các chương trình liên kết, kết nối tiểu vùng và khu vực,trong đó có nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, các chương trình thu hẹp khoảng cách phát triển của ASEAN lục địa và tiểu vùng Mê Công. Phó Thủ tướng khẳng định Việt Namtiếp tục cùng các thành viên nỗ lực nâng tầm liên kết khu vực và đề cao vị thế của Diễn đàn trong một châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động và thịnh vượng.
Diễn đàn APEC là một trong những cơ chế hợp tác đa phương quan trọng hàng đầu của nước ta. Tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 6 ở Kuala Lumpur, Malaysia, năm 1998, Việt Nam đã trở thành thành viên APEC và kể từ đó luôn thể hiện vai trò tích cực với nhiều đóng góp, sáng kiến. Nổi bật trong 16 năm qua là việc nước ta đăng cai tổ chức thành công Năm APEC 2006, với nhiều kết quả và dấu ấn Việt Nam trong lòng bè bạn quốc tế. Các Bộ, ngành và doanh nghiệp nước ta cũng đã tham gia tích cực vào các ủy ban, nhóm công tác và Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, chủ trì nhiều chương trình hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế – thương mại, hải quan, ứng phó thiên tai, an ninh hàng không, y tế …
Tháng 9 vừa qua, Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6 về phát triển nguồn nhân lực được tổ chức thành công tại Hà Nội, thông qua “Lộ trình APEC về phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2015-2018″. Việc nước ta đang tích cực chuẩn bị đăng cai Năm APEC 2017 thể hiện sinh động sự chủ động đóng góp của Việt Nam đối với các quan tâm chung của Diễn đàn và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
PV
Theo Dantri
Khai mạc Hội nghị quan chức cấp cao APEC tại Trung Quốc
Ngay 5/11, Hôi nghi cac quan chưc câp cao (SOM) Diên đan Hơp tac kinh tê châu A-Thai Binh Dương (APEC) đa chinh thưc khai mac tai thủ đô Băc Kinh (Trung Quôc), mơ đâu cho chuỗi sự kiện trong Tuần hội nghị cấp cao APEC diễn ra từ ngày 5-11/11.
Quang cảnh hội nghị. Nguồn: TTXVN
Hôi nghi SOM, diên ra trong 2 ngay, đươc chu tri bơi Thư trương Ngoai giao Trung Quôc Ly Bao Đông, Chu tich Hôi nghi quan chưc câp cao APEC năm 2014.
Muc đich cua hôi nghi la nhăm chuân bi cho cac sư kiên săp tơi cua APEC, trong đo co Hôi nghi Bô trương APEC, Hôi nghi thương đinh cac Tông Giam đôc (APEC CEO), Đôi thoai Hôi đông tư vân kinh doanh APEC vơi cac nha lanh đao va Hôi nghi cac nha lanh đao kinh tê APEC lân thư 22 (AELM), diên ra trong hai ngay 10-11/11 tơi.
Theo kê hoach, Chu tich Trung Quôc Tâp Cân Binh se chu tri hôi nghi AELM, co sư tham dư cua lanh đao cac nên kinh tê thanh viên APEC, trong đo co Tông thông My Barack Obama. Ngoai ra, nươc chu nha Trung Quôc cung tô chưc môt cuôc đôi thoai vê tăng cương kêt nôi vao ngay 8/11.
Tại hội nghị, với chủ đề "Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương: sáng tạo, kết nối, hội nhập, phồn vinh," 21 nền kinh tế thành viên sẽ tập trung thảo luận 3 vấn đề gồm kết nối nội khối; hình thành khu thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) và các nội dung hợp tác kinh tế-thương mại mới. Đồng thời, cùng nhìn lại những thành tựu đạt được sau 25 năm hợp tác và định hướng APEC trong thời gian tới.
Dự kiến, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 22 sẽ thông qua 15 văn kiện, trong đó có Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo cấp cao và Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng.
Tham dự Tuần Hội nghị cấp cao APEC, ngoài các nguyên thủ và quan chức cấp cao của 21 nền kinh tế thành viên, còn có hơn 1.500 doanh nhân đến từ 500 doanh nghiệp nước ngoài thuộc 20 nền kinh tế thành viên, 16 quốc gia và khu vực khác và 500 doanh nghiệp Trung Quốc; trong đó, có sự góp mặt của 130 doanh nghiệp thuộc top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp đi đầu trong mọi ngành nghề, hoạt động trong 20 lĩnh vực như chế tạo, tài chính, dịch vụ thương mại, khai khoáng và công nghệ thông tin.
APEC được thành lập năm 1989 với mục đích chính tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng trong khu vực, bao gồm 21 nền kinh tế thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.
Hội nghị cấp cao năm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi nó đánh dấu mốc hợp tác của APEC sau 25 năm. Mục tiêu tự do hóa, thuận tiện hóa thương mại-đầu tư và hợp tác kinh tế kỹ thuật được cụ thể hóa trong Tuyên bố Bogo giúp thúc đẩy kinh tế khu vực tăng trưởng nhanh chóng, hiện khu vực này chiếm tới 57% tổng lượng kinh tế và 46% tổng lượng thương mại toàn cầu.
Đáng chú ý là mức thuế quan bình quân trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã giảm 12 điểm phần trăm, tổng kim ngạch thương mại tăng gấp 8 lần, mỗi năm có gần 200 dự án hợp tác thực chất thuộc 30 lĩnh vực được triển khai. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của APEC đã tăng mạnh từ 2,5 tỷ USD năm 1994, lên 10,6 tỷ USD năm 2011.
Theo TTXVN/Vietnam
Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Sáng 26/9, Lễ khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 8 chính thức diễn ra với sự tham dự của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước... và hơn 1.000 đại biểu. Thời gian diễn ra Đại hội, các đại biểu thảo luận và thông qua Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa...